Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO 3
1.1. Rủi ro đối với các dự án đầu tư. 3
1.2. Rủi ro tín dụng. 4
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng. 4
1.2.2. Các nguyên nhân rủi ro tín dụng: 5
1.2.2.1. Những nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô: 5
1.2.2.2. Nguyên nhân từ phía dự án. 8
1.2.2.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. 10
1.2.3. Các dấu hiệu phản ánh rủi ro tín dụng. 12
1.2.3.1. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với
ngân hàng. 13
1.2.3.2. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý
của khách hàng. 15
1.2.3.3. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các ưu tiên
trong kinh doanh. 16
1.2.3.4. Nhóm các dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về
kỹ thuật thương mại. 16
1.2.3.5. Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán
của khách hàng. 16
1.3. Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng. 17
1.3.1. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư. 18
1.3.1.1. Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế. 18
1.3.1.2. Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân ngân hàng cấp tín dụng. 18
1.3.2. Nội dung quản lý rủi ro. 20
1.3.2.1. Phát hiện rủi ro. 20
1.3.2.2. Đánh giá rủi ro của một dự án đầu tư. 21
1.3.2.3. Quản trị rủi ro. 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH THANH XUÂN HÀ NỘI 26
2.1. Khái quát về Ngân hàng công thương Chi nhánh
Thanh Xuân 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh. 26
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. 28
2.1.2.1. Phòng khách hàng doanh nghiệp 30
2.1.2.1. Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. 31
2.1.3. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn
 2005- 2008. 34
2.1.3.1. Những hoạt động chính của Ngân hàng công thương Chi nhánh Thanh Xuân. 34
2.1.3.2. Tóm tắt về tình hình kinh doanh của Chi nhánh qua các năm 35
2006 – 2008. 35
2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng
công thương Chi nhánh Thanh Xuân. 39
2.2.1. Tổ chức quản lý rủi ro các dự án đầu tư. 39
2.2.1.1. Quản lý, đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án xin vay vốn. 39
2.2.1.2. Đánh giá rủi ro định kỳ, xếp loại khách hàng. 61
2.2.1.3. Nhận diện, phân tích, và đưa ra một số biện pháp phòng ngừa khắc phục xử lý đối với các nhóm dấu hiệu rủi ro của dự án. 62
2.2.1.4. Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ của dự án đầu tư vay vốn. 68
2.2.1.5. Hỗ trợ khách hàng thu hồi nợ để hạn chế rủi ro. 71
2.2.1.6. Kiểm tra, giám sát những rủi ro phát sinh bên trong chính từ các hoạt động của nhóm bộ phận chức năng chuyên môn. 72
2.2.1. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội. 72
2.2.1.1. Những kết quả đạt được. 72
2.2.1.2. Những tồn tại. 75
2.2.1.3. Nguyên nhân. 79
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI 85
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 85
THANH XUÂN HÀ NỘI. 85
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội. 85
3.1.1. Một số dự báo về môi trường kinh doanh. 85
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới. 85
3.2. Giải pháp tăng cường khả năng quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng công thương