Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu phát triển và thử nghiệm dịch vụ thanh toán hộ qua Bưu điện - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu phát triển và thử nghiệm dịch vụ thanh toán hộ qua Bưu điện



MỤC LỤC.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN, THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ.
I- Khái niệm nghiên cứu Marketing công nghiiệp.
1. Khái niệm và tính chất đặc biệt nghiên cứu Marketing công nghiệp.
2. Vai trò và ứng dụng của nghiên cứu Marketing
II- Quá trình nghiên cứu Marketing.
1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
2. Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.
3. Thực hiện việc thu thập dữ liệu trên hiện trường.
4. Xử lý dữ liệu
5. Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu Marketing.
III- Nghiên cứu phát triển và thử nghiệm quan niệm dịch vụ mới.
1. Các giai đoạn của quá trình phát triển dịch vụ mới.
2. Nội dung nghiên cứu phát triển và thử nghiệm quan niệm dịch vụ mới
3. Sự cần thiết nghiên cứu phát triển và thử nghiệm dịch vụ mới
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN NGHIÊN CỨU TẠI HÀ NỘI.
I- Phát triển và thử nghiệm quan niệm dịch vụ thanh toán hộ qua Bưu điện:
1. Lý do tiến hành cuộc nghiên cứu
2. Phát triển và thử nghiệm dịch vụ thanh toán hộ qua Bưu điện.
II- Tình hình triển khai dự án nghiên cứu Marketing tại thị trường HN
1. Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
2. Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức.
3. Thực hiện việc thu thập dữ liệu trên hiện trường.
4. Xử lý dữ liệu.
5. Trình bày và báo cáo kết quả nghiên cứu Marketing.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN, THỬ NGHIỆM DỊCH VỤ THANH TOÁN HỘ QUA BƯU ĐIỆN TẠI TRUNG TÂM CHUYỂN TIỀN.
I- Nhận xét và kết luận về dự án nghiên cứu Marketing vừa triển khai tại Trung tâm Chuyển tiền.
II- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình nghiên cứu phát triển, thử nghiệm dịch vụ thanh toán hộ qua Bưu điện tại Trung tâm Chuyển tiền.
1. Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
2. Thiết kế dự án nghiên cứu chính thức
2.1. Nguồn gốc thông tin
2.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
3. Thu thập thông tin tại hiện trường
III- Những giải pháp về tổ chức và quản lý vĩ mô đối với hoạt động nghiên cứu phát triển và thử nghiệm dịch vụ mới.
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i.
Ngày nay, các tổ chức ngày càng ý thức được sự cần thiết và tính ưu việt của việc thường xuyên phát triển các sản phẩm mới (sản phẩm ở đây bao gồm cả sản phẩm hữu hình và vô hình). Tuy nhiên, những sản phẩm mới có thể thất bại. Tỉ lệ thất bại của sản phẩm công nghiệp là 30-40%, của sản phẩm tiêu dùng là trên 50% (Marketing công nghiệp. NXb Thống kê). Do vậy, giai đoạn phát triển sản phẩm mới luôn phải được thực hiện một cách có hệ thống và hiệu quả trong cả hai thị trường công nghiệp và tiêu dùng. Bởi đó chính là chìa khoá để đổi mới thành công. Về cơ bản, các giai đoạn phát triển sản phẩm mới cho thị trường công nghiệp giống thị trường tiêu dùng, bao gồm những giai đoạn sau:
Hình thành ý tưởng: Quá trình phát triển dịch vụ mới bắt đầu từ việc tìm kiếm những ý tưởng. Trong giai đoạn này, các tổ chức thường phải phối hợp, kích thích và tìm kiếm các ý tưởng mới, từ nhiều nguồn khác nhau. Các nguồn hình thành ý tưởng có thể là: khách hàng, các nhà khoa học, đối thủ cạnh tranh, công nhân viên, các thành viên của kênh và Ban lãnh dạo tối cao, trong đó khách hàng được xem là nguồn hợp lôgic nhất. Mặc dù, mục đích của giai đoạn này là sáng tạo ra nhiều ý tưởng, song những ý tưởng đáng xem xét phải tập trung vào những sản phẩm và thị trường mà công ty cần chú trọng... Ngoài ra, trong giai đoạn này, mục tiêu của dịch vụ mới cũng phải được xác định rõ như: tạo doanh thu lớn hay khống chế thị phần…
Sàng lọc ý tưởng: Việc sàng lọc những ý tưởng là sự đánh giá quan trọng đầu tiên trong quá trình phát triển dịch vụ mới. Sự sàng lọc liên quan đến mục tiêu và sự đánh giá có thứ tự các ý tưởng về dịch vụ mới, nhằm giảm bớt số ý tưởng xuống còn vài ý tưởng hấp dẫn và có tính thực tiễn. Những ý tưởng hấp dẫn và có tính thực tiễn được giữ lại thường phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Mục tiêu của công ty và mục tiêu Marketing
- Thị trường và tiềm năng bán hàng.
- Khả năng của công ty.
- Sự cống hiến của dịch vụ.
Sàng lọc là cần thiết nhưng tiến hành khó khăn. Lý do là nếu không có sự sàng lọc thích hợp, chi phí phát triển dịch vụ tăng lên đáng kể qua mỗi giai đoạn tiếp theo
Phát triển quan niệm và thử nghiệm: Những ý tưởng hấp dẫn phải được phát triển thành các phương án quan niệm dịch vụ nhằm tìm ra được những quan niệm tốt để người tiêu dùng đồng ý dùng thử. Bởi vì, đầu vào thị trường là cần thiết để cho một dịch vụ mới đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cạnh tranh một cách thuận lợi trên thị trường. Đó cũng là lý do mà công việc thử nghiệm phải được tiến hành ngay sau khi phát triển quan niệm dịch vụ mới.
