Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM
1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
1.3. Sự cần thiết khách quan phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Tổng quan về thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong những năm gần đây
2.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
3.1. Mục tiêu phát triển thị trường dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
3.2. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

. BH Phi nhân thọ
1. Tổng DT phí BH
Tỷ đ
700
1.606
1.766
2.158
2.624
3.875
4.768
5.486
6.360
2. Tốc độ tăng trưởng
%
-
-
10
22
20
48
23
15
16
II. BH nhân thọ
1. Tổng DT phí BH
Tỷ đ
-
485
1.285
2.778
4.368
6.575
7.711
8.130
8.500
2. Tốc độ tăng trưởng
%
-
-
165
161
57
50
22.1
4
4.42
III. Toàn thị trường
1. Tổng DT phí BH
Tỷ đ
700
2.091
3.051
4.936
6.992
10.390
12.479
13.616
14.860
2. Tốc độ tăng trưởng
%
-
72
46
62
40,3
45,7
22,4
8,6
20,21
4. Nguồn vốn đầu tư
Tỷ đ
100
2.998
4.364
6.721
11.224
14.602
23.002
26.276
35.000
Nguồn: [48]; [47].
Biểu 2.4: Thị phần của DNBHPNT và BHNT theo khối doanh nghiệp năm 2006
Đơn vị tính: %
Loại hình doanh nghiệp
Thị phần
Doanh nghiệp trong nước
Doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài
Bảo hiểm phi nhân thọ
94,88
5,14
Bảo hiểm nhân thọ
36,55
63,48
Nguồn: [48].
Bên cạnh sự tăng trưởng về doanh thu phí BH thì chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh BH cũng được cải thiện rõ rệt thể hiện ở chỗ số lượng sản phẩm BH tăng lên nhanh chóng. Trước năm 1993, thị trường BH chỉ có trên 20 sản phẩm chủ yếu tập trung vào lĩnh vực BHPNT truyền thống thì đến năm 2007 đã có trên 800 loại sản phẩm BH khác nhau, trong đó có khoảng trên 700 sản phẩm BHPNT, hơn 100 sản phẩm BHNT, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế - xã hội và tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng. Các kênh phân phối sản phẩm BH phát triển ngày càng sâu rộng (8 doanh nghiệp môi giới BH, 100.000 đại lý BHNT, 50.000 đại lý BHPNT) nhằm tuyên truyền giới thiệu DNBH và đưa sản phẩm BH đến tận tay người tiêu dùng [21, tr.3].
Năng lực tài chính của các DNBH được nâng lên rõ rệt: 90% DNBH có vốn chủ sở hữu cao gấp nhiều lần vốn pháp định. Năm 2006 hầu hết các DN đều tăng vốn chủ sở hữu, đưa tổng vốn chủ sở hữu của ngành BH lên tới 10.000 tỷ VNĐ. Các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tổng tài sản và đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh, luôn đảm bảo khả năng thanh toán của các DNBH.
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đã huy động để đầu tư trở lại nền kinh tế tăng nhanh qua từng năm: nếu như năm 1996 giá trị đầu tư chỉ là 156 tỷ VNĐ, thì đến năm 2004 đã đạt 32.002 tỷ VNĐ, năm 2005 đạt 26.276 tỷ VNĐ - tăng 160 lần. Đến cuối năm 2006 đạt tới 35.000 tỷ VNĐ chiếm 4,07% GDP, nếu so với năm 2001 con số này chỉ là 1,06%GDP. Đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ VNĐ ( bao gồm: thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân của cán bộ và đại lý BH).
Cơ cấu đầu tư trong những năm gần đây cũng đã có sự chuyển dịch dần từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính Phủ, đầu tư trực tiếp vào cơ sở hạ tầng.., tuy nhiên tỷ trọng đầu tư vào tiền gửi ngân hàng và các tổ chức tín dụng vẫn cao.
