Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - Quản lý đối với pháp lệnh dân số - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nhận thức, thái độ và hành vi của cán bộ lãnh đạo - Quản lý đối với pháp lệnh dân số



Để đánh giá chính xác hiểu biết của CBLĐQL với một số nội dung chính của PLDS, nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ báo đúng song cũng kèm một số chỉ báo sai. Đây là cách để kiểm tra nhận thức của các nhóm CBLĐQL. Những số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn CBLĐQL có nhận biết đúng về những nội dung cụ thể trong PLDS. Trong đó, nhận thức đúng quy định về KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%). Mục đích chính của KHHGĐ là để điều chỉnh mức sinh. Đây là giải pháp quan trọng chính yếu để giảm sự gia tăng dân số.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

thông còn nhiều khó khăn. Sự phân hóa giàu cùng kiệt ngày càng rõ rệt với khoảng cách ngày một lớn. Vẫn còn tình trạng du canh, du cư và học sinh tái mù chữ. Nhiều xã chưa có điện, chưa có nước sạch; trẻ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn chiếm tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều song ngoài yếu tố xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, trình độ dân trí thấp lại không đồng đều giữa các vùng thì ở vùng cao, tỷ lệ gia tăng dân số trên 2%. Đặc biệt, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng trở lại trong một số năm gần đây là vấn đề cần chú ý. Đây là yếu tố sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững của Yên Bái - điều mà các ngành, các cấp của tỉnh Yên Bái không thể không quan tâm.
2.2. Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý đối với pháp lệnh dân số
Pháp lệnh dân số là văn bản có giá trị cao nhất với mục đích là nâng cao trách nhiệm của công dân, nhà nước và xã hội trong công tác dân số; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; tăng cường thống nhất quản lý nhà nước về dân số. Vì vậy, hiểu và biết rõ PLDS của CBLĐQL có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ về PLDS, CBLĐQL mới có thái độ và hành vi tốt trong thực hiện PLDS.
2.2.1. Hiểu biết về thời gian và cơ quan ban hành pháp lệnh dân số
Chỉ báo đầu tiên để đánh giá nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS là thời gian ra đời của Pháp lệnh này. Tổng hợp số liệu từ câu hỏi điều tra: PLDS ban hành vào năm nào? Số liệu cho thấy, tỷ lệ CBLĐQL trả lời đúng (PLDS được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 9/1/2003, sau đó Chủ tịch nước công bố ngày 22/1/2003) là 55,3%; số CBLĐQL trả lời sai chiếm 32,7%, không biết 12%. Điều này cho thấy CBLĐQL biết về năm ban hành PLDS không cao.
Tỷ lệ người trả lời đúng về năm ban hành PLDS ở cấp huyện chiếm cao nhất là 69,2%, cấp tỉnh là 60,9%, cấp xã, phường là 25%. Trong đó, cấp xã, phường trả lời sai về năm ban hành PLDS chiếm tỷ lệ cao nhất 70,6%, cấp tỉnh 26,8%, cấp huyện 13,8%. Số liệu này cho thấy có sự mâu thuẫn giữa nhận thức của các nhóm cán bộ và công việc thực tế mà họ đang làm. Cụ thể, cán bộ cấp xã, phường là những người trực tiếp nhất trong thực hiện công tác dân số nhưng PLDS ra đời năm nào họ lại ít nhớ chỉ 25% số người được hỏi trả lời đúng (xem biểu 2.1).
Biểu 2.1: Tương quan giữa năm ban hành PLDS với cấp công tác của CBLĐQL
Bên cạnh chỉ báo đánh giá về thời gian ban hành PLDS, cuộc điều tra còn hướng tới làm rõ chủ thể ban hành PLDS. Điều này giúp xác định rõ hơn nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS. Với câu hỏi: Đồng chí cho biết cơ quan nào ban hành PLDS, có 58% CBLĐQL trả lời đúng - đó là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Số ý kiến trả lời sai khá cao 40%. Số ý kiến này cho rằng PLDS do các cơ quan khác như Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em Việt Nam, Chính phủ hay Bộ Chính trị ban hành (xem biểu 2.2).
