Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG 2
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 2
1. Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 2
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 2
1.2. Đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản 3
1.2.1. Giá vật phẩm biến đổi ở phạm vi lớn 3
1.2.2. Trình độ công nghệ và nhu cầu lao động 4
1.2.3. Có nhiều loại quặng trên một mỏ 4
2. Khái niệm, đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5
2.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5
2.2. Đặc điểm ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng 5
2.2.1. Địa điểm khai thác 5
2.2.2. Quy trình khai thác 6
2.2.3. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có lợi nhuận cao 7
2.2.4. Ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng có tác động lớn đến môi trường 8
II. VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG 9
1. Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 9
2. Tạo việc làm và nâmg cao trình độ chuyên môn cho lao động tại địa phương nơi có khoáng sản đá vôi trắng 9
3. Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ 10
4. Thúc đẩy phát triển xã hội 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 - 2009 11
I. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH NGHỆ AN 11
1. Điều kiện tự nhiên 11
2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh 11
2.1. Về kinh tế 11
2.2. Về xã hội 12
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2002 – 2009 12
1.Tiềm năng đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2000 – 2003 12
1.1. Số lượng, chất lượng, trữ lượng thăm dò đá vôi trắng của Nghệ An từ 2000 - 2003 12
1.1.1. Mỏ đá vôi trắng Châu Hồng 12
1.1.2. Mỏ đá vôi Châu cường 13
1.1.3. Mỏ đá vôi Châu Quang 13
1.2. Đặc điểm khoáng sản đá vôi trắng 14
1.2.1. Một số thuật ngữ liên quan đến đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc trung Bộ 14
1.2.2. Đặc điểm chung của các thân khoáng 15
1.3. Phân loại đá vôi trắng 15
1.3.1. Phân loại đá vôi trắng của liên đoàn địa chất Bắc Trung Bộ 15
1.3.2. Dự báo tài nguyên đá vôi trắng phân theo cấp đá năm 2006 15
2. Thực trạng về công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An. 18
2.1. Về công tác thăm dò các mỏ đá vôi trắng 18
2.1.1. Điều tra điạ chất và khoáng sản 18
2.1.2. Quá trình điều tra nghiên cứu đá vôi trắng ở Nghệ An từ năm 1994 đến nay 18
2.2. Về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 23
2.2.1. Thực trạng về cấp giấy phép cho các doanh nghiệp thăm dò và khai thác đá vôi trắng 23
2.2.2. Thực trạng về khai thác và sơ chế đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 25
2.3. Về chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua 28
2.4. Về trình độ công nghệ khai thác và chế biến đá vôi trắng ở tỉnh Nghệ An thời gian qua. 30
2.4.1. Trình độ công nghệ khai thác 30
2.4.2. Trình độ công nghệ chế biến 33
2.5. Về tác động môi trường và an toàn lao động 34
2.6. Về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 38
III. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN 39
1. Những kết quả đạt được 39
2. Những mặt còn tồn tại 41
2.1. Sản lượng khai thác còn rất khiêm tốn 41
2.2. Tình trạng khai thác đá vôi trắng còn diễn ra nhiều nơi 41
2.3. Công tác thăm dò, quy hoạch dài hạn chưa tốt 41
2.4. Các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, tự phát 41
2.5. Công nghệ khai thác còn thủ công 41
2.6. Khai thác và chế biến đá vôi trắng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng 42
2.7. Quy trình khai thác thực hiện chưa tốt 42
3. Nguyên nhân của những tồn tại 42
3.1. Nguyên nhân khách quan 42
3.2. Nguyên nhân chủ quan 43
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 44
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 44
1.1. Quan điểm phát triển 44
1.2. Mục tiêu phát triển 44
1.2.1. Mục tiêu tổng quát 44
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 45
2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi tắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 45
2.1. Quan điểm phát triển 45
2.2. Mục tiêu phát triển 46
2.2.1. Mục tiêu dài hạn 46
2.2.2. Mục tiêu ngắn hạn 46
2.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng 47
2.3.1. Dự báo nhu cầu thị trường 47
2.3.2. Phân vùng tài nguyên đá vôi trắng 49
2.3.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp KT & CB đá vôi trắng 50

II. Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An đến năm 2020 53
1. Giải pháp hạ tầng cơ sở 53
1.1. Phát triển hạ tầng cơ sở phần cứng 53
1.2. Phát triển hạ tầng cơ sở phần mềm 53
2. Giải pháp, chính sách về thu hút vốn đầu tư 54
3. Giải pháp về thiết bị công nghệ 56
4. Giải pháp về đào tạo nghề 56
5. Giải pháp bảo vệ môi trường 56
6. Giải pháp về thị trường 57
7. Giải pháp tổ chức thực hiện 57
7.1. UBND tỉnh 57
7.2. Sở tài nguyên môi trường 57
7.3. Sở công thương 58
7.4. Sở kế hoạch và đầu tư 58
7.5. Công an tỉnh 58
7.6. UBND cấp huyện 58
7.7. UBND cấp xã 59
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 62
LỜI MỞ ĐẦU
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rộng, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng trong đó có đá vôi trắng có trữ lượng lớn nhất, có giá trị kinh tế cao…Trong những năm vừa qua, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn phát triển khá nhanh và có những đóng góp đáng kể cho quá trình phát triển KTXH.
