Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính ở nước ta - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
B. Nội dung 3
Phần I: Cơ sở lý luận của công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính 3
I. Khái quát về công tác quản lý Nhà nước về đất đai 3
1. Vai trò đất đai trong phát triển kinh tế – xã hội 3
1.1. Vai trò đất đai trong sản xuất, đời sống. 3
1.2. Vai trò đất đai trong sự nghiệp phát triển đất nước 4
2. Quan hệ đất đai trong lịch sử Việt Nam 6
2.1) Thời kỳ đầu lập nước 7
2.2) Thời kỳ phong kiến 7
2.3) Chế độ thực dân phong kiến (thời Pháp thuộc 1883-1945) 8
2.4) Chính sách đất đai ở miền Nam thời kỳ Mỹ Nguỵ (1954-1975) 9
2.5) Quan hệ đất đai ở nước ta từ sau cách mạng tháng 8/ 1945. 9
3)Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 11
3.1) Điều tra, khảo sát, đo đạc đánh giá và phân hạng đất. 11
3.2) Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất. 12
3.3) Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 13
3.4) Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. 13
2.5) Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, quản lý các hợp đồng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 16
2.6) Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý sử dụng đất. 17
2.7) Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 18
II. Sự cần thiết phải xây dựng hồ sơ địa chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai 19
1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm hồ sơ địa chính 20
2. Yêu cầu, phân cấp lập và quản lý hồ sơ địa chính. 25
3. Vai trò của việc xác lập hồ sơ địa chính(xây dựng hồ sơ địa chính là yêu cầu khách quan). 27
4. Nội dung hồ sơ địa chính. 31
4.1) Bản đồ địa chính 31
4.2) Sổ địa chính. 33
4.3)Sổ mục kê 34
4.4) Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 35
4.5) Sổ theo dõi biến động đất đai 36
4.6) Những giấy tờ được hình thành trong qúa trình đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 36
III. Cơ sở pháp lý của công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính . 37
Phần II : Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ở nước ta 39
I. Thực trạng công tác lập hồ sơ địa chính qua các thời kỳ. 40
1. Công tác lập hồ sơ địa chính ỏ Việt Nam trước năm 1945 40
2. Công tác lập hồ sơ địa chính ở miền Nam Việt Nam từ năm 1954-1975 41
3. Công tác lập hồ sơ địa chính chế độ dân chủ cộng hoà. 42
4. Đánh giá tình hình hồ sơ địa chính hiện nay. 45
II. Đánh giá công tác lập hồ sơ địa chính của thành phố Hà Nội 47
1 Tình hình chung về công tác quản lý đất đai nói chhung và công tác lập hồ sơ địa chính nói riêng của thành phố Hà Nội. 47
2. Công tác thí điểm về hồ sơ địa chính của thành phố Hà Nội. 52
2.1. Mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác lập hồ sơ địa chính. 52
2.2) Tình hình thực hiện 53
2.3. Đáng giá công tác thí điểm lập hồ sơ địa chính. 58
Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính 61
I. Phương hướng, nhiệm vụ công tác quản lý đất đai nói chung và công tác hồ sơ địa chính nói riêng. 61
1. Tăng cường pháp chế trong quản lý Nhà nước về đất đai 63
2. Thúc đẩy việc hình thành và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản. 64
3. Tăng cường thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo của dân về đất đai. 64
4. Tổ chức đổi mới bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng tinh giảm. gọn nhẹ và thực hiện cải cách hành chính. 64
5. Xúc tiến công tác đo vẽ bản đồ, hoàn thành công tác đăng ký đất đai , lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 65
II. Một số giải pháp hoàn thiện công tác hồ sơ địa chính 66
1. Giải pháp vĩ mô. 67
2. Cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý đất đai. 68
3. Kế hoạch triển khai và đầu tư đo vẽ bản đồ và lập hồ sơ địa chính. 69
4. Giải pháp về công nghệ thành lập bản đồ địa chính. 70
5. Quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính. 70
6. Kinh phí và cán bộ. 71
C. phần kết luận 73
A. Lời nói đầu
Đất đai là nguồn lực tự nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
– xã hội của mỗi một quốc gia. Từ xa xưa loài người đã biết tới nguồn lực này
