Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việt Nam - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Những giải pháp chủ yếu sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức trong các công trình giao thông Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ODA TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 6
1.1. ODA - đặc điểm và vai trò của ODA trong phát triển công trình giao thông 6
1.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới việc sử dụng ODA trong công trình giao thông 14
1.3 Kinh nghiệm sử dụng ODA của một số nước trong phát triển công trình giao thông 19
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM 23
2.1. Tình hình phát triển hệ thống công trình giao thông ở Việt Nam 23
2.2. Tình hình sử dụng ODA trong phát triển hệ thống công trình giao thông 34
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ODA TRONG PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Ở VIỆT NAM 59
3.1. Định hướng phát triển hệ thống công trình giao thông và sử dụng ODA trong phát triển công trình giao thông 59
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng hiệu quả ODA trong phát triển công trình giao thông ở Việt Nam 77
KẾT LUẬN 94
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 101
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n nhất đối với các lĩnh vực phát triển của Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông nói riêng. Sự đóng góp hỗ trợ tài chính của các tổ chức nói trên đã tạo ra những thay đổi lớn cả về lượng và chất của hệ thống công trình giao thông Việt nam trong khoảng 10 năm trở lại đây. Với những chính sách thích hợp của Việt Nam. Theo dự báo, trong khoảng 15 năm tới, nguồn vốn nguồn ODA của ba nhà tài trợ trên vẫn giữ vai trò quan trọng và tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt nam nói chung và sự phát triển của hệ thống công trình giao thông của Việt Nam nói riêng.
d) Một số nhà tài trợ khác
Ngoài các tổ chức và các nước trên cũng phải kể đến một số quốc gia khác đã quan tâm đến sự phát triển của hệ thống CSHT GTVT Việt Nam như: Australia với số vốn đầu tư 80 triệu USD; Ba Lan với số vốn đầu tư là 93 triệu USD; Đan Mạch với số vốn đầu tư là 47 triệu USD... và một số nước khác nữa (Xem bảng 2.3).
Có thể nói, tính đến nay số lượng các tổ chức và các quốc gia viện trợ vào CSHT GTVT Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Từ chỗ chúng ta chủ yếu dựa vào nguồn viện trợ của Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu thì nay nguồn viện trợ đã trở nên hết sức phong phú và đa dạng với nhiều điều kiện vay vốn thuận lợi hơn, ưu đãi hơn và chắc chắn sẽ còn thay đổi trong tương lai. Vì vậy, điều mà chúng ta nên quan tâm để có thể thực hiện hiệu quả các nguồn viện trợ ODA đó chính là phải nắm được định hướng ưu tiên sử dụng ODA của Chính phủ Việt Nam từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung trong đó có CSHT GTVT và cho sự phát triển trong mọi vấn đề của kinh tế - xã hội Việt Nam.
2.2.2. Tình hình sử dụng ODA trong công trình giao thông
Hệ thống công trình giao thông của Việt Nam bao gồm tất cả các lĩnh vực giao thông. Đó là: đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, giao thông đô thị và giao thông nông thôn. Trong suốt thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ thống công trình giao thông của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc. Đó là kết quả của đầu tư phát triển hệ thống công trình giao thông đúng hướng trên nguyên tắc huy động tối đa và hợp lý các nguồn vốn đầu tư, trong đó có đóng góp rất lớn của vốn ODA. Tính đến năm 2003 phân bổ ODA cho từng lĩnh vực giao thông như sau:
Bảng 2.6: Phân bổ vốn ODA theo lĩnh vực công trình giao thông
Công trình giao thông theo lĩnh vực
Số dự án
Tổng mức đầu tư
(Triệu USD)
ODA (Triệu USD)
Tỷ trọng (%)
Đường bộ
44
5.439
4.692
46,22
Đường sắt
17
1.843
1.703
16,78
Đường thủy
23
1.270
1.154
11,35
Hàng không
4
896
792
7,80
GTĐT
8
572
572
3,51
GTNT
6
1.768
1.455
14,34
Tổng
102
11.788
10.152
100
Nguồn: Bộ GTVT - 2003.
Bảng trên đây sắp xếp công trình giao thông theo lĩnh vực đầu tư theo thứ tự giảm dần của số vốn ODA cam kết cho các lĩnh vực. Xét về số dự án thì lĩnh vực đường bộ chiếm tỷ lệ lớn nhất (44/102 dự án hay 47,62%) gần bằng 1/2 số dự án đầu tư vào CSHT GTVT và tỷ lệ ODA cho lĩnh vực này là 46,22%, tương đương với tỷ lệ về số dự án. Từ đây ta thấy lĩnh vực đường bộ là lĩnh vực thu hút được nhiều nguồn vốn ODA nhất. Sau đường bộ, số dự án trong lĩnh vực đường sắt đứng thứ hai với 7 dự án và ODA cho lĩnh vực này là 1.703 triệu USD chiếm tỷ lệ 16,78% tổng vốn ODA cho cơ sở hạ tầng giao thông. Về đường thủy, có 23 dự án với 1.154 USD, trong đó có 15 dự án về đường biển với 867 USD và 8 dự án đường sông với 287 triệu USD vốn ODA cho việc xây dựng công trình cảng sông và nâng cấp hệ thống nạo vét lòng sông ở một số của sông lớn thuộc Miền Bắc, gồm 8 dự án GTĐT, 6 dự án GTNT và cuối cùng là hàng không với 5 dự án.
