Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển ngành thương mại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG ĐẨU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THƯƠNG MẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2005-2008 2
1.1. Các điều kiện, yếu tố tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 2
1.1.1. Các nhân tố tác động trực tiếp đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 2
1.1.1.1. Vị trí địa lý 2
1.1.1.2. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên 3
1.1.1.3. Các yếu tố về con người và nguồn nhân lực 4
1.1.2. Các yếu tố trong nước và quốc tế tác động đến phát triển ngành thương mại Hà Nội 5
1.1.2.1. Các yếu tố trong nước 5
1.1.2.2. Những yếu tố bên ngoài 14
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động đầu tư vào ngành thương mại 18
1.2. Thực trạng đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội giai đoạn 2005-2008 20
1.2.1. Thực trạng huy động vốn vào ngành thương mại Hà Nội 20
1.2.1.1. Xét về số lượng vốn đầu tư 20
1.2.1.2. Xét về cơ cấu nguồn vốn 21
1.2.1.3. Xét về cơ cấu vốn trong và ngoài nước 22
1.2.2. Tình hình sử dụng vốn đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 24
1.2.2.1. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành 25
1.2.2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực 30
1.2.2.3. Đầu tư vào hoạt động kinh doanh của ngành thương mại 32
1.2.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư thương mại 33
1.2.3.1. Trình tự quản lý dự án đầu tư ngành thương mại 33
1.2.3.2. Các cấp quản lý hoạt động đầu tư của ngành thương mại 35
1.3. Đánh giá về hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 37
1.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong hoạt động đầu tư vào ngành thương mại 37
1.3.1.1. Kết quả trực tiếp từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội 37
1.3.1.2. Kết quả gián tiếp thu được từ hoạt động đầu tư vào ngành thương mại Hà Nội. 43
1.3.2. Những mặt còn hạn chế 57
1.3.2.1. Xét từ góc độ vĩ mô 57
1.3.2.2. Xét từ góc độ vi mô 58
1.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 58
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH 61
THƯƠNG MẠI HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 61
2.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 61
2.1.1. Các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành thương mại
Hà Nội 61
2.1.1.1. Quan điểm phát triển 61
2.1.1.2. Mục tiêu phát triển 62
2.1.2. Định hướng phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 64
2.1.2.1. Định hướng phát triển xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu
 dịch vụ 64
2.1.2.2. Định hướng phát triển thương mại nội địa 66
2.2. Giải pháp phát triển ngành thương mại Hà Nội đến năm 2020 78
2.2.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại của
Hà Nội 78
2.2.1.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu 78
2.2.1.2. Chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại 81
2.2.2. Đầu tư có trọng tâm trọng điểm 91
2.2.3. Tăng cường thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài 92
2.2.3.1. Giải pháp thu hút vốn trong nước 92
2.2.3.2. Giải pháp thu hút vốn nước ngoài 96
2.2.4. Đầu tư vào nguồn nhân lực 96
2.2.4.1. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại 96
2.2.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại Hà Nội 97
2.2.5. Đổi mới cách và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn thành phố 99
2.2.6. Đầu tư phát triển thị trường 101
2.2.6.1. Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết thị trường Hà Nội với thị trường các địa phương khác trong nước 102
2.2.6.2. Thúc đẩy liên kết giữa thị trường Hà Nội với các thị trường có tính chiến lược 106
2.2.7. Đầu tư nhằm hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật ngành
thương mại 107
2.2.8. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung qui hoạch phát triển ngành thương mại của Hà Nội 109
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


7,75
- Hàng thủ công mỹ nghệ
3,91
4,16
3,9
3,52
- Xăng dầu ( tạm nhập, tái xuất)
9,43
6,94
7,8
9,51
- Hàng khác
26,31
29,76
29,2
33,85
Nguồn : Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội
◙ Cơ cấu xuất khẩu
- Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế Nhà nước có tốc độ tăng xuất khẩu bình quân hàng năm thấp, do vậy, tỉ trọng của khu vực kinh tế Nhà nước đã giảm từ 76,6% năm 2005 xuống còn 57,7% năm 2008 trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, xuất khẩu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng với nhịp độ cao nên chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, từ 13,07% năm 2005 lên 31,91% năm 2008. Xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng với nhịp độ 23%/năm cùng với sự gia tăng nhanh về số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước không đạt được sự tăng trưởng ổn định, liên tục và còn nhỏ bé so với các khu vực khác.
- Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm hàng: Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực chiếm từ 70-80% tổng kim ngạch, trong đó, riêng hàng nông sản và dệt may đã chiếm từ 41,5% kim ngạch xuất khẩu của năm 2008. Tuy nhiên, ngoài nhóm hàng điện tử, có thể thấy sự suy giảm tỉ trọng của hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực, như nhóm hàng nông sản giảm từ 30,98% năm 2005 xuống còn 21,21% năm 2008, tương tự nhóm hàng dệt may từ 21,42% xuống 20,32%, nhóm hàng giày dép và sản phẩm từ da giảm từ 4,21% xuống 3,85%, hàng thủ công mỹ nghệ từ 3,91% xuống 3,52%. Điều này chứng tỏ cơ cấu hàng xuất khẩu của Hà Nội đã chuyển dịch theo hướng đa dạng hơn, tăng cường xuất khẩu các mặt hàng mới như hàng điện tử, kim khí, phần mềm…
Các thị trường xuất khẩu chính như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Quốc đang càng ngày trở nên quan trọng. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội sang các thị trường này tăng từ 64,4% năm 2004 lên 17,3% năm 2007. Bên cạnh việc duy trì ổn định các thị trường lớn, Hà Nội đã phát triển thêm thị trường mới ở khu vực Châu Phi như Angola, Nam Phi. Trong đó, Nam Phi là thị trường khá tiềm năng với mức tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm khá cao.
