Carotenoids và vitamin A - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Carotenoids và vitamin A



- Các carotenoid được dùng làm chất phụ gia cho nhiều thực phẩm như chất tạo màu cho các thực phẩm và nước uống. Năm 1954, â-carotene tổng hợp được đưa vào thị trường đầu tiên bởi Roche. Nó cũng được dùng làm màu cho kem, bơ, nước ép trái cây với tính an toàn cao hơn rất nhiều so với các chất màu nhân tạo. Đồng thời các carotenoid khác cũng được làm chất phụ gia cho thức ăn gia súc, tạo màu đỏ cho lòng đỏ trứng gà cũng như trứng các loại gia cầm khác, và tạo màu cho thịt của cá và động vật nuôi
- Trước đây, một số hợp chất carotenoids như xanthophylls, astaxanthin, zeaxanthin là sản phẩm công nghiệp được tổng hợp bằng phương pháp hóa học và đã được bổ sung vào thức ăn vật nuôi. Tuy nhiên, gần đây, các sản phẩm tổng hợp hóa học không được chấp nhận làm chất phụ gia cho thực phẩm và thức ăn vật nuôi do hậu quả không an toàn cho sức khỏe. Do đó, khuynh hướng hiện nay là phát triển quá trình tạo các hợp chất carotenoid từ thiên nhiên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h thước rất khác nhau.
Ví dụ: hình kim dài (lycopene, d-caroten), hình khối lăng trụ đa diện (a-caroten), dạng lá hình thoi (b-caroten), kết tinh vô định hình (g-caroten).
Tính hấp thụ ánh sáng:
Chuỗi polyene liên hợp đặc trưng cho màu thấy được của carotenoid. Dựa vào quang phổ hấp thu của carotenoid, người ta thấy rằng khả năng hấùp thụ ánh sángï phụ thuộc vào số lượng nối đôi liên hợp, phụ thuộc vào nhóm C9 là mach thẳng hay mạch vòng, cũng như vào nhóm chức gắn trên vòng.
Ngoài ra trong mỗi dung môi hoà tan khác nhau, khả năng hấp thụ ánh sáng tối đa cũng khác nhau đối với cùng một loại carotenoid.
Do khả năng hấp thu ánh sáng mạnh nên chỉ cần 1 g carotenoid cũng có thể thấy bằng mắt thường.
Bảng 3: Khả năng hấp thụ ánh sáng của một số carotenoid
C arotenoid
Số nối đôi liên hợp
Bước sóng (nm)/ dung môi ether
A/ Ảnh hưởng của nối dôi liên hợp
Phytoene
3
275
285
296
Phytofluene
5
331
348
367
ε-carotene
7
378
400
425
Neurosprene
9
416
440
470
Lycopene
11
446
472
505
B/ Ảnh hưởng cuả vòng
γ-carotene
11
431
462
495
β-carotene
11
425
454
483
Nhiệt độ nóng chảy :
Nhiệt độ nóng chảy cuả carotenoid khá cao, khoảng 130 – 220oC.
Tính tan :
Carotenoid tan trong các dung môi hoàn toàn không giống nhau. Hầu như tất cả các carotenoid đều tan trong chất béo, tan tốt trong các dung môi chứa chlor (chloroform, dicholoromethane) và các dung môi không phân cực khác ngoại trừ 3 loại:
+ Bixin tan trong nước nhờ các nhóm carboxyl.
+ Astaxanthin tan trong nước nhờ nhóm keto enol.
+ Crocin tan trong nước nhờ tạo liên kết glycoside với disaccharide gentobiose.
Màu sắc:
Các carotenoid tự do tạo màu kem, vàng, cam, hồng, đỏ tùy theo loại carotenoid, thể mang màu, nguồn nguyên liệu trồng, thời tiết… Một số hợp chất không có màu nhưng vẫn được xếp vào loại carotenoid. Dạng carotenoprotein tạo dãy màu từ xanh lá, tím, xanh dương, và đen khi đun nóng sẽ chuyển sang màu đỏ do protein bị biến tính.
Tính chất hoá học:
Tính chatá hoá học của carotenoids cũng do hệ thống nối đôi liên hợp tạo nên. Hệ thống nối đôi liên hợp này làm cho carotenoid không bền, tức là:
Làm tăng sự nhạy cảm với quá trình oxy hoá bởi kim loại họăc peroxide, sự bổ sung H+ và acid Lewis.
Tăng sự đồng phân hoá bởi ánh sáng, nhiệt độ và hoá chất. Khi có sự đồng phân hoá chuyển từ trans sang cis carotenoids rất dễ bị mất màu.
Carotenoid rất bền khi ở dạng huyền phù hay dung dịch với dầu thực vật, đặc biệt khi có chất chống oxi hóa là a-tocoferol (vitamin E).
Như vậy các tác nhân ảnh hưởng đến độ bền màu là: nhiệt độ, phản ứng oxi hóa trực tiếp hay gián tiếp, ion kim loại, ánh sáng, tác dụng của enzym (peroxidase, lipoxidase, lipoperoxidase), ảnh hưởng của nước…
1.6 Chức năng sinh học của carotenoid:
1.6.1 Một số carotenoid có vai trò tiền vitamin A:
Tiền vitamin A là những chất thuộc họ carotenoid mà có khả năng cắt giữa mạch C40 và chuyển hoá thành một hay hai phân tử vitamin A. Trong cơ thể, người ta đã khám phá được có khoảng 70 loại carotenoid là tiền vitamin A, phổ biến là α –carotene, β- carotene, γ- carotene…Trong đó β- carotene là có hoạt tính cao hơn cả (do có khả năng tạo ra hai phân tử vitamin A) nên được quan tâm nhiều nhất.
