Hoạt động đầu tư trực tiếp của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động đầu tư trực tiếp của các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và các công ty xuyên quốc gia 2
I. Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .2
2. Tác động của FDI đối với nước nhận đầu tư .2
3. Các hình thức FDI .3
4. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến FDI vào các nước đang phát triển .4
II. Khái luận chung về Công ty xuyên quốc gia ( TNCs)
1. Khái niệm và đặc điểm của TNCs .6
2. Mục tiêu và những tác động của TNCs tới nền kinh tế thế giới .8
3. Qúa trình hình thành và phát triển của TNCs trên thế giới 11
4. Chiến lược khai thác và chiếm lĩnh thị trường quốc tế của các TNCs ở thế kỷ XXI 13
5. Thu hút FDI của TNCs vào một số nước đang phát triển - kinh nghiệm và bài học cho các quốc gia khác 15
Chương II: Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 19
I- Tình hình FDI vào Việt Nam thời gian qua 19
*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành 19
*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo địa phương 20
* Phân tích cơ cấu đầu tư theo đối tác đầu tư nước ngoài 21
*- Phân tích cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư 22
II- Tình hình đầu tư trực tiếp của các TNCs 23
1- Tình hình chung 23
2- Tình hình của các TNCs đến từ các quốc gia hàng đầu thế giới 24
3- Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam 28
4- Đánh giá tình hình thu hút FDI của các TNCs vào Việt Nam thời gian qua 32
5- Nguyên nhân của những hạn chế 36
Chương III: Quan điểm và một số giải pháp nhằm thu hút FDI của các TNCs 42
I- Mục tiêu và quan điểm của Nhà nước trong việc thu hút FDI của TNCs 42
1- Mục tiêu 42
2- Quan điểm của Việt Nam trong việc thu hút FDI của TNCs 42
II- Một số giải pháp nhằm thu hút FDI nói chung 44
1- Nhóm giải pháp về nhận thức 44
2- Nhóm giải pháp về văn hoá xã hội 45
3- Nhóm giải pháp về kinh tế 46
III- Các giải pháp nhằm thu hút FDI của TNCs 53
1- Đa dạng hoá các hình thức đầu tư đặc biệt chú trọng đến các hình thức mà TNCs ưa thích 53
2- Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu 54
3- Việc quy hoạch và vận động đầu tư phải căn cứ vào khuynh hướng, chiến lược phát triển của các TNCs trên thế giới 55
4- Cần có sự nỗ lực nhằm xây dựng những đối tác Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của các TNCs 56
5- Đảm bảo sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường . 57
6- Phát triển thị trường vốn 58
7- Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các TNCs 58
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tác kinh doanh.
Một đặc điểm trong hoạt động đầu tư trực tiếp của các công ty TNCs Mỹ là bao giờ cũng đi kèm với các hoạt động bổ trợ khác như xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, đào tạo.... Đặc biệt, các TNCs Mỹ luôn coi trọng hoạt động R&D (hoạt động nghiên cứu và phát triển), thực hiện chuyển giao công nghệ để đi trước các đối thủ cạnh tranh, giữ vai trò chi phối tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực mà nó tham gia.
Hơn nữa, trước khi thực hiện các chiến lược đầu tư và thương mại dài hạn, các TNCs Mỹ luôn tích cực tạo dựng hhinhf ảnh của mình cũng như tăng cường sự hiểu biết về thị trường Việt Nam thông qua các quỹ hỗ trợ văn hoá và phát triển khoa học như quỹ Ford Foundation của Mỹ. Nội dung hoạt động của quỹ này là giúp cho các đối tác Việt Nam, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các hội-sở và một số cơ quan chính phủ... thực hiện trao đổi văn hóa, đào tạo, hội thảo khoa học nhằm tăng cường sự hiểu biết giữa hai nước.
Có thể nhận thấy, các lĩnh vực mà các TNCs Mỹ quan tâm là những lĩnh vực mà Việt Nam khuyến khích đầu tư như: Dỗu khí, năng lượng, Xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo máy móc, điện tử, hoá chất, công nghiệp khai thác và chế biến hải sản. Các TNCs Mỹ khi tham gia vào thị trường Việt Nam cũng đã chiếm một thị phần đáng kể trên thị trường và tạo thêm hàng nghìn việc làm, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng trăm triệu USD. Đồng thời, cũng đã góp phần nâng cao đời sống người dân Việt Nam thông qua việc tài trợ cho y- tế, giáo dục, thể thao, văn hoá...
Tuy nhiên, xét cho cùng thì các TNCs là những người chậm chân hơn trong quan hệ với Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư. Thời gian qua mới chỉ là bước dạo đầu để các TNCs Mỹ thăm dò tìm hiểu môi trường đầu tư của Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng, việc thu hút FDI của các TNCs Mỹ cũng có những thụân lợi và khó khăn. Hiện nay khi hai nước đã ký hiệp định thương mại song phương, Mỹ sẽ dành cho Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc, nhưng đôi khi cần thì đối tác gian ngoan này cũng làm hại đến ta ngay mà không cần tính toán.
Hy vọng trong tương lai, Mỹ và Việt Nam sẽ hợp tác hơn nữa để các nhà đầu tư đặc biệt là các TNCs Mỹ vào Việt Nam được thuận tiện hơn.