Tổng số tiền bồi thường mà các DNBH đã chi cho các tổ chức kinh tế và dân cư từ năm 2000 - 2005 đạt trên 12.300 tỷ VNĐ. Trước đó hàng loạt các vụ tổn thất lớn cũng đã được các Công ty BH bồi thường như: chi phí bồi thường vụ phụt giếng khoan dầu "Lan Tây" năm 1993 là 58,2 triệu USD, bồi thượng vụ cháy chợ Đồng Xuân năm 1995 là 8,2 triệu USD... Trong 6 tháng đầu năm 2005, các DNBHPNT đã giải quyết bồi thường hàng trăm ngàn vụ, với tổng số tiền bồi thường ước đạt trên 900 tỷ đồng, trong đó đáng chú ý có những vụ tổn thất lớn như: vụ chìm tàu Zhe Hai ước thiệt hại về hàng hóa khoảng 2,3 triệu USD, vụ đắm tàu Sea Bee ước thiệt hại tới 2 triệu USD, vụ đâm va giữa tàu Mimosa với tàu Trinity ước thiệt hại trên 2 triệu USD. Riêng năm 2006 ngành BH đã bồi thường 2.500 tỷ VNĐ cho những thiên tai, tai nạn bất ngờ xảy ra và đang thụ lý hồ sơ giải quyết bồi thường với số tiền trên 1.500 tỷ VNĐ. BHNT đã trả 3.226 tỷ VNĐ trong đó có 2.050 tỷ VNĐ trả cho quyền lợi BH, 1.176 tỷ VNĐ trả cho giá trị hoàn lại. Các cơ sở kinh tế bị bão lụt, hỏa hoạn, tai nạn đường biển, đường bộ đã được bồi thường kịp thời và đầy đủ để nhanh chóng khôi phục sản xuất kinh doanh.
Với những gì đã đạt được có thể khẳng định rằng: cho đến nay ngành BH Việt Nam đã bước một bước tiến dài, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định được vị thế của mình là một kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo ổn định tài chính. Trong thời gian tới thị trường BH Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển mạnh và vững chắc trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, thực sự là tấm là chắn cho sự phát triển của xã hội.
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong những năm gần đây
2.2.1. Khái quát về tình hình cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Viêt Nam trong thời gian qua
Việc đa dạng hoá thị trường cùng với xu thế hội nhập quốc tế, việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường DVBH đã làm cho số lượng các DNBH tăng lên nhanh chóng phá vỡ cơ chế độc quyền, tạo nên cơ chế cạnh tranh gay gắt và đặt các DNBH hoạt động trên thị trường DVBH Việt Nam nói chung và thị trường BHPNT nói riêng trước những thách thức không nhỏ. Các DNBHPNT Việt Nam không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải tự khẳng định vị thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh để đối phó với các tập đoàn BH lớn ở nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường DVBH Việt Nam trong thời gian tới theo các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia và ký kết.
Đi cùng với sự tăng trưởng cao trong kinh doanh, mức lợi nhuận hấp dẫn là sự cạnh tranh sống còn giữa các DN. Trong thời gian vừa qua, mặc dù các cơ quan quản lý đã có nhiều biện pháp để kiểm soát tình hình cạnh tranh trên thị trường nhưng thực tế vẫn tồn tại nhiều hình thức cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là trên thị trường BHPNT. Tại cuộc họp giao ban giữa Bộ tài chính với 37 DNBH ngày 24/4/2007 vừa qua, Vụ Bảo hiểm đã đánh giá: "Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định trong năm 2006, thị trường BHPNT nước ta vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm như cạnh tranh hạ phí, tăng chi phí khai thác, chưa kiểm soạt được trục lợi bảo hiểm, một số vấn đề về thỏa thuận trong khai thác bảo hiểm tàu biển, hàng hóa... chưa được thực hiện triệt để" [40, tr.13].
Những hình thức cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNBHPNT đang diễn ra ngày càng gay gia tăng tập trung chủ yếu trên một số mặt sau:
* Cạnh tranh về phí bảo hiểm:
Trong vòng 5 năm trở lại đây, tình trạng cạnh tranh trên thị trường BHPNT thông qua hình thức giảm tỷ lệ phí BH đã diễn ra hết sức quyết liệt. Tỷ lệ phí BH liên tục giảm ở hầu hết các nghiệp vụ như: BH hàng hóa vận chuyển, BH thân tàu, BH kỹ thuật..., trừ nghiệp vụ BH hàng không vì tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ này do thị trường thế giới quyết định. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ phí BH của nghiệp vụ hàng hoá xuất nhập khẩu bị giảm nhiều nhất (30%), cá biệt có những mặt hàng như sắt thép nhập khẩu, tỷ lệ phí BH giảm chỉ còn 50% - 60% phí áp dụng của một năm trước đó. Năm 2003 tỷ lệ phí BH mặt hàng này trung bình khoảng 0,14% tổng giá trị lô hàng, nhưng đến năm 2004 một DN đã "liều mình" đưa ra mức phí 0,08%. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status