Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Vova - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động tại công ty TNHH Vova



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG 3
I. Vốn lưu động 3
1. Khái niệm vốn lưu động 3
2. Đặc điểm của vốn lưu động 3
3. Phân loại 4
4. Vai trò 4
II. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 5
1. Định nghĩa 5
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6
3. Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 7
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động 8
Chương 2: THỰC TRẠNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2007,2008,2009 13
I. Giới thiệu chung về công ty TNHH VOVA 13
1. Lịch sử hình thành 13
2. Chức năng và nhiệm vụ 14
3. Cơ cấu tổ chức 16
II. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính của công ty trong 3 năm 2007,2008 và 2009 18
III. Thực trạng quản trị tiền mặt 22
1. Sự cần thiết của việc quản trị tiền mặt đối với công ty 22
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị tiền mặt 23
3. Tốc độ chi tiền mặt 24
IV. Thực trạng quản trị khoản phải thu 25
1. Chính sách tín dụng sử dụng và quản lý các khoản phải thu 25
2. Thời hạn bán chịu 27
3. Chính sách chiết khấu 28
4. Chính sách thu tiền 28
5. Một số công cụ dùng để đánh giá khoản phải thu 30
V. Thực trạng quản trị hàng tồn kho 31
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG 34
I. Giải pháp quản trị tiền mặt 34
1. Nội dung thực hiện 35
2. Cách thực hiện. 35
II. Nâng cao hiệu quả quản trị khoản phải thu 37
1. Cơ sở thực hiện 37
2. Cách thức thực hiện 38
III. Nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho 41
Chương 4: KẾT KUẬN 42
I. Kết luận 42
II. Kiến nghị 43
1. Đối với doanh nghiệp. 44
2. Đối với chính phủ 44

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
 Quá trình hội nhập và phát triển cùng nền kinh tế khu vực và thế giới đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội và thử thách mới. Hội nhập đồng nghĩa với việc hàng hoá bên ngoài tràn vào với giá rẻ hơn và những hàng hoá có lợi thế hơn xuất khẩu ra nước ngoài, nhưng đồng thời cũng làm tăng sức ép cạnh tranh vốn đã gay gắt lại càng gay gắt hơn giữa các doanh nhiệp. Do đo,ù để đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải vận động tối đa mọi biện pháp nhằm đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Trong đó phải kể đến công tác quản lý lượng vốn lưu động trong doanh nghiệp, tăng cường các chính sách tín dụng, quản lý tiền mặt và dự trữ hàng tồn kho.
 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần biết ứng dụng kịp thời các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại vào trong sản xuất nhằm tăng sức cạnh tranh.
2. Mục đích nghiên cứu
 Phân tích một cách khái quát công tác quản trị vốn lưu động.Đây cũng là một trong những việc rất quan trọng giúp công ty TNHH VOVA đứng vững và phát huy thế mạnh của mình trên thị trường.
 Qua phân tích thực trạng, em cũng chỉ ra những điểm mạnh cũng như những khó khăn hạn chế còn tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đóng góp một số ý kiến, giải pháp để mong góp một phần nhỏ bé cuả mình vào sự phát triển của công ty.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Phân tích một cách tổng quan về tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động của công ty TNHH VOVA trong ba năm 2007,2008 và 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
 Thu thập số liệu
 Phỏng vấn những thành viên trong công ty
 Qua số liệu sẵn có kết hợp với những chỉ tiêu tài chính thích hợp để phân tích.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được chia thành 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về vốn lưu động
Chương 2: Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007,2008 và 2009
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

I. Vốn lưu động
1. Khái niệm vốn lưu động
Vốn lưu động là chỉ số liên quan đến lượng tiền mà doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Hay nói một cách cụ thể hơn , đó là lượng tiền cần thiết để tài trợ cho hoạt động chuyển hoá nguyên liệu thô thành sản phẩm bán ra thị trường. Trong bảng cân đối kế toán cuả doanh nghiệp, tài sản lưu động được thể hiện ở bộ phận tiền mặt, các khoản có khả nặng thanh toán cao, các khoản phải thu và hàng tồn kho. Các nhà phân tích thường xem xét các khoản mục này để đánh giá hiệu quả và tiềm lực của một công ty. Quản lý và sử dụng và sử dụng hợp lý tài sản lưu động có ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu chung của doanh nghiệp.
2. Đặc điểm của vốn lưu động
 Hình thái hiện vật: đó là toàn bộ nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm.
 Hình thái giá trị: là toàn bộ toàn bộ giá trị bằng tiền của nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, giá trị tăng lên do sử dụng lao động trong suốt quá trình sản xuất và những chi phái bằng tiền torng lĩnh vực lưu thông. Có thể biểu hiện bằng công thức chung: T-H-SX-H-T. Trong quá trình vận động, đầu tiên vốn lưu động biểu hiện dưới hình thức tiền tệ và khi kết thúc cũng dưới hình thức tiền tệ. Một vòng khép kín đó gợi mở cho chúng ta thấy hàng hoá được mua vào để sản xuất sau đó bán ra, việc bán được hàng tức là được khách hàng chấp nhận và doanh nghiệp nhận được tiền doanh thu bán hàng và dịch vụ cuối cùng. Các kết quả đó giúp ta sáng tạo ra một cách thức quản lý vốn lưu động tối ưu và đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
3. Phân loại
3.1 Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động
 Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động.
 Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm giá tị của sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, chi phí chờ kết chuyển.
 Vốn lưu động trong khâu lưu thông: giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền( kể cả vàng bạc đá quý…) các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản phải thu.
3.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện
 Vốn vật tư, hàng hoá: bao gồm giá trị của vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ lao động, giá trị bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, thành phẩm.
 Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn vằng tiền ( kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn, các khoản vốn trong thanh toán…
3.3 Phân loại theo mối quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này, vốn lưu động được phân thành vốn chủ sở hữu và vốn vay. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp có được là do vốn của bản thân doanh nghiệp hay là do các khoản nợ. Từ đó có cách quyết định và quản lý vốn phù hợp.
3.4 Phân loại theo nguồn hình thành
Xét về nguồn hình thành, vốn lưu động được hình thành qua các nguồn: vốn điều lệ, vốn tự bổ sung, vốn kinh doanh, liên kết, vốn đi vay
4. Vai trò
 Vốn là yếu tố của mọi hoạt động kinh doanh. Vốn là tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

mL3q3n02IOb3pG9
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status