Phát huy nhân tố con người trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Phát huy nhân tố con người trong quá trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHÂN TỐ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ CỦA NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 6
1.1. Quan điểm mác xít về nhân tố con người 6
1.1.1. Khái niệm về con người 6
1.1.2. Những điều kiện khách quan ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người ở Việt Nam 15
1.2. Vai trò của nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 21
1.2.1. Đặc điểm của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thuận lợi và khó khăn 21
1.2.2. Vai trò của nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 26
Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NGHỆ AN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 40
2.1. Thực trạng việc phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 40
2.1.1. Vài nét về tình hình, đặc điểm Nghệ An ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 40
2.1.2. Chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và sự tác động của nó đến việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 43
2.1.3. Những thành tựu đạt được đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 48
2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 52
2.1.5. Những nguyên nhân chủ yếu làm hạn chế khả năng phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 60
2.2. Một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 62
2.2.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm phát huy có hiệu quả nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An 62
2.2.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Nghệ An 74
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à 8,7%. Các năm 1997-1999 xảy ra khủng khoảng tài chính tiền tệ trong khu vực cùng với hạn hán kéo dài trên một số vùng đã ảnh hưởng nhất định đến quá trình phát triển. Nhưng Nghệ An đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách duy trì được nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm (thời kỳ 1996-2000) 7,5% (cả nước 6,7%).
Nguồn lực trong nông nghiệp, nông thôn được khai thác và sử dụng bước đầu có hiệu quả, tài nguyên, đất đai, ao hồ, đầm đã được đưa vào sử dụng nhiều hơn. Nông nghiệp và nông thôn phát triển khá, nhất là sản xuất lương thực đã góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hàng năm 4,9% (cả nước 4,5-5%).
Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2000 đạt 260.000 ha. Nhờ thâm canh, đưa giống mới vào sản xuất và thời tiết nhìn chung thuận lợi, nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng đều tăng. Sản lượng lương thực tăng bình quân hàng năm trên 30.000 tấn, bình quân đầu người từ 250kg năm 1995 lên 290kg năm 2000.
Bước đầu hình thành các vùng cây công nghiệp tập trung gắn với công nghiệp chế biến (mía 18.000 ha; chè 3.891 ha...). Chăn nuôi tiếp tục phát triển, năm 2000 đàn trâu đạt 26,5 vạn con, đàn bò hơn 26,8 vạn con, đàn lợn đạt 81,6 vạn con. Thực hiện chương trình sinh hóa đàn bò đạt 30-35%, lợn giống mới 40-45% tổng đàn. Ngư nghiệp có chuyển biến về đánh bắt, nuôi trồng và chế biến phục vụ xuất khẩu. Sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng từ 5.700 tấn năm 1995 lên 8000 tấn năm 2000. Phương tiện đánh bắt xa bờ được tăng thêm, nâng sản lượng khai thác từ 21.000 tấn năm 1995 lên 29.000 tấn năm 2000. Rừng được trồng mới, khoanh nuôi và bảo vệ tốt hơn. Trong năm năm (1996-2000) trồng mới tập trung được 45.000 ha; khoanh nuôi và bảo vệ 563.000 ha. Nhờ đó, nâng độ che phủ từ 36% năm 1995 lên 43% năm 2000 (cả nước 33%).
Công nghiệp và xây dựng tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được mức tăng bình quân hàng năm 12,4% (cả nước (12,2%). Đã hình thành một số mũi nhọn công nghiệp rõ nét (xi măng, mía, đường) một số sản phẩm công nghiệp tăng nhanh (xi măng tăng 3,6 lần, đường tăng 15 lần, bia và chè tăng 2 lần).
Các ngành dịch vụ và thương mại đã từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống của nhân dân; mức tăng bình quân hàng năm đạt 8,6% (cả nước 7%).
Trong những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, Nghệ An đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm cho người lao động. Hàng năm tạo việc làm cho hơn 2 vạn lao động. Trong 5 năm (1996-2000) có 8 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đã thực hiện 117 triệu USD, góp phần giải quyết việc làm trực tiếp cho 1.000 lao động và gián tiếp cho 40.000 lao động.
2.1.4. Những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Nghệ An
Sự tăng trưởng kinh tế của Nghệ An trong thời gian qua đã phản ánh những thành tựu đạt được trong việc phát huy nhân tố con người. Tuy kinh tế phát triển nhưng chưa vững chắc, chất lượng, hiệu quả còn thấp, Nghệ An vẫn là một tỉnh nghèo. Khả năng phát huy nguồn nhân lực dồi dào của tỉnh vẫn còn yếu kém; chưa tạo được những điều kiện thúc đẩy hoạt động của nhân tố con người tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao.
