Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp - pdf 20

Download miễn phí Luận văn Đổi mới quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NÓI CHUNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP NÓI RIÊNG 4
1.1 Sự nghiệp đào tạo đại học trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 4
1.2 Quản lý tài chính trong giáo dục đại học công lập 14
1.3 Kinh nghiệm quốc tế về đầu tư tài chính và quản lý tài chính đối với giáo dục - đào tạo 25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 32
2.1 Khái quát chung về đặc điểm hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội 32
2.2 Thực trạng quản lý tài chính ở Đại học Quốc gia Hà Nội hiện nay 45
2.3 Đánh giá những tồn tại trong việc huy động, quản lý sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ đào tạo đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội 61
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 65
3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội 65
3.2 Mục tiêu, phương hướng hoàn thiện quản lý tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội 75
3.3 Giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý tài chính đáp ứng mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội 84
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i tập trung 16.570 sinh viên
- ĐH không tập trung (tại chức, từ xa) 30.337
- Hệ Cao học 567
- Hệ nghiên cứu sinh 31
- Hệ Cao đẳng 1.448
- Hệ phổ thông trung học chuyên 2.149
Bảng 2.3: Hệ đại học chính qui tập trung thực tuyển qua các năm
Đơn vị: người
Đào tạo Đại học
Năm
Số tuyển sinh hàng năm
Số có NSNN hàng năm
Tổng số sinh viên hiện nay
Tổng số sinh viên có ngân sách
Năm 1996
5.773
2.600
15.470
8.750
Năm 1997
6.500
2.600
20.500
10.500
Năm 1998
6.646
3.000
25.300
12.000
Năm 1999
5.100
3.000
27.800
12.750
Năm 2000
3.603
2.183
16.570
9.300
Nguồn: Theo báo cáo thống kê của ĐHQGHN.
* Từ năm 2000, Đại học Sư phạm tách khỏi ĐHQGHN.
Mối quan hệ giữa qui mô và chất lượng đào tạo đại học: tỷ lệ sinh viên/ giáo viên bình quân là 11/1, đặc biệt lưu ý là qui mô đào tạo đại học tại chức phát triển quá lớn. Về chất lượng do sự phát triển quá mức về qui mô, những thiếu sót trong chương trình, nội dung, sự yếu kém về trang thiết bị, khó khăn trong thực hành, thực tập nên kiến thức về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế,... tuy có được tăng cường nhưng chưa cơ bản và vững chắc; kiến thức khoa học xã hội và nhân văn, quan hệ xã hội, môi trường còn nông, thiếu cơ bản và thiếu hệ thống.
* Chưa giải quyết được tình trạng học chay, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tay nghề chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của sinh viên còn hạn chế. Chất lượng đào tạo đại trà thấp do phương pháp đào tạo lạc hậu, phổ biến là độc thoại, thiếu các điều kiện, hình thức để rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo của người học và do những yếu kém trong tổ chức quản lý của ngành. Sinh viên đào tạo theo chuyên môn hẹp, nặng lý thuyết và chưa thích ứng kịp thời các yêu cầu đa dạng và biến động của thị trường (phải sau thời gian hay tự bồi dưỡng thêm về kiến thức và tiếp cận thực tế mới thực sự phát huy năng lực và làm việc có hiệu quả).
* Về quan hệ quốc tế, ĐHQGHN đã tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế với trường đại học trên thế giới, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, gửi sinh viên đào tạo đại học theo suất học bổng, tự túc, gửi cán bộ đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Công tác quan hệ quốc tế giúp tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hợp tác nước ngoài với kinh phí hơn 10 triệu USD, trao đổi kinh nghiệm, tiếp chuyên gia, sinh viên nước ngoài học tại Việt Nam, cử nhiều chuyên gia, cộng tác viên khoa học ra nước ngoài công tác. Tuy nhiên khâu kế hoạch trung, dài hạn của ĐHQGHN về quan hệ quốc tế chưa tốt nên các mục tiêu ưu tiên chọn đối tác có khi chưa phù hợp, hạn chế hiệu quả.
"Qui hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2001 - 2010" tại Quyết định 47/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Chính phủ phê duyệt ghi rõ: phấn đấu đến năm 2010 đảm bảo chỉ tiêu sinh viên/giảng viên đạt:
- Từ 10 đến 15 sinh viên/ 1 giảng viên đối với các ngành khoa học, kỹ thuật và công nghệ.
- Từ 20 đến 25 sinh viên/ 1 giảng viên đối với các ngành khoa học xã hội nhân văn và kinh tế, quản trị kinh doanh.