*Các TNCs Nhật Bản
Thông qua con đường giao lưu kinh tế- văn hoá, các tập đoàn kinh doanh của Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm. Xuất khẩu hàng hoá vẫn được các TNCs Nhật Bản lựa chọn là hình thức thâm nhập thị trường để tránh rủi ro, nhất là vẫn giữ được quan hệ tốt với Mỹ khi Mỹ chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Tuy nhiên, trước năm 1994, khi Mỹ chưa bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam vẫn còn rất dè dặt. Tới cuối năm 1994, mới chỉ có 76 dự án, với tổng vốn cam kết là 791 triệu USD. Mực đầu tư cao nhất là vào lĩnh vực dầu khí (gần 10%) và khách sạn du lịch( 10%), còn lại là các ngành dịch vụ, công nghiệp chế tạo và ngư nghiệp.
Sau khi Mỹ tuyên bố xoá bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động đầu tư của các TNCs Nhật Bản ở Việt Nam cũng bắt đầu khởi sắc, với mức tăng trưởng liên tục khoảng 8% năm, chỉ trong sáu tháng đầu năm 1995, Nhật Bản đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, với mức đầu tư lên tới 754 triệu USD, gần bằng toàn bộ FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong vòng mười năm trước. Hầu hết các tập đoàn kinh tế, thương mại hùng hậu của Nhật Bản đều đã có mặt ở Việt Nam.
Các dự án đầu tư của các TNCs Nhật Bản chủ yếu tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai...là những nơi có điều kiện địa lý thuận lợi, có tiềm năng phát triển lớn. Các TNCs Nhật Bản cũng đầu tư cào các khu chế xuất, khu công nghiệp nơi có những điều kiện ưu đãi về thuế quan và mang tính tập trung cao.
Nếu phân tích một cách chính xác có thể thấy TNCs Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam theo hai hướng: Thứ nhất, hướng vào việc khai thác lợi thế của Việt Nam để xuất khẩu. Hướng thứ hai là nhằm vào thị trường nội địa. Nhóm thứ nhất, có thể kể đến các TNCs đầu tư vào dầu và khí đốt tự nhiên, thực phẩm, hàng dệt may...Nhóm thứ hai gồm các dự án đầu tư sản xuất xe máy, đồ điện dân dụng, chế biến thực phẩm...Thậm chí cả những dự án sản xuất thép như dự án của công ty Tyosi Seiko-C.Itoh- Mitsui.Co và dự án hoá chất của công ty Mitsui Toatsu cũng được xếp vào nhóm đầu tư hướng vào thị trường trong nước khi nhu cầu xây dựng và phát triển công nghiệp ở Việt Nam tăng nên.
*Các TNCs của EU
Tính tới cuối năm 2001, EU đã có tới 382 dự án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký là 7,35 tỷ USD. Trong số đó, có 80 dự án giải thể trước thời hạn với tổng vốn là 1,54 tỷ USD, 14 dự án hết hạn với tổng vốn là triệu USD. Hiện nay, EU còn 288 dự án còn hiệu lực với tổng vốn là 5,8 tỷ USD,vốn thực hiện đầu tư là gần 2,37 tỷ USD.
Các TNCs EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam. Lĩnh vực đặc biệt được quan tâm là dầu khí. Hầu hết, các tập đoàn dầu khí nổi tiếng trên thế giới của EU đã có mặt tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan- Anh), Total (Pháp), Elf Fina (Thuỵ Điển)....Lĩnh vực công nghiệp nặng cũng thu hút được hàng chục dự án với sự tham gia của một số TNCs lớn như Daimler Chryler (Đức)....Trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, các hãng nổi tiếng trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như Siemens (Đức), France Telecom, Alcatel ( Đức), Comvik (Thuỵ Điển).... Trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm một loạt các công ty lớn đã có mặt như Unilever, Nestle (Thuỵ Sỹ), Elextrolux (Thuỵ Điển). Trong lĩnh vực hoá chất phân bón có Norsk Hydro ( Nauy), Akzo Nobel (Thuỵ Điển) .... Trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm có Novatis (Thuỵ Sỹ), Bayer AG (Đức)....
Nhìn chung các nhà đầu tư rất quan tâm đến các lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, công nghệ kỹ thuật hiện đại, mang lại hiệu quả nhanh, phát huy được lợi thế của họ ở Việt Nam. Các tập đoàn của EU cũng góp phần hình thành lên các ngành nghề mới.
Các TNCs của EU chủ yếu đầu tư vào những địa phương có cơ sở hạ tầng tương đối tốt như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai,...
Hình thức đầu tư chủ yếu của các TNCs của EU là 100% vốn nước ngoài. Hình thức liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm một tỷ lệ nhỏ hơn.
Hiện nay, các TNCs của EU có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư vào Việt Nam. Đó là môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, hiệp định thương mại Việt - Mỹ được ký kết, Việt Nam ngày càng tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả những điều đó hứa hẹn một tương lai tốt đẹp của sự hợp tác EU với Việt Nam.
3. Tìm hiểu một số TNCs lớn hoạt động ở Việt Nam
Tính từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế và chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thì số lượng các TNCs tham gia đầu tư ở Việt Nam không ngừng tăng lên. Sau đây sẽ đi vào xem xét một số công ty lớn đã thực hiện đầu tư ở Việt Na...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status