2.2.2.1. Đường bộ
Hệ thống công trình giao thông đường bộ được xác định là chủ đạo trong các lĩnh vực công trình giao thông, có tác động lớn đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, phục vụ an ninh quốc phòng. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng đó, nguồn viện trợ và vốn vay ODA những năm gần đây đã tập trung vào các dự án mang tính toàn quốc, phản ánh nhu cầu vốn rất lớn cho lĩnh vực này.
Từ năm 1993 - 2003, có 19 dự án lớn có vốn đầu tư trên 100 triệu USD. Ngoài ra còn có 25 dự án khác với quy mô nhỏ hơn cũng đang tích cực tham gia vào việc phát triển, nâng cấp công trình giao thông đường bộ. Với tổng giá trị 720,1 triệu USD, các dự án đó đã thể hiện sự đóng góp quan trọng đối với các nỗ lực của các tổ chức tài trợ nhằm phát triển mạng lưới đường bộ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong 44 dự án kể trên chia thành 63 công trình, trong đó có 37 công trình đã được hoàn thành đưa vào sử dụng, 22 công trình đang triển khai và dự kiến hoàn thành muộn nhất vào năm 2007; 10 dự án đã cam kết triển khai đến năm 2010. Ba nhà tài trợ chính cho lĩnh vực đường bộ vẫn là Nhật Bản,WB, ADB. Ngoài ra còn có một số nước và tổ chức khác như: Australia, Pháp, Đài Loan, Thái Lan...
Bảng 2.7: Các nhà tài trợ ODA cho công trình giao thông đường bộ
Nhà tài trợ
Số dự án
Vốn ODA (triệu USD)
Tỷ lệ (%)
Nhật Bản
16
2.405
51,26
WB
5
963
20,52
ADB
9
885
18,86
Các nhà tài trợ khác
14
799
9,36
Tổng
44
4.692
100
Nguồn: Bộ GTVT - 2003.
Với 16 dự án đầu tư vào công trình giao thông đường bộ, Nhật Bản trở thành nhà tài trợ lớn nhất, với số vốn ODA là 2.405 triệu USD, chiếm 51,26% tổng vốn ODA cho công trình giao thông đường bộ của Việt Nam. Trung bình, mỗi dự án ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực này xấp xỉ 150 triệu USD. Có thể thấy những dự án Nhật Bản đầu tư cho lĩnh vực này là những dự án lớn (có vốn đầu tư >100 triệu USD). Những công trình giao thông đường bộ do Nhật Bản tài trợ luôn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ thống công trình giao thông đường bộ của Việt Nam. Những công trình được đánh giá cao là công trình Nâng cấp Quốc lộ 5 với vốn vay là 110 triệu USD; Công trình khôi phục các cầu trên Quốc lộ I là 224 triệu USD. Đặc biệt hơn, công trình Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, với tổng vốn ODA 128 triệu USD vừa được khánh thành và thông xe vào dịp tháng 5/2005 đã tạo ra sự thay đổi quan trọng trong việc giao lưu và phát triển kinh tế - xã hội giữa hai miền Nam - Bắc Việt Nam.
Sau Nhật Bản, ADB và WB là những nhà tài trợ lớn đối lĩnh vực giao thông đường bộ. Số vốn ODA cam kết của ADB cho đường bộ là 885 triệu USD, chiếm 18,86%, với 9 dự án; của WB là 693 triệu USD, chiếm 20,52%, với 5 dự án.
Ngoài ra còn 14 dự án của các nhà tài trợ khác, với tổng vốn cam kết là 799 triệu USD, chiếm 9,36%. Mặc dù số vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số ODA cam kết, góp phần phát triển hệ thống công trình đường bộ được tốt hơn, thể hiện sự quan tâm của các tổ chức và cộng đồng quốc tế đối với lĩnh vực này.
2.2.2.2. Đường sắt
Xét trên phương diện vốn ODA phân bổ cho từng lĩnh vực của CSHT GTVT thì mạng lưới đường sắt đứng thứ hai với tổng giá trị là 1.703 triệu USD, chiếm 16,78%. Theo đánh giá chung, đầu tư cho lĩnh vực này thiếu các dự...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status