Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước



MỤC LỤC
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 3
1.1. Tổng quan về hệ thống Kho bạc Nhà nước 3
1.1.1. Vị trí và chức năng của Kho bạc Nhà nước 3
1.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kho bạc Nhà nước 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức 7
1.2. Hoạt động huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 8
1.2.1. Các công cụ huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 8
1.2.2. Các cách huy động vốn 12
1.2.3. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ 16
1.2.4. Sự cần thiết của công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước. 17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước. 20
1.3.1. Tốc độ phát triển kinh tế 20
1.3.2. Lạm phát và lãi suất tương lai dự tính 20
1.3.2. Khả năng sinh lời từ việc mua bán, chuyển nhượng trái phiếu Chính phủ 20
1.3.3. Tính thanh khoản của trái phiếu Chính phủ 21
1.3.4. Lợi tức và mức độ rủi ro của các công cụ đầu tư khác 21
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 22
2.1 Quá trình phát triển của thị trường trái phiếu 22
2.2.1. Giai đoạn 1991 - 1994 22
2.1.2 Giai đoạn 1995 - 1999 23
2.1.3. Giai đoạn 2000 đến nay 23
2.2 Thực trạng công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước thời gian vừa qua 24
2.2.1 Huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc 24
2.2.2 Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Kho bạc 28
2.2.3. Phát hành trái phiếu công trình Trung ương 34
2.2.4. Phát hành trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ 36
2.2.5. Phát hành công trái xây dựng Tổ quốc 38
2.3. Đánh giá công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước thời gian qua 39
2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn 39
2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong công tác huy động vốn 42
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 45
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 49
3.1. Định hướng hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới 49
3.1.1 Gắn chặt công tác huy động vốn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động 49
3.1.2. Huy động vốn phải gắn với hoạt động của thị trường tài chính 50
3.1.3. Đẩy mạnh phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước, coi đây là công cụ huy động vốn quan trọng hiện nay. 51
3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước. 51
3.2.1. Các giải pháp về cơ chế chính sách huy đông vốn 51
3.2.2. Các giải pháp về kĩ thuật nghiệp vụ huy động vốn 56
3.2.3. Các giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công tác huy động vốn qua Kho bạc Nhà nước 59
3.3. Kiến nghị 63
3.3.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ 63
3.3.2. Đối với Bộ Tài chính 63
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uồn số liệu: Kho bạc Nhà nước
Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng, qua gần 15 năm hoạt động, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã dần đi vào ổn định. Quy mô và tần suất phát hành ngày càng tăng. Năm 1995 chỉ có 4 phiên đấu thầu với khối lượng trúng thầu là 243,6 tỷ đồng. Từ năm 1997 số phiên đấu thầu tăng nhanh chóng, đặc biệt là năm 2005 với 60 phiên và khối lượng trúng thầu là 17.886 tỷ đồng. Khối lượng huy động tăng đều năm sau cao hơn năm trước và trở thành nguốn vốn chính để bù đắp thâm hụt ngân sách. Năm 2007 lượng vốn huy động được chỉ là 9.791 tỷ đồng. Sự sụt giảm này có nguyên nhân vì từ năm 2007, NHNN phát hành trái phiếu ngân hàng dưới 1 năm vì thế tín phiếu Kho bạc không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Nhưng năm 2008 lượng vốn huy động được đã tăng trở lại với mức 20.830 tỷ đồng. Lãi suất khá ổn định, có xu hướng giảm dần qua từng năm. Lãi suất giảm từ 17,5% năm 1995 xuống còn 5.4% năm 2001, có tăng nhẹ trong các năm tiếp theo và giảm xuống mức 3,76% năm 2007. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã khiến cho tình hình huy động vốn qua phát hành tín phiếu Kho bạc gặp nhiều khó khăn. Trong 7 tháng đầu năm chỉ có 2 phiên được tổ chức nhưng không thành công. Đến tháng 8/2008 hoạt động này mới được khôi phục lại, lãi suất được đẩy lên mức cao 9,992% và kết quả huy động cả năm đạt 20.830 tỷ đồng.
Không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu bù đắp bội chi NSNN, công tác đấu thầu tín phiếu Kho bạc còn có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chính sách tiền tệ. Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn này, việc huy động vốn thông qua phát hành tín phiếu Kho bạc đã làm giảm bớt một lượng lớn tiền mặt trong lưu thông, góp phần kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mô nền kinh tế.
Đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN đã tạo ra một bước cạnh tranh mới trong việc hình thành lãi suất tín phiếu theo cơ chế thị trường. Việc NHNN giữ sổ sách và thanh toán tín phiếu đã rút ngắn thời gian thanh toán, tạo điều kiện cho việc chuyển giao tín phiếu trên thị trường thứ cấp.
Với thực trạng đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN như trên, có thể rút ra một vài nhận xét như sau:
Thứ nhất, các thành viên tham gia đấu thầu chủ yếu là các NHTM nhà nước, là các tổ chức có vốn khả dụng cao. Thời gian đầu mới đi vào hoạt động, số lượng thành viên tham gia đấu thầu còn ít, tăng dần qua các năm. Tuy nhiên tính cạnh tranh vẫn không cao.