Song song với những đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng ở Nghệ An còn nhiều tồn tại bất cập, có nhiều sai phạm trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và chế biến. Hậu quả là tài nguyên khoáng sản bị tranh giành, chia cắt, thất thoát, cùng kiệt hóa, môi trường bị tổn hại, ô nhiễm, an ninh trật tự xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả kinh tế xã hội thấp, quyền lợi của nhà nước, của nhân dân trong vùng có tài nguyên bị ảnh hưởng.
Để khắc phục những tồn tại trên, đầu tiên rất cần thiết là phải tìm ra các giải pháp nhằm định hướng đúng đắn cho quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn trong giai đoan dài đến năm 2020 một cách có hiệu quả, bền vững, tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản, phù hợp với tình hình phát triển KTXH của địa phương.
Chính vì thế mà em lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020”.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục thì đề tài gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về ngành công nghiêp khai thác và chế biến đá vôi trắng
Phần II: Thực trạng về phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh Nghệ An giai đoạn 2001 - 2009
Phần III: Một số giải pháp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi trắng tỉnh ở Nghệ An đến năm 2020 .
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN
1. Khái niệm, đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
1.1. Khái niệm ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, là đầu tầu của nền kinh tế. Để trở thành một nước công nghiệp thì trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp phải chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Trong cơ cấu công nghiệp có sự đóng góp không nhỏ của ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vì vậy để có thể đưa Việt Nam cơ bản trở thàng nước công nghiệp vào năm 2020 thì việc phát triển các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản nói riêng là hết sức cần thiết. Có hai cách tiếp cận về ngành công nghiệp này.
Thứ nhất, nếu theo cách phân ngành theo hệ thống SNA ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75CP ngày 27/10/1993 phân chia nền kinh tế quốc dân thành 20 ngành cấp I thì ngành công nghiệp khai thác mỏ và ngành công nghiệp chế biến thuộc phân ngành thứ 3 và thứ 4.
Thứ hai, theo khoản 8 và khoản 9 điêù 3 của luật khoáng sản quy định: “Khai thác khoáng sản là hoạt động xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào, sản xuất và các hoạt động có liên quan trực tiếp nhằm thu khoáng sản”, “chế biến khoáng sản là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản đã khai thác”. Như vậy, theo luật khoáng sản thì công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là quá trình từ khâu thăm dò khoáng sản, xây dựng cơ bản hầm mỏ, khai đào cho đến khâu phân loại, làm giàu khoáng sản.
Ngoài ra, để có thể bám sát đề tài phân tích về ngành công nghiệp này cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản liên qua đến lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản như sau:
Điều 3 của luật khoáng sản quy định:
Khoáng sản là tài nguyên trong lòng đất, trên mặt đất dưới dạng những tích tụ tự nhiên khoáng vật, khoáng chất có ích ở thể rắn, thể lỏng, thể khí, hiện tại hay sau này có thể được khai thác. Khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ mà sau này có thể được khai thác lại, cũng là khoáng sản
Quặng là tập hợp khoáng sản trong đó hàm lượng các thành phần có ích( kim loại, hợp chất của kim loại...) đạt yêu cầu công nghiệp, có thể khai thác sử dụng có hiệu quả kinh tế.


86ApnCM1u7LG6aa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status