Đối với quá trình phát triển dịch vụ mới thì bước thử nghiệm quan niệm dịch vụ cũng được xem như là thử nghiệm dịch vụ trên thị trường. Lý do của sự khác biệt này xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ: việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời.
Cụ thể của giai đoạn này xin được trình bày kỹ hơn ở phần nội dung tiếp theo.
Hoạch định chiến lược Marketing: Bây giờ, một chiến lược Marketing phải được hoạch định để tung dịch vụ mới ra thị trường. Kế hoạch chiến lược Marketing gồm ba phần:
- Phần thứ nhất mô tả quy mô, cơ cấu và hành vi của thị trường mục tiêu, dự kiến định vị sản phẩm, mức tiêu thụ và thị phần, các chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến trong một vài năm đầu tiên.
- Phần thứ hai của chiến lược Marketing trình bày giá dự kiến của sản phẩm, chiến dịch phân phối và ngân sách Marketing cho năm đầu tiên.
- Phần thứ ba của kế hoạch Marketing trình bày chỉ tiêu mức tiêu thụ lợi nhuận lâu dài và chiến lược Marketing mix theo thời gian.
Mục tiêu của giai đoạn này là tìm được một chiến lược Marketing phù hợp với khả năng tài chính và có hiệu quả về chi phí.
Thương mại hoá: thử nghiệm quan niệm dịch vụ có thể cung cấp đầy đủ thông tin để ban lãnh đạo quyết định xem có nên tung dịch vụ mới ra không? Nếu công ty tiếp tục thương mại hoá thì công ty phải chịu những chi phí lớn nhất từ trước đến giờ. Nó bao gồm chi phí trang bị cơ sở vật chất, thuê nhân viên cung cấp dịch vụ và chi phí Marketing (quảng cáo, khuyến mãi) cho việc xuất hiện của dịch vụ trên thị trường. Do đó, các quyết định chủ yếu cần được cân nhắc kỹ trong giai đoạn này là:
- Thời điểm dịch vụ mới xuất hiện trên thị trường.
- Chiến lược địa lý.
- Những khách hàng triển vọng của thị trường mục tiêu.
Giai đoạn thương mại hoá sẽ được đặt một kế hoạch tiếp theo khi mức tiêu dùng dịch vụ đúng như dự đoán.
Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ mới và thử nghiệm:
2.1. Khái niệm quan niệm dịch vụ (kịch bản dịch vụ):
Quan niệm dịch vụ là một cách giải thích ý tưởng bằng ngôn ngữ mà đối tượng tiêu dùng hiểu được.
Như chúng ta đã biết, người tiêu dùng không mua ý tưởng hàng hoá hay dịch vụ, mà họ mua các quan niệm hàng hoá hay dịch vụ đó. Điều này cũng có ý nghĩa, thực sự họ không phải mua hàng hoá hay dịch vụ mà họ mua những lợi ích hay giá trị do hàng hoá, dịch vụ mang lại. Bởi vậy mà khi hình thành quan niệm dịch vụ cho một ý tưởng, người ta thường phải xác định quá trình dịch vụ gồm hai mức dịch vụ là dịch vụ cốt lõi và dịch vụ bao quanh.
Dịch vụ cốt lõi là dịch vụ cơ bản, dịch vụ chủ yếu được cung cấp trên thị trường. Nó thoả mãn một nhu cầu nhất định vì nó mang lại một giá trị lợi ích cụ thể.
Dịch vụ cốt lõi quyết định bản chất của dịch vụ, nhờ đó nó quy định dịch vụ là loại này chứ không phải loại khác. Dịch vụ cốt lõi gắn liền với hệ thống cung ứng dịch vụ (Servuction) và lõi kỹ thuật của dịch vụ. Dich vụ cốt lõi có thể chiếm tới 70% chi phí của dịch vụ tổng thể song tác động để khách hàng nhận biết không lớn thường chiếm khoảng 30%. (Marketing công nghiệp. Tài liệu dịch. Nxb Thống Kê)
Dịch vụ bao quanh là những dịch vụ phụ, thứ sinh. Nó tạo ra những giá trị phụ thêm cho khách hàng, giúp khách hàng có sự cảm nhận tốt hơn về dịch vụ cốt lõi. Dịch vụ bao quanh chiếm khoảng 30% chi phí song gây tới 70% ảnh hưởng tác động tới khách hàng. Do vậy, sự cố gắng của nhà cung cấp dịch vụ cần tập trung vào việc tăng thêm dịch vụ bao quanh và tạo sự khác biệt với dịch vụ cạnh tranh.
Đặt trong mối quan hệ của dịch vụ tổng thể, dịch vụ cốt lõi và dịch vụ bao quanh là những dịch vụ riêng biệt cùng trong hệ thống để tạo ra dịch vụ tổng thể. Chúng có hệ thống cung cấp dịch vụ riêng, để cung cấp giá trị cho người tiêu dùng.
2.2. Nội dung nghiên cứu phát triển dịch vụ:
Việc phát triển quan niệm dịch vụ là việc chuyển ý tưởng dịch vụ thành một số quan niệm dịch vụ. Trên thực tế quan niệm dịch vụ hình thành nhờ vào việc trả lời ba câu hỏi.
Thứ nhất, ai sẽ tiêu dùng dịch vụ đó?
Thứ hai là cần tạo ích lợi chủ yếu nào?
Thứ ba là dịch vụ này được tiêu dùng vào lúc nào?
Khi đó dịch vụ cốt lõi và dịch vụ bao quanh có thể khác nhau đôi chút về mức độ giữa các khả năng trả lời khác ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status