1.6.2 Carotenoid và tính miễn dịch:
Carotenoid có những đăc tính kích thích tính miễn dịch rất cao do đó nhiều năm qua các carotene đặc biệt là β – carotene đã được các nhà nghiên cứu sử dụng trong điều trịï AIDS.
1.6.3 Carotenoid và tác dụng chống sự lão hoá:
Các carotenoid còn được biết có hoạt tính chống oxy hoá cao. Hoạt chất chống oxy hoá của carotenoid có thể phòng ngừa ung thư. Trong cơ thể tồn tại peroxide và superoxide, chúng có thể phản ứng với nhau tạo thành gốc hydroxyl và oxy đơn bội rất độc hại. Superoxide, peroxide, gốc hydroxyl , oxy đơn bội được gọi là các dạng oxy hoạt động, chúng đều độc hai và là nguyên nhân gây hiện tượng lão hoá của cơ thể, làm xuất hiện những bệnh như ung thư, tim mạch…Trong cơ thể , các chất này loại đi chủ yếu nhờ vitamin A, C ,E và β - carotene.Ngoài ra các carotenoid khác như lycopen, canthaxanthin … cũng có hoạt tính sinh học ngừa ung thư.
Cơ chế cuả việc loại bỏ gốc tự do:
LOO.
Dươí đây là cơ chế cuả việc carotenoid dập tắt oxy đơn bội: Việc dập tắt này chủ yếu là dập tắt có tính chất vật lý. Đó là do oxy đơn bội(1O2) ở trạng thái kích thích chuyển năng lượng kích thích cho carotenoid (Car) , tạo nên oxy ở trạng thái cơ bản (O2)và Carotenoid tam bội (3Car) bị kích thích.
1O2+ Car → 3O2 + 3Car*
Thông qua sự tương tác cuả dung môi và carotenoid bị kích thích, carotenoid bị kích thích sẽ chuyển về trạng thái cơ bản cuả nó và giải phóng ra nhiệt năng
Car*→3 Car +Q
Theo một dẫn liệu, một phân tử β-carotene có thể dập tắt được 1000 phân tử oxy đơn bội.Gần đây y học hiện đại đã cũng sử dụng β–carotene làm thuốc kháng oxy, chống lão hoá, bảo vệ da, và điều trị một số ung thư.
Caroteneoid còn làm chậm tốc độ thoái hoá trong một vài tình huống đặc biệt như: tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đái tháo đường, nghiện thuốc lá…
1.7 Ứng dụng của carotenoid:
Các carotenoid được dùng làm chất phụ gia cho nhiều thực phẩm như chất tạo màu cho các thực phẩm và nước uống. Năm 1954, β-carotene tổng hợp được đưa vào thị trường đầu tiên bởi Roche. Nó cũng được dùng làm màu cho kem, bơ, nước ép trái cây… với tính an toàn cao hơn rất nhiều so với các chất màu nhân tạo. Đồng thời các carotenoid khác cũng được làm chất phụ gia cho thức ăn gia súc, tạo màu đỏ cho lòng đỏ trứng gà cũng như trứng các loại gia cầm khác, và tạo màu cho thịt của cá và động vật nuôi…
Trước đây, một số hợp chất carotenoids như xanthophylls, astaxanthin, zeaxanthin… là sản phẩm công nghiệp được tổng hợp bằng phương pháp hóa học và đã được bổ sung vào thức ăn vật nuôi. Tuy nhiên, gần đây, các sản phẩm tổng hợp hóa học không được chấp nhận làm chất phụ gia cho thực phẩm và thức ăn vật nuôi do hậu quả không an toàn cho sức khỏe. Do đó, khuynh hướng hiện nay là phát triển quá trình tạo các hợp chất carotenoid từ thiên nhiên.
Hợp chất carotenoid đã được các nhà nghiên cứu dùng để sản xuất các loại thực phẩm và dược phẩm phục vụ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh.Ví dụ như sản xuất một số chế phẩm làm thuốc bổ điều trị suy dinh dưỡng cho trẻ em và một số bệnh về mắt, phòng chống lão hóa; thuốc bồi dưỡng cho phụ nữ có thai và sau khi sinh; thuốc để phòng và điều trị một số bệnh ung thư.
Ngoài ra, các carotene cũng là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp mỹ phẩm.
2. TỔNG QUAN VỀ VITAMIN
2.1 Định nghĩa:
Vitamin là một nhóm chất hữu cơ có phân tử tương đối nhỏ tự nhiên hay tổng hợp, cần thiết cho hoạt động sinh sống của bất kỳ cơ thể nào.
Lưu ý:
Một chất có thể là vitamin của loài này nhưng không phải là vitamin của loài khác. Thí dụ: acid ascobic là vitamin của người nhưng không phải là vitamin của chuột cống.
Vitamin khác với hormone: hormone là một chất không thể thiếu trong cơ thể, cơ thể có thể tự tổng hợp từ một tuyến hoăïc một mô, còn vitamin là chất lấy từ ngoài vào cơ thể động vật, trừ trường hợp viatmin trong thực vật.
2.2 Vai trò:
Vitamin có tính ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status