◙ Các thị trường xuất khẩu chính
Nếu như năm 2000, Hà Nội mới có quan hệ thương mại với hơn 60 quốc gia và vung lãnh thổ thì hiện nay Hà Nội đã xuất khẩu đến 187 khu vực thị trường của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường xuất khẩu luôn được giữ vững và mở rộng, nhất là các thị trường chiếm tỷ trọng lớn như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN. Nhiều doanh nghiệp Hà Nội đã tích cực tìm kiếm, xâm nhập các thị trường mới như Châu Phi và khôi phục thị trường truyền thống như Nga và SNG.
Bảng 11: Tình hình phát triển thị trường xuất khẩu của Hà Nội
giai đoạn 2005- 2008
Đơn vị: triệu USD
Thị trường
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch
Kim ngạch
So với 2005 (%)
Kim ngạch
So với năm 2006 (%)
Kim ngạch
So với năm 2007 (%)
EU
1.249,5
1.454,2
116,3
1.378,9
94,8
1.671,1
121,2
Hoa Kỳ
1.056,4
1.081,3
102,3
1.026,8
95,0
1.092,7
106,4
Nhật Bản
917,4
906,3
98,7
953,5
105,2
962,5
100,9
ASEAN
784.7
934,3
119,1
1.202,7
128,7
1.399,1
116,3
Trung Quốc
386,4
504,2
130,4
858,1
170,2
871,9
101,6
Hàn Quốc
192,1
210,8
109,7
198,0
93,9
227,4
114,8
Nga
95,2
109,3
114,8
95,4
87,2
106,6
111,8
Úc
41,8
42,5
101,7
36,7
86,2
107,1
292,0
Nam Phi
2,5
6,1
242,9
22,1
363,1
Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư Hà Nội
+ Thị trường EU
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chiếm tỷ trọng 26,4%, năm 2006 chiếm tỷ trọng khoảng 27,7% với các mặt hàng chủ yếu là dệt may, giày dép, điện- điện tử, nông sản, thuỷ hải sản, cơ kim khí. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.378,9 triệu USD, chiếm tỷ trọng 23,8% và năm 2008 đạt 1.671,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 25,9%. Tính đến năm 2005, tuy giá trị xuất khẩu tuyệt đối tăng nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm.
+ Thị trường Hoa Kỳ
Đối với thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Hà Nội đã bắt đầu có quan hệ thương mại từ rất sớm và đã có nhiều cố gắng để xúc tiến , thâm nhập vào thị trường này. Nếu từ năm 2000 trở về trước, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Hà Nội còn rất nhỏ bé thì bắt đầu từ năm 2001, các doanh nghiệp đã chú trọng và chủ động thâm nhập sâu hơn vào thị trường này và đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt 1.026,8 triệu USD, chiếm 17,8% kim ngạch xuất khẩu của địa bàn; năm 2008 đạt 1.092,7 triệu USD, chiếm 16,9%.
Nhìn chung có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng vào thị trường này đã tăng và phát triển rất nhanh.Việc mở rộng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Hà Nội đã có những bước phát triển vượt bậc, đóng góp một phần rất lớn trong việc gia tăng tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội.
Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là Hoa Kỳ- thị trường tiềm năng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, nhưng các rào cản kỹ thuật đã làm ảnh hưởng đáng kể đến kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng mũi nhọn của Hà Nội( thuỷ sản, dệt may..).
+ Thị trường Nhật Bản
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 917,4 triệu USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 962,5 triệu USD, chiếm 14,9%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may( 10%), sản phẩm linh kiện điện tử- vi tính( 39,2%), sản phẩm cơ khí( 18%). Đây là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm của Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cũng như trong giai đoạn tới.
+ Thị trường ASEN
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 784.7 triệu USD, chiếm 16,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008, đạt 1.399,1 triệu USD, chiếm 21,7%. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử, vi tính, nông sản. Đây là thị trường có những mặt hàng xuất khẩu tương đối giống với Việt Nam, do vậy khả năng tăng cường của thị trường này trong thời gian tới sẽ rất khó khăn.
+ Thị trường Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 386,4 triệu USD, chiếm 8,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2008 đạt 871,9 triệu USD, chiếm 13,5% với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như khoáng sản, linh kiện điện tử- vi tính, cao su. Xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc đã bắt đầu có sự tăng trưởng, đây là dấu hiệu đáng khích lệ trong bối cảnh Hà Nội nhập siêu từ thị trường này.
+ Thị trường Hàn Quốc
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 192,1 triệu USD chiếm 4,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là linh kiện điện tử- vi tính, khoáng sản, nông sản. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 227,4 triệu USD, tăng 14,8% so với năm 2007.
+ Thị trường Nga
Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 đạt 95,2 triệu USD, chiếm 2,01% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm dệt may, nông sản, thực phẩm chế biến, hình thức xuất khẩu chủ yếu là phi mậu dịch và trả nợ hàng đổi hàng. Đến năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 106,6 triệu USD, chiếm 1,6% . Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản (47,3%), thực phẩm chế biến (15,4%).
+ Thị trường Úc
Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội vào thị trường Úc trong năm 2008 đạt 107,1 triệu USD, chiếm 1,6 % tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng gấp 2,9 lần so...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status