Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm của công ty xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU CỦA HỆ THỐNG CÁC DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. KHÁI NIỆM 3
1. Khái niệm, nhiệm vụ của công ty thương mại trong giai đoạn hiện nay 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Nhiệm vụ của công ty thương mại trong giai đoạn hiện nay 4
2. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 5
2.1. Khái niệm 5
2.2. Vai trò của xuất khẩu 6
3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 12
II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC XUẤT KHẨU 17
1. Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh 18
1.1. Nghiên cứu thị trường 18
1.2. Chọn thị trường, mặt hàng kinh doanh 20
1.3. Lập phương án kinh doanh 21
2. Đàm phán ký kết hợp đồng 21
3. Thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu 23
4. Tổ chức thực hiện hợp đồng 26
4.1. Xin giấy phép xuất khẩu 27
4.2. Kiểm tra L/C 27
4.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 28
4.4. Làm thủ tục hải quan 28
4.5. Mua bảo hiểm và thuê tàu lưu cước 29
4.6. Giao hàng xuất khẩu 29
4.7. Làm thủ tục thanh toán 29
5. Đánh giá kết quả 30
III. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN Ở NƯỚC TA 30
1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản ở nước ta 31
2. Định hướng phát triển xuất khẩu 32
2.1. Định hướng chung 32
2.2. Định hướng về thị trường 34
2.3. Định hướng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực 34
CHƯƠNG II 35
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI – AGREXPORT 35
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY XNK NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI 35
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 35
1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35
1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính của công ty XNK Nông sản – Thực phẩm Hà Nội 36
2 . Hệ thống tổ chức 37
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 37
2.2. Cơ cấu lao động của Công ty 40
II. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY 41
3. Thị trường XNK của AGREXPORT HN 45
3.1 Thị trường trong nước 45
3.2 Thị trường ngoài nước. 46
4. Quy trình xuất khẩu 46
4.1. Chào hàng 46
4.2. Làm phương án kinh doanh 47
4.3. Ký giấy ủy quyền 47
4.4. Ký hợp đồng nội 47
4.5. Ký hợp đồng ngoại 48
4.6. Giao hàng 48
4.7. Làm thủ tục thanh toán 48
5. Đánh giá 49
5.1 ưu điểm 49
5.2 Tồn tại 50
5.3 Nguyên nhân tồn tại 52
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN THỰC PHẨM 53
I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 53
1. Định hướng của Đảng, Nhà nước về khuyến khích , đẩy mạnh xuất khẩu 53
2. Định hướng phát triển và kinh doanh của công ty XNK Nông sản Thực phẩm Hà Nội trong thời gian tới 54
2.1. Nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu năm 2003 và các chỉ tiêu khác 54
2.2. Một số giải pháp cho thực hiện kế hoạch năm 2003 54
II/ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XUẤT KHẨU 56
1/ Đổi mới và hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 56
2/ Nghiên cứu phát triển thị trường 58
3/ Hoàn thiện công tác thu mua tạo nguồn hàng 65
3.1/ Nghiên cứu lựa chọn nguồn hàng mua 65
3.2. Lựa chọn cách mua 66
4/ Tăng cường các biện pháp xúc tiến hoạt động xuất khẩu 68
4.1/ Nhu cầu của khách hàng 68
4.2/ Mở rộng mạng lưới phân phối 68
4.3/ Quyết định về chủng loại sản phẩm 69
4.4/ Quyết định nhãn hiệu sản phẩm 70
4.5/ Hội chợ triển lãm 70
5/ Nâng cao sức cạnh tranh hàng nông sản xuất khẩu tại công ty 71
6. Giữ vững và nâng cao uy tín của công ty 73
7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của cán bộ công nhân viên 75
8. Hạn chế rủi ro trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản 76
III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 77
1. Kiến nghị về công tác chuẩn bị thị trường xuất khẩu nông sản và mở rộng các quan hệ thương mại quốc tế 77
2. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản 77
3. Lập quỹ bảo hiểm 79
4. Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại. 79
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

so với ấn Độ cũng tăng từ 4,3% (năm 1992) lên 9,32% (năm 1998) kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam so với Thái Lan cũng có tăng nhưng so với tốc độ chậm hơn từ 5,87% (năm 1992) lên 8,81% (năm 1998). So với các đối thủ cạnh tranh thì tốc độ tăng sản lượng của họ thấp hơn nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Chẳng hạn trong khi sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần, sản lượng cà phê xuất khẩu của Brazin chỉ gấp 2,6 lần Việt Nam thì kim ngạch xuất khẩu lại gấp 3,93 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng khác cũng trong tình trạng tương tự.