Thứ hai, thực chất của việc đấu thầu tín phiếu là đấu thầu khối lượng tín phiếu với khung lãi suất do Bộ Tài chính định trước. Mặc dù Bộ Tài chính đã có những điều chỉnh cho phù hợp với lãi suất chung trên thị trường nhưng rõ ràng nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc xác định lãi suất.
Thứ ba, thị trường thứ cấp tín phiếu Kho bạc đã được mở ra với việc triển khai nghiệp vụ thị trường mở, nhưng các thành viên tham gia chưa nhiều và vẫn chỉ tập trung vào các NHTM. Do đó, công cụ này vẫn chưa phát huy hết vai trò trong việc thực thi chính sách tiền tệ.
Có thể nói răng đấu thầu tín phiếu Kho bạc qua NHNN thực sự đã trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả của Nhà nước nhằm mục tiêu bù đắp thâm hụt NSNN với chi phí thấp. Hơn thế nữa, công tác này còn có một vai trò quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
2.2.2 Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Kho bạc
2.2.2.1 Bán lẻ trái phiếu Kho bạc qua hệ thống Kho bạc Nhà nước
Trái phiếu Kho bạc được phát hành với mục đích huy động vốn vừa để bù đắp thiếu hụt NSNN theo dự toán NSNN hàng năm đã được Quốc hội quy định, đồng thời nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển của nền kinh tế.
Từ tháng 6/1994 đến tháng 6/1995, KBNN phát hành thí điểm trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 3 năm, lãi suất được điều chỉnh và công bố hàng năm là 15%/năm, 21%/năm và 14%/năm. Tổng lượng vốn huy động được trong đợt phát hành này là 880 tỷ đồng. Kết quả huy động vốn không cao là do cùng thời điểm này, kỳ phiếu của các Ngân hàng thương mại ngắn hạn có lãi suất bình quân cao hơn, từ 21 – 22%/năm. Hơn nữa, người dân vẫn chưa quen với hình thức đầu tư vào trái phiếu trung hạn và lãi suất chưa thực sự hấp dẫn.
Để đảm bảo nhu cầu vốn cho cân đối NSNN theo chỉ tiêu được Quốc hội giao nên từ tháng 4/1995 đến tháng 10/1999, KBNN đã phát hành trái phiếu có kỳ hạn 1 năm, lãi suất 21%/năm. Đây là loại trái phiếu vô danh, in sẵn mệnh giá, lãi suất hấp dẫn, được tự do chuyển nhượng, cầm cố nên đợt phát hành này đã thu hút được nhiều nhà đầu tư. Trong vòng 6 tháng, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 7.361 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, từ 1/3/1996 đến 15/4/1996, KBNN đã phát hành trái phiếu có ghi tên, không in sẵn mệnh giá, kỳ hạn dưới 1 năm, lãi suất 16%/năm và kết quả huy động được 745 tỷ đồng. Tuy nhiên có thể thấy rằng, loại trái phiếu này có kỳ hạn ngắn (1 năm) nên nếu huy động vốn cho đầu tư phát triển thị kỳ hạn này không phù hợp, dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Đến tháng 9/1996, loại trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 2 năm lần đầu tiên được phát hành, có ghi tên và không in trước mệnh giá. Loại trái phiếu này được bán cho các đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam. Chỉ trong vòng 3 tháng đã huy động được 1.259 tỷ đồng. Đến cuối năm 2004, số dư nợ gốc trái phiếu bán lẻ qua hệ thống KBNN loại 2 năm là trên 9.694 tỷ đồng.
Năm 2001, thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời, KBNN đã cung cấp hàng hoá cho thị trường này bằng việc phát hành thí điểm trái phiếu Chính phủ theo hình thức chiết khấu tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trái phiếu chiết khấu được phát hành vào 15/6/2001, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 7,2%/năm. Giá bán trái phiếu sẽ được chiết khấu phần lãi tương ứng với thời gian tính từ ngày phát hành đến ngày mua trái phiếu, bảo đảm cho các trái phiếu phát hành trong cùng một đợt sẽ có cùng ngày đáo hạn. Trái phiếu không ghi tên, in trước mệnh giá, được thanh toán bằng đồng Việt Nam, tiền lãi thanh toán định kỳ mỗi năm một lần, được niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Trong đợt phát hành này, lượng vốn huy động được chỉ là 48,6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do đây là lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ theo hình thức chiết khấu được phát hành, đồng thời lãi suất 7,2%/ năm cho kỳ hạn dài 5 năm không hấp dẫn được nhà đầu tư.
Trái phiếu Kho bạc được phát hành với các loại kỳ hạn 1 năm, 2 năm, 3 năm và 5 năm đạt được kết quả còn rất khiêm tốn nhưng đã đánh dấu một bước thay đổi quan trọng trong quá trình đổi mới cơ chế huy động vốn qua KBNN. Trái phiếu ngắn hạn dần được thay thế bằng trái phiếu trung và dài hạn. Các nhà đầu tư đã quen dần với hình thức đầu tư này, tạo đà cho phát hành các loại trái phiếu dài hạn hơn trong tương lai.
2.2.2.2. Trái phiếu Kho bạc đấu thầu qua Sở giao dịch chứng khoán
cách đấu thầu qua Sở g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status