Hoàn thiện công tác hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT 3
1. Lí luận chung về hoàn thuế 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Mục đích của hoàn thuế 3
1.3. Các yêu cầu cần thiết của công tác hoàn thuế 4
1.3.1. Yêu cầu đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT) 4
1.3.2. Yêu cầu đối với cơ quan thuế 5
2. Thuế GTGT và hoàn thuế GTGT theo quy định hiện hành ở Việt Nam 5
2.1. Một số vấn đề cơ bản về thuế GTGT 5
2.1.1. Khái niệm, bản chất 5
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của thuế GTGT 6
2.1.3. Nội dung cơ bản của Luật thuế GTGT hiện hành ở Việt Nam 8
2.1.4. Tác dụng của thuế GTGT 14
2.2. Hoàn thuế GTGT và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay 15
2.2.1. Hoàn thuế GTGT 15
2.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay 27
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác hoàn thuế GTGT 29
2.3.1. Nhân tố chủ quan (cơ quan thuế) 29
2.3.2. Nhân tố khách quan 31
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOÀN THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘi 33
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 33
1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp 33
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế Hà Nội 34
1.2.1. Phòng quản lý doanh nghiệp nhà nước 34
1.2.2. Phòng xử lý dữ liệu - tin học 34
1.2.3. Phòng tổng hợp dự toán 35
1.2.4. Phòng thanh tra 35
1.2.5. Phòng tuyên truyền hỗ trợ 35
1.2.6. Phòng quản lý ấn chỉ 35
1.2.7. Phòng hành chính 35
2. Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp tại Cục thuế Hà Nội 36
2.1. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT 36
2.1.1. Kết quả thu Ngân sách 36
2.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế 39
2.2. Công tác hoàn thuế 40
2.2.1. Quản lý hồ sơ hoàn thuế 40
2.2.2. Quản lý đối tượng hoàn thuế 42
2.2.3. Công tác thực hiện quy trình hoàn thuế 44
2.3. Một số vấn đề tồn tại trong việc giải quyết hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội 45
2.3.1. Về hồ sơ hoàn thuế 45
2.3.2. Về đối tượng hoàn thuế 46
2.3.3. Về hoá đơn, chứng từ 47
2.3.4. Về kiểm tra sau hoàn thuế 49
2.3.5. Về quy trình hoàn thuế 50
2.4. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác hoàn thuế 51
2.4.1. Các doanh nghiệp không hiểu rõ về Luật thuế GTGT 51
2.4.2. Thiếu sự triển khai đồng bộ, làm việc không thống nhất theo quy định giữa các ngành và các cơ quan quản lý 51
2.4.3. Thiếu phương tiện để tuyên truyền hướng dẫn nộp thuế 53
2.4.4. Các doanh nghiệp còn thiếu tinh thần tự giác trong việc kê khai và hoàn thuế GTGT 53
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HOÀN THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC KHỐI CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 54
1. Định hướng hoạt động của Cục thuế Hà Nội (chủ yếu về quản lý thuế GTGT) 54
2. Những giải pháp hoàn thiện 57
2.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đến các ĐTNT và mọi tầng lớp nhân dân 57
2.2. Tăng cường nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các ĐTNT 57
2.3. Tăng cường quản lý hoá đơn, chứng từ; đưa việc thực hiện các chế độ hoá đơn, chứng từ, sổ sách kế toán vào nề nếp, kỷ cương 58
2.4. Chú trọng đến công tác kiểm tra hoàn thuế 60
2.4.1. Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ hoàn thuế 60
2.4.2. Tăng cường công tác kiểm tra sau hoàn thuế 62
2.5. Cải tiến thủ tục hành chính, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa quy trình hoàn thuế GTGT đã ban hành 65
2.6. Tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp việc ghi chép, sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định 64
2.7. Phối hợp giữa liên ngành tài chính và công an để có biện pháp chống hoá đơn giả, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 64
2.8. Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thuế 65
3. Một số kiến nghị 65
3.1. Đối với Chính Phủ 65
3.2. Đối với Bộ tài chính 67
3.3. Đối với Tổng Cục thuế 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU

Thuế là nguồn thu chính của Ngân sách Nhà nước, thuế được sử dụng như là một công cụ quan trọng nhằm bảo đảm thúc đẩy phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá, khuyến khích đầu tư..Ngoài ra nó cũng góp phần đưa nền kinh tế phát triển theo một quỹ đạo thống nhất, nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Ở nước ta thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT) trước đây được gọi là thuế doanh nghiệp. Từ khi cải cách thuế bước 1 vào năm 1990 thì nó được đổi tên thành thuế doanh thu. Thuế doanh thu có nhiều mức thuế suất, được phân biệt theo ngành và mặt hàng, nó có nhược điểm lớn nhất là thu thuế trùng lắp cho nên khi chuyên môn hoá càng sâu thì số thuế phải nộp lại càng nhiều. Do vậy, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, giá cà hàng hoá do cung - cầu trên thị trường quyết định thì thuế doanh thu với nhiều mức thuế suất đã không còn phù hợp nữa, nếu ta vẫn tiếp tục duy trì thì sẽ chỉ làm tăng lên khó khăn, phức tạp trong quản lý và tạo nhiều kẽ hở cho việc trốn lậu thuế.
Thực hiện chương trình cải cách thuế bước 2, Luật thuế GTGT đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua tại kỳ họp thứ 11 (từ ngày 2/4 đến ngày 10/5/1997); có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999 thay cho Luật thuế doanh thu. Thuế GTGT ra đời đã chứng tỏ được những ưu thế của nó, đặc biệt là vấn đề đảm bảo được số thu cho Ngân sách, khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Luật thuế GTGT cũng nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc mà bằng chứng của nó la Bộ tài chính đã phải ban hành rất nhiều văn bản để hướng dẫn thi hành Luật. Trong số những vướng mắc ấy nổi cộm lên là công tác hoàn thuế GTGT. Công tác hoàn thuế GTGT là một nghiệp vụ của Luật thuế GTGT, nó bao hàm rất nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội và cũng là một cách để các đối tượng nộp thuế (ĐTNT) lợi dụng kẽ hở để lừa đảo, bòn rút tiền của Nhà nước.
Phòng quản lý doanh nghiệp Nhà nước số 2 thuộc Cục thuế Hà Nội (còn gọi là phòng quản lý các doanh nghiêp Nhà nước thuộc khối Công - nông - ngư nghiệp) là phòng quản lý thu tập trung nhiều đơn vị trọng điểm có số thu Ngân sách lớn và số thuế xin hoàn và được hoàn cao nhất toàn Cục thuế. Thực tế việc thực hiện công tác thu thuế GTGT và hoàn thuế GTGT không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, mà liên tục nảy sinh những vấn đề cần hoàn thiện: các doanh nghiệp liên tiếp kêu ca về việc hoàn thuế chậm, phiền phức; nhiều trường hợp lợi dụng hoàn thuế để lừa đảo hàng chục tỷ đồng cũng bị phanh phui..Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh Luật thuế, tránh làm thất thoát Ngân sách, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài:" Hoàn thiện công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm có ba phần chính sau đây:
Chương I: Lí luận chung về hoàn thuế và hoàn thuế GTGT
Chương II: Thực trạng công tác hoàn thuế GTGT đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hoàn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc khối công nghiệp trên địa bàn Hà Nội.












CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOÀN THUẾ VÀ HOÀN THUẾ GTGT

1. Lí luận chung về hoàn thuế:
1.1. Khái niệm:
Thuế tất yếu ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện hai mục đích chủ yếu là: đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để thực hiện tốt các mục đích này, việc thực thi các hệ thống thuế của mỗi quốc gia cần chú trọng tất cả các nội dung và phương diện của công tác quản lý thu nộp thuế. Hoàn thuế chính là một trong những nội dung của công tác này. Ta có thể khái niệm về hoàn thuế như sau:
Hoàn thuế là việc Ngân sách Nhà nước hoàn trả cho đối tượng nộp thuế (ĐTNT) khoản thuế đã nộp theo những điều kiện đã quy định trong các Luật thuế.
1.2. Mục đích của hoàn thuế:
- Giảm bớt khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp là ĐTNT trong kinh doanh: vốn luôn là vấn đề hết sức nóng bỏng đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. Để khuyến khích đầu tư và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà nước thực hiện hoàn thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu hồi được vốn đã ứng trước.
Ví dụ: trong Luật thuế GTGT có quy định đối với cơ sở kinh doanh đầu tư mới đã đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động, chưa phát sinh thuế đầu ra, nếu thời gian đầu tư từ một năm trở lên sẽ được xét hoàn thuế đầu vào theo từng năm. Số thuế GTGT đầu vào của tài sản đầu tư được hoàn có giá trị lớn từ 200 triệu đồng trở lên thì được xét hoàn thuế theo từng quý.
- Trả lại số thuế do thay đổi tính chất của việc sử dụng hàng hoá: đối với loại hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam nhưng không được tiêu dùng trong nước mà đem xuất khẩu, về mặt nguyên tắc thuế gián thu không điều tiết, do vậy được hoàn toàn bộ số thuế đầu vào đã trả nằm trong những hàng hoá đó.
Đối với những loại hàng hoá được mua bằng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân người nước ngoài thì được hoàn số thuế nằm trong giá cả của hàng hoá đó, vì mục đích sử dụng những hàng hoá này mang tính nhân đạo như cứu giúp đồng bào bị thiên tai, lũ lụt,..
- Thực hiện phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
Ví dụ: nhằm khuyến khích phát triển lĩnh vực xuất khẩu, trong Luật thuế GTGT Nhà nước quy định thuế suất bằng 0% đối với loại hàng hoá này, có nghĩa là thuế đầu ra không những không phải đóng mà còn được hoàn lại toàn bộ số thuế đầu vào nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong Luật thuế xuất nhập khẩu, Nhà nước cho phép hoàn thuế nhập khẩu cho nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu, hàng gia công cho nước ngoài.
Trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Nhà nước thực hiện hoàn thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài dùng lợi nhuận để tái đầu tư…
1.3. Các yêu cầu cần thiết của công tác hoàn thuế:
Để thực hiện hoàn thuế đảm bảo cho các mục đích nói trên thì cả cơ quan thuế và ĐTNT phải chấp hành tốt các quy định trong công tác hoàn thuế. Nếu thực hiện không tốt, một mặt sẽ không đáp ứng được các mục đích của hoàn thuế, mặt khác sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế xã hội như:Nhà nước sẽ thất thoát nguồn thu khi phải chi ra nhiều hơn số tiền hoàn thuế, doanh nghiệp không được trả vốn kịp thời để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh tạo đà cho các hành vi gian dối của ĐTNT, hay là gây ra sự mất công bằng giữa các ĐTNT…Vì vậy, công tác hoàn thuế phải được thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu sau:
1.3.1. Yêu cầu đối với đối tượng nộp thuế (ĐTNT):
- Thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy định của các Luật thuế. Đối với các trường hợp thuộc diện được hoàn thuế thì phải lập hồ sơ xin hoàn thuế. Hồ sơ phải được lập một cách đầy đủ, đảm bảo phản ánh chính xác, trung thực tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp đúng như các căn cứ quy định. Các số liệu tự kê khai trong hồ sơ phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, mọi sai sót doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
- Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện công tác hoàn thuế.


ew1hcdR8g65YRom
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status