Trừ mặt hàng gạo, còn 3 mặt hàng kia lại có sự chênh lệch khá lớn về số lượng so với các đối thủ cạnh tranh chính: cà phê chỉ bằng 1/3 của Indonexia, chè chỉ bằng 1/6,7 của ấn Độ, 1/8 của Slilanca, cao su chỉ bằng 1/5 của Malaisia và 1/9 của Thái Lan… Như vậy, 10 năm qua tuy đã có sự phát triển vượt bậc song nhìn chung nông sản xuất khẩu của Việt Nam (trừ gạo) còn chiếm số lượng nhỏ so với các đối thủ cạnh tranh, chưa đủ sức để chi phối đến sự biến động giá cả trên thị trường thế giới và nông sản Việt Nam vẫn phải chịu tác động của giá cả thế giới và lấy đó làm tiêu chuẩn phấn đấu cho mình.
Về chất lượng hàng nông sản xuất khẩu có được cải thiện đáng kể ở hầu hết các mặt hàng. Tuy nhiên mẫu mã đơn điệu nên chưa thâm nhập được vào phần thị trường cao cấp, giá nông sản xuất khẩu có tăng nhưng vẫn thấp hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và thấp hơn so với giá thế giới đây được xem là những nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới có sự chênh lệch đáng kể.
Định hướng phát triển xuất khẩu
2.1. Định hướng chung
Chiến lược phát triển xnk thời kỳ 2001-2005 là 16%/năm. Theo mục tiêu này, kim ngạch xuất khẩu năm 2005 dự kiến sẽ đạt 30 tỷ USD. Do gặp nhiều khó khăn nên mặc dù đã hết sức cố gắng, xuất khẩu của ta năm 2001 mới tăng 4% so với năm 2000, năm 2002 tăng 11,2% với 2001. Với kim ngạch năm 2002 là 16,7 tỷ USD, dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân thời kỳ 2003-2005 phải đạt tới 22% /năm thì mới có thể đạt được mục tiêu 30 tỷ USD vào năm 2005.
Tình hình trong nước và bên ngoài đặt khá nhiều thách thức đối với xuất khẩu trong năm 2003 và những năm tiếp theo. Năm 2003 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu của cả thời kỳ 2001-2005. Trong bối cảnh đó, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 2 đã xác định chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu của năm 2003 là 18 tỷ USD, tăng 7,5-8% so với năm 2002. Mục tiêu này rất có cơ sở và phù hợp với tình hình thực tế. Nhưng với quyết tâm đẩy mạnh xuất khẩu, nỗ lực hướng tới mục tiêu nêu trong Chiến lược, Bộ thương mại đề ra kế hoạch phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 18,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2002. Để đạt được mục tiêu này cần có sự nỗ lực rất lớn của các ngành hàng nói chung và ngành hàng nông sản thực phẩm nói riêng, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm thuộc chủ lực phải phấn đấu như sau:
Bảng 2: Kế hoạch xuất khẩu hàng nông sản:
Mặt hàng
Số lượng (1000 tấn)
So với 2002 (%)
Trị giá (triệu USD)
So với 2002 (%)
Tỷ trọng 2002 %
Tỷ trọng 2003 %
Tổng KNXK

nhóm nông, thủy sản.
- Gạo.
- Cà phê.
- Cao su.
- Hạt tiêu.
- Hạt điều.
- Rau quả.