- Về trình độ chuyên môn: có ít nhất 50% số giáo viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật phấn đấu đến năm 2010 đạt chỉ tiêu bình quân 6m2/ diện tích chỗ học tập cho 1 sinh viên.
Hiện nay, ĐHQGHN đã có tỷ lệ giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và tiến sĩ là 58% (778/ 1.336) song vẫn còn nguy cơ hẫng hụt trong những năm tới do tỷ lệ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, đầu ngành trên 50 tuổi còn nhiều chiếm tỷ lệ 35% (174/ 460).
Với tổng số sinh viên hệ đại học hiện nay là: 16.570 sinh viên, đội ngũ cán bộ giảng dạy là 1.336 người, mức bình quân là 12 sinh viên/ 1 cán bộ giảng dạy. Tuy nhiên, trước tình hình thực tế đang diễn ra tại các trường đại học trong toàn quốc về việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo nên tỷ lệ thực tế được qui đổi (4 sinh viên tại chức tương đương 1 sinh viên chính qui) thì tỷ lệ ở ĐHQGHN năm 2000 là 18 sinh viên/ 1 cán bộ giảng dạy.
Về cơ sở vật chất hiện có gồm lớp học 46.405 m2, phòng thí nghiệm, thực hành, thực tập 2.484m2, thư viện 3.059 m2 nếu chia cho số sinh viên hệ đào tạo chính qui tập trung hiện nay là 16.570 sinh viên, ĐHQGHN đang ở mức 3,13 m2/1 sinh viên.
2.2. Thực trạng quản lý tài chính ở đại học quốc gia hà nội hiện nay
2.2.1. Về thực hiện quy trình lập kế hoạch ngân sách nhà nước của ĐHQGHN và nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp (70% nguồn thu)
2.2.1.1. Quy trình lập kế hoạch ngân sách Nhà nước của ĐHQGHN
Hàng năm, ĐHQGHN hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch ngân sách của năm sau vào khoảng tháng 6 của năm tài chính hiện tại, việc lập kế hoạch ngân sách của các đơn vị trực thuộc phải căn cứ vào các chỉ tiêu sau:
- Nhiệm vụ do ĐHQGHN giao và nhiệm vụ của đơn vị do cơ quan có thẩm quyền thông báo đối với đơn vị.
- Các luật NSNN, KH-CN; chế độ, chính sách hiện hành; một số định mức chi thủ trưởng đơn vị được quyết định theo ủy quyền của Giám đốc ĐHQGHN.
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm sau. Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, của ĐHQGHN.
- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu chi của các năm trước trên các mặt chủ yếu sau:
+ Chi thường xuyên: đánh giá khả năng NSNN đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đơn vị đối với từng bậc đào tạo đại học, cao đẳng, sau đại học, lớp chuyên.
+ Chương trình tăng cường cơ sở vật chất cho GD-ĐT: đánh giá triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị về xác định danh mục, thực hiện các thủ tục, khối lượng công việc đã hoàn thành và dự kiến tiến độ sẽ hoàn thành từ đó đánh giá hiệu quả việc thực hiện kinh phí.
+ Các nguồn kinh phí thu hợp pháp, được phép ngoài NSNN cấp (học phí, lệ phí tuyển sinh, hỗ trợ từ sản xuất thử nghiệm...) ghi rõ tên nguồn thu, số thu, việc thực hiện chi tiêu, hạch toán và quản lý tài chính đối với nguồn thu này.
Các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN căn cứ vào hướng dẫn của ĐHQGHN xây dựng kế hoạch ngân sách của đơn vị mình và gửi ĐHQGHN để tổng hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch ngân sách chung của ĐHQGHN và bảo vệ kế hoạch trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Nhìn chung quy trình lập kế hoạch ngân sách của ĐHQGHN là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của Luật NSNN. Song còn một số tồn tại cần khắc phục đó là:
- Chưa hướng dẫn các đơn vị trực thuộc báo cáo tình hình nguồn thu từ viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Chưa đánh giá kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và các đề tài sản xuất thử và thử nghiệm;
- Chưa hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch số phải thu (học phí, ký túc xá sinh viên, các khoản dịch vụ phải thu khác...);
- Khi lập kế hoạch chỉ quan tâm đến đầu vào để xác định kinh phí, chưa tính đến đầu ra (chất lượng và hiệu quả).
* Nguồn kinh phí NSNN (70% nguồn thu)
NSNN hình thành từ sự huy động tổng sản phẩm quốc dân, sau đó chi cho các ngành để duy trì hoạt động và phát triển. Quĩ giáo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status