để chinh phục khai thác dần dần chuyển sang quan hệ kinh tế – xã hội đó là sở
hữu và sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, là một
trong 4 yếu tố sản xuất (lao động, vốn, đất đai, công nghệ) – nguồn lực đầu vào
cơ bản cho mọi nền sản xuất xã hội. Mối quan hệ đất đai nó còn ảnh hưởng tới
lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Do đó, mối quan hệ đất đai được quan
tâm. ở nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước thì
vai trò, vị trí đất đai càng được nâng lên. Có những mối quan hệ đất đai mới nảy
sinh phức tạp. Vì vậy, cần có sự quản lý Nhà nước đối với nguồn tài nguyên này
để phát huy nguồn lực đất đai, khai thác và sử dụng có hiệu quả bảo vệ lợi ích
quốc gia, cộng đồng và cá nhân. Và một trong các công cụ để Nhà nước và các
cấp chính quyền thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai đó là công tác
hồ sơ địa chính. Thật vậy, hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, sổ sách ghi nhận
thông tin về đất đai để phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Nhìn vào
hồ sơ địa chính ta có thể biết được mọi thông tin về đất đai. Do hồ sơ địa chính
có vai trò quan trọng như vậy nên từ xa xưa Nhà nước ta đã tiến hành công tác
lập hồ sơ địa chính bằng hình thức đi từ đo đạc thủ công đến sử dụng các
phương tiện hiện đại là máy móc để đo đạc lập bản đồ địa chính để thiết lập lên
hồ sơ địa chính. Song trong tình hình hiện nay đất đai tham gia tích cực vào hoạt
động kinh tế xã hội, thị trường bất động sản hình thành, Do đó, đất đai cũng như
các mối quan hệ đất đai có nhiều thay đổi. Vì vậy để phản ánh đúng hiện trạng
đất đai, những biến đổi đất đai cần làm tốt công tác đăng kí thống kê đất đai, đo
đạc bản đồ, lập hồ sơ địa chính. Việc làm tốt công tác lập và quản lý hồ sơ địa
chính cho phép Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật, xác
lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng đất, tạo điều
kiện cho việc sử dụng đất đai một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Do vai trò
quan trọng của công tác này do vậy những năm qua Nhà nước chú trọng vào
thực hiện công tác này, nhưng đến nay trên cả nước chưa có bộ hồ sơ địa chính
hoàn chỉnh nào đó là yêu cầu bức xúc trong việc quản lý Nhà nước về đất đai.
Vì vậy em chọn đề tài
“Thực trạng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
hồ sơ địa chính ở nước ta”.
Mục đích nghiên cứu: tìm hiểu vai trò, mục đích ý nghĩa của công tác lập
và quản lý hồ sơ địa chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai đồng thời
tìm hiểu thực hiện công tác này từ đó tìm ra giải pháp để hoàn thiện công tác
quản lý Nhà nước về đất đai nói chung và công tác hồ sơ địa chính nói riêng.
Để đáp ứng mục đích nghiên cứu trên thì đối tượng nghiên cứu: các quan
hệ đất đai, đặc điểm, nội dung hồ sơ địa chính, yếu tố ảnh hưởng đến công tác
lập và quản lý hồ sơ địa chính để biết được các đặc điểm, yếu tố này ảnh hưởng
như thế nào tới việc lập và quản lý hồ sơ địa chính đồng thời nghiên cứu quá
trình lập và quản lý hồ sơ địa chính để tìm ra biện pháp nhằm thúc đẩy nhanh
tiến trình. Thông qua nghiên cứu nhữnh thuận lợi, khó khăn trong công tác lập
và quản lý hồ sơ địa chính của thành phố Hà Nội về việc thực hiện thí điểm tại
12 phường, xã, thị trấn tại Hà Nội từ đó rút ra kinh nghiệm để triển khai công tác
này trên toàn thành phố tiếp đến thực hiện trên cả nước
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử – tức là đặt việc xây dựng hồ sơ địa chính trong mối quan hệ của đất
đai cũng như nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai và các mối quan hệ
giữa các nội dung của hồ sơ địa chính. Ngoài ra sử dụng phương pháp phân tích,
tổng hợp, thống kê, tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ lý luận.
Nội dung gồm 3 phần:
+ Phần I: Cơ sở lý luận của công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính
+ Phần II : Thực trạng công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính ở nước ta
+ Phần III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hồ sơ địa chính.

919P8Mt15dcBhl8
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status