Biểu 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL hiểu biết về cơ quan ban hành pháp lệnh dân số
Những số liệu tổng hợp trên đã cho thấy, nhận thức của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS còn khá mơ hồ, thiếu chính xác. Tuy nhiên, nhận thức này có sự khác biệt giữa các nhóm có học vấn khác nhau, nhóm có học vấn càng cao thì nhận thức đúng càng lớn. (xem bảng 2.1)
Bảng 2.1: Hiểu biết của CBLĐQL về cơ quan ban hành PLDS phân theo trình độ học vấn
Đơn vị tính: %
Hiểu biết về cơ quan ban hành PLDS
Trung học phổ thông
Trung cấp
Cao đẳng trở lên
Đúng
35,0
45,5
64,5
Sai
60,0
50,7
33,5
Không biết
5,0
3,8
2,0
Bảng số liệu trên cho thấy, biến số học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức của người trả lời về cơ quan ban hành PLDS. Có tới 64,5% CBLĐQL có trình độ Cao đẳng trở lên trả lời đúng, so với 45,5% CBLĐQL có trình độ học vấn trung cấp và 35% CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông. Trong khi đó, nhóm CBLĐQL có trình độ trung học phổ thông trả lời “không biết” PLDS do cơ quan nào ban hành chiếm tỷ lệ cao nhất (5%).
Như vậy, hiểu biết chung của CBLĐQL về năm ra đời và cơ quan ban hành PLDS còn thiếu chính xác. ở đây, yếu tố cấp công tác và tương đồng với nó là trình độ học vấn của CBLĐQL đã ảnh hưởng nhiều đến nhận thức của họ về PLDS: cấp công tác càng cao (cấp tỉnh), trình độ học vấn cao (cao đẳng trở lên) thì nhận thức càng rõ hơn về thời gian ban hành và chủ thể ban hành của PLDS.
2.2.2. Hiểu biết về nội dung của pháp lệnh dân số
* Hiểu biết về một số nội dung chính của PLDS
Đánh giá về nhận thức của CBLĐQL đối với PLDS không thể không tìm hiểu những hiểu biết của họ về nội dung mà PLDS đã đề cập. Tuy nhiên, nội dung của PLDS có rất nhiều, nghiên cứu chỉ đề cập đến một số vấn đề chính như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số; điều chỉnh quy mô dân số; KHHGĐ; điều chỉnh cơ cấu dân số; phân bố dân cư; chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số; quản lý nhà nước về dân số; khen thưởng và xử lý vi phạm. Mỗi một nội dung cụ thể được quy định trong PLDS tuỳ theo khả năng tiếp cận thực tiễn của mình mà hiểu biết về PLDS của CBLĐQL ở các nhóm xã hội là khác nhau. Cụ thể:
Bảng 2.2: Tỷ lệ CBLĐQL biết đúng về một số nội dung chính của PLDS
Đơn vị tính %
TT
Nội dung PLDS
Hiểu biết đúng
Tỷ lệ %
1
Quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.
193
64,3
2
Quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân về công tác dân số.
269
89,7
3
Quy định trách nhiệm của nhà nước, cơ quan, đoàn thể xã hội trong công tác dân số.
251
83,7
4
Quy định về phòng chống tệ nạn xã hội và HIV/AIDS.
95
31,7
5
Quy định về điều chỉnh quy mô dân số
214
71,3
6
Quy định về kế hoạch hoá gia đình
270
90,0
7
Quy định về an toàn cộng đồng, phòng chống tai nạn thương tích
35
11,7
8
Quy định về điều chỉnh cơ cấu dân số
211
70,3
9
Quy định về việc phân bố dân cư
123
41,0
10
Quy định về chất lượng dân số và nâng cao chất lượng dân số
220
73,3
11
Quy định về quyền trẻ em
117
39,0
12
Quy định quản lý nhà nước về dân số
244
81,3
13
Quy định về quyền phụ nữ
113
37,7
14
Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm
174
58,0
Để đánh giá chính xác hiểu biết của CBLĐQL với một số nội dung chính của PLDS, nghiên cứu đã đưa ra nhiều chỉ báo đúng song cũng kèm một số chỉ báo sai. Đây là cách để kiểm tra nhận thức của các nhóm CBLĐQL. Những số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn CBLĐQL có nhận biết đúng về những nội dung cụ thể trong PLDS. Trong đó, nhận thức đúng quy định về KHHGĐ chiếm tỷ lệ cao nhất (90%). Mục đích chính của KHHGĐ là để điều chỉnh mức sinh. Đây là giải pháp quan trọng chính yếu để giảm sự gia tăng dân số.
Chiếm tỷ lệ cao thứ hai là hiểu biết của CBLĐQL về những quy định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân trong công tác dân số (89,7%). Hầu hết, CBLĐQL đều ý thức rõ được quyền lợi và nghĩa vụ của công dân. Đây là sự nhấn mạnh gắn kết giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân trong công tác dân số. Điều này đã được quy định ngay cả trong H...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status