- Thủy sản.

3.200
600
470
80
70
98,7
83,5
105
104,4
112,5
18.500
4.532
725
420
350
120
240
230
2.300
111
113,4
100
130
130
112
115
114
114
23,9
24,5
Nguồn: Kế hoạch xuất khẩu Bộ Thương mại
2.2. Định hướng về thị trường
Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Bên cạnh việc tích cực thâm nhập thị trường Hoa Kỳ, cần tăng cường xuất khẩu vào các thị trường Châu á và một số nước EU mới. Bên cạnh đó, cần bắt tay nghiên cứu một số thị trường khác tại khu vực Mỹ Latinh như Mêhicô, Achentina, Brazin, Chile để tìm kiếm cơ hội mới cho xuất khẩu.
2.3. Định hướng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
bao gồm: nhóm hàng nông, thủy sản; nhóm hàng chế biến; nhóm khoáng sản.
Chương II
hoạt động xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Hà Nội – AGREXPORT
I. Khái quát chung về tình hình công ty XNK nông sản thực phẩm Hà Nội
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Được thành lập năm 1963 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mang tên tổng công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội và do Bộ thương mại quản lý. Công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội, tên giao dịch là AGREXPORT – Hà Nội có trụ sở tại số 6 Tràng Tiền.
Năm 1985 công ty được chuyển sang Bộ Nông nghiệp và công nghiệp quản lý theo quyết định số 08-HĐBT ngày 14/01/1985. Đến năm 1995, công ty đổi tên thành công ty XNK Nông sản - Thực phẩm Hà Nội thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý theo quyết định số 90-TTG ngày 17/03/1994 của Thủ tướng Chính phủ và công văn hướng dẫn của UBKH Nhà nước số 04/UBKH ngày 05/05/1994.
Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm và cùng đi lên với sự phát triển của đất nước.
- Từ năm 1963 đến 1975 là thời kỳ Đảng và nhà nước thực hiện hai nhiệm vụ lớn là : Xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Phương châm chính của công ty trong giai đoạn này là đẩy mạnh XK và tranh thủ NK. Về XK, công ty đã thành lập nhiều trạm thu mua từ Cao Bằng, Lạng Sơn đến Nghệ An. Về NK, chủ yếu là hàng viện trợ của các nước XHCN như : lúa mỳ, bột mỳ, ngô, thịt hộp, thực phẩm khô …
- Từ năm 1975 đến 1985: khi đất nước hoàn toàn Giải phóng, Nhà nước thực hiện cơ chế tập trung bao cấp. Trong thời kỳ này công ty được độc quyền trong lĩnh vực kinh doanh XNK hàng nông sản thực phẩm với các nước XHCN trên địa bàn hoạt động của công ty. Hàng XNK chủ yếu là gạo, đậu tương, lạc, rượu, bia, chè, cà phê, lương thực từ Liên Xô (cũ), đường (Cuba) và các nước Đông Âu khác.
- Từ 1985 đến 1990 là thời kỳ đầu của quá trình đổi mới đất nước, niệm vụ chủ yếu của công ty là thực hiện những nghị định đã ký của nước ta với các nước XHCN. Các mặt hàng XK chủ yếu là: lạc nhân, đậu tương, dầu lạc, cà phê … và NK chủ yếu các mặt hàng phục vụ sản xuất Nông nghiệp và nhu cầu tiêu dùng xã hội.
- Từ 1991 đến nay : thời kỳ đầu của giai đoạn này công ty đã gặp nhiều khó khăn do Nhà nước chuyển đổi quản lý nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong kinh doanh XNK công ty đã gặp nhiều vấn đề phức tạp và việc cân đối tài chính vẫn do nhà nước trợ giúp. Từ những năm 1994 đến nay công ty phải tự hạch toán cân đối tài chính, trả khấu hao TSCĐ, vay vốn ngân hàng, nộp các khoản phải nộp cho ngân sách Nhà nước và chăm lo đến đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty.
Thực tế hoạt động kinh doanh công ty đã sớm thích ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status