Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ tại thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU VỀ SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 13
1.1. Một số khái niệm cơ bản 13
1.2. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu của đề tài 15
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc phòng chống sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường bộ 20
Chương 2: THỰC TRẠNG SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 28
2.1. Đặc điểm tự nhiên - kinh tế - văn hoá - xã hội thành phố Hà Nội 28
2.2. Thực trạng sai lệch xã hội của người tham gia giao thông đường
bộ tại thành phố Hà Nội 34
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÒNG NGỪA SAI LỆCH XÃ HỘI CỦA NGƯỜI THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71
3.1. Quan điểm đưa ra giải pháp 71
3.2. Một số giải phảp cơ bản 71
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Qua nghiên cứu về độ tuổi giúp cho cơ quan quản lý nhà nước nói chung và lực lượng Cảnh sát giao thông nói riêng có các biện pháp đấu tranh phòng ngừa đối với nhóm tuổi này một cách có hiệu quả.
2.2.2.2. Thành phần nghề nghiệp và trình độ học vấn của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ
Thành phần nghề nghiệp xã hội của người tham gia giao thông có hành vi vi phạm luật giao thông cũng được coi là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng các biện pháp phòng ngừa sai lệch. Kết quả điều tra khảo sát cho thấy chỉ số các thành phần xã hội của người vi phạm luật giao thông đường bộ so với các lỗi vi phạm cũng rất đa dạng và phức tạp. Bảng (2.6) miêu tả các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp.
Bảng 2.6: Các hình thức lỗi vi phạm theo tương quan nghề nghiệp.
Đơn vị tính: %
Lỗi vi phạm
Thành phần nghề nghiệp
Học sinh -sinh viên
Cán bộ công chức
Nông dân
Lái xe
Thương nhân
Hành nghề tự do
Chạy quá tốc độ cho phép
-
-
-
100
-
-
Đua xe trái phép
58,8
-
-
-
-
41,2
Không đội mũ bảo hiểm
17,4
13,0
8,7
-
21,7
39,1
Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ
20,9
2,3
2,3
22,1
12,8
39,5
Không giấy phép lái xe
34,5
6,9
3,4
24,1
8,6
22,4
Chở quá số người quy định
13,1
13,0
-
30,4
17,4
26,1
Uống rượu bia quá nồng độ cho phép
-
-
-
45,5
22,7
31,8
Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định
5,6
7,9
10,1
20,2
34,8
21,3
Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006
Qua kết quả khảo sát cho thấy đối với những thành phần nghề nghiệp - xã hội khác nhau thì tỷ lệ vi phạm đối với các lỗi cũng thể hiện sự đa dạng khác nhau. Nhìn chung trong tổng số các lỗi vi phạm thì những đối tượng hành nghề tự do chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Trong đó có những lỗi chiếm tỷ lệ lớn hơn so với các đối tượng khác như: đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (39,5%); không đội mũ bảo hiểm (39,1%); chở quá số người quy định (26,1%), đặc biệt lỗi đua xe trái phép chiếm tỷ lệ khá cao (41,2%).
Tiếp theo là những đối tượng lái xe chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi vi phạm: chạy quá tốc độ cho phép (chiếm tỷ lệ tuyệt đối so với các đối tượng khác); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (45,5%); chở quá số người quy định (30,4%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (22,1%)... Điều đáng chú ý ở đây là thực trạng các lỗi trình bày ở trên là nguyên nhân dẫn đến không ít những vụ tai nạn giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng.
Những đối tượng là thương nhân - buôn bán vi phạm chiếm tỷ lệ cao ở các lỗi: dừng đỗ xe sai quy định (34,8%); uống rượu bia quá nồng độ cho phép (22,7%); không đội mũ bảo hiểm (21,7%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (12,8%)... Nhóm đối tượng là học sinh - sinh viên vi phạm nhiều nhất ở các lỗi như: đua xe trái phép (58,8%); không giấy phép lái xe (34,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (20,9%)...
Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê cho thấy số đối tượng là cán bộ công chức vi phạm luật giao thông đường bộ cũng chiếm một tỷ lệ nhất định ở các lỗi như: không đội mũ bảo hiểm (13,0%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (7,9%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (2,3%)... Như vậy thành phần đối tượng có hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ thường rất đa dạng, có thể là bất cứ người nào, không phân biệt thành phần hay địa vị xã hội.
Trình độ học vấn ở một mức độ nhất định cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá về hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ của người tham gia hoạt động giao thông.
Bảng 2.7: Tương quan trình độ học vấn với các lỗi vi phạm.
Đơn vị tính: %
Lỗi vi phạm
Trình độ học vấn
PTCS
PTTH
TH-ĐH
Chạy quá tốc độ cho phép
17,5
11,0
-
Đua xe trái phép
7,0
7,9
5,9
Không đội mũ bảo hiểm
-
11,0
-
Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ
42,1
39,4
23,5
Không giấy phép lái xe
40,4
19,7
19,6
Chở quá số người quy định
7,0
11,0
9,8
Uống rượu bia quá nồng độ cho phép
15,8
10,2
-
Dừng đỗ xe không đúng nơi quy định
43,9
34,6
39,2
Nguồn: Kết quả khảo sát xã hội học - 2006
Bảng số liệu (2.7) cho thấy có sự chênh lệch đáng kể đối với hầu hết các lỗi vi phạm ở những người có trình độ học vấn khác nhau. Căn cứ vào từng lỗi vi phạm so với mỗi đối tượng học vấn thì ta thấy rằng đối tượng có trình độ phổ thông cơ sở chiếm tỷ lệ cao hơn so với những người có trình độ học vấn khác, thể hiện ở một số lỗi cơ bản: chạy quá tốc độ cho phép (17,5%); đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (42,1%); không giấy phép lái xe (40,4%); dừng đỗ xe không đúng nơi quy định (43,9%). So với những người khác thì đối tượng có trình độ học vấn Trung học - Đại học chiếm tỷ lệ ít nhất với các lỗi sau: Chở quá số người quy định (9,8%); Không giấy phép lái xe (19,6%); Đi vào đường cấm, vượt đèn đỏ (23,5%)…
2.2.3. Mức độ và hậu quả của những hành vi sai lệch trong hoạt động giao thông đường bộ
Những năm qua, đặc biệt là từ năm 2001, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá X đã thông qua luật GTĐB, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2002. Luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với lĩnh vực GTĐB. Các ngành hữu quan, các địa phương và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông. ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân đã được nâng cao, song nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ vẫn còn hạn chế, chưa tự giác, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn khá phổ biến, thường xuyên.
Căn cứ vào những số liệu, tài liệu do Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội cung cấp, cũng như kết quả điều tra các hình thức lỗi vi phạm luật giao thông đường bộ ở bảng 2.3 cho thấy những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ đa số đều thể hiện dưới hình thức cố ý. Chẳng hạn như hành vi: chạy quá tốc độ, đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm, không giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, uống rượu bia say điều khiển phương tiện giao thông v.v...
Những hành vi vi phạm trên là mối nguy hiểm thường xuyên làm gia tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các tài liệu thống kê cho thấy, các vụ tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân phổ biến là vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải, những trường hợp bất khả kháng hay sự kiện bất ngờ rất ít khi xảy ra. Có thể nói rằng, bất cứ vụ tai nạn giao thông nào xảy ra cũng đều do tác động của một trong các yếu tố sau:
+ Điều kiện đường giao thông.
+ Phương tiện giao thông và người điều khiển phương tiện.
+ Môi trường và người tham gia giao thông khác (bộ hành).
Các yếu tố trên là cơ sở hình thành nên cơ chế gây ra tai nạn giao thông, bởi sự vi phạm luật và vi phạm tiêu chuẩn của một trong các yếu tố trên đều là nguyên nhân của các vụ tai nạn. Từ cơ sở này dễ thấy người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ vừa là trung tâm, vừa là nhân tố trực tiếp gây ra tai nạn giao thông đường bộ, trong đó yếu tố con người đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status