Cần thấy thực trạng rằng, trong nông thôn nạn thiếu việc làm, hay có việc làm nhưng hiệu quả kém và thu nhập thấp là khá phổ biến. Nếu chỉ tập trung vào sản xuất nông nghiệp độc canh thì lao động ở nông thôn dư thừa quá nhiều, chỉ có 18% lao động nông nghiệp làm việc 210 ngày/năm (mỗi ngày làm việc bình quân 4-5 giờ), nếu căn cứ vào quỹ đất và chỉ làm thuần nông, lao động nông thôn đã dư thừa ít nhất 30% (tương đương 8-9 triệu người) [6, tr. 87].
Theo kết quả điều tra cơ bản lao động vùng Bắc Trung bộ của Bộ Lao động, thương binh và xã hội năm 1998 tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động trong 12 tháng ở nông thôn Bắc Trung bộ là 34,4%, trong đó Nghệ An là 29,97% [4, tr. 558-561].
- Ngoài việc tổ chức sản xuất, thay đổi công nghệ cũng làm một số lao động bị thất nghiệp cơ cấu; việc cơ giới hóa nông nghiệp sẽ làm giảm thời gian lao động ở nông thôn. Quá trình này có xu hướng ngày càng gay gắt hơn do đòi hỏi của việc duy trì phát triển kinh tế với tốc độ cao. Vì vậy, yêu cầu trước mắt phải đẩy mạnh mạng lưới đào tạo nghề, giúp cho người lao động tìm được việc làm nâng cao đời sống. Mặt khác, từ kinh nghiệm thực tiễn cho thấy Nghệ An cần có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến chuyển dịch cơ cấu lao động thì mới có khả năng giải quyết một mức độ đáng kể tình trạng thiếu việc làm hiện nay và những thập kỷ tiếp theo.
Trong 10 năm (1989-1999) dân số Nghệ An tăng bình quân hàng năm là 1,75% (cả nước 1,7%). Đặc biệt trong mấy năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số ở vùng ven biển, vùng giáo dân, vùng dân tộc của Nghệ An vẫn cao; lực lượng lao động tăng tự nhiên hàng năm 3,3 vạn người gây sức ép mạnh về giải quyết việc làm.
Sự gia tăng dân số cùng với các yếu tố khác như không kịp thời thay đổi mùa vụ ở một số vùng, chưa đưa ngành nghề vào nông thôn, đã tạo nên thực trạng dư thừa lao động gay gắt. Hàng chục vạn thanh niên nông thôn một năm có 6 tháng "nông nhàn", không có việc. Nghệ An lại chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp thu hút sức lao động. Do vậy, lao động và việc làm đang thực sự là vấn đề bức bách cho từng gia đình.
- Người lao động là vốn quý nhất, có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển xã hội, nhưng để nhiều người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, thì họ lại có thể gây ra những áp lực tiêu cực cho xã hội (di dân tự do, tệ nạn xã hội...). Đó là vấn đề vừa cấp bách trước mắt, vừa có ý nghĩa cơ bản lâu dài cần từng bước giải quyết. Tuy nhiên, giải quyết việc làm ở nông thôn Nghệ An còn rất nhiều khó khăn, số người cần giải quyết việc làm còn rất lớn. Trong số những người được giải quyết việc làm phần đông vẫn là lao động phổ thông, giản đơn, thu nhập thấp và chủ yếu lao động trong lĩnh vực sản xuất nhỏ, thủ công hay dịch vụ bình thường và bấp bênh, một bộ phận trong số những người này nguy cơ mất việc trở lại luôn luôn đặt ra.
Tạo việc làm ở nông thôn Nghệ An đã là khó khăn, làm rõ điều đó cần tìm hiểu thực trạng lao động và chất lượng lao động ở Nghệ An hiện nay.
- Về cơ cấu chất lượng: Tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật của Nghệ An có đến năm 2000 là: 249.814 người, chiếm 18,7% lực lượng lao động. Trong đó:
+ Lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học có 32.965 người, chiếm 2,45%, tập trung ở ngành giáo dục và y tế.
+ Lao động là công nhân kỹ thuật có 42.837 người, chiếm 3,21%, trong đó số người có trình độ tay nghề cao chỉ vài trăm người, lại tập trung ở các ngành dịch vụ là chính.
+ Lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp là: 85.674 chiếm 6,42%.
+ Lao động được đào tạo ngắn hạn tại các trung tâm dạy nghề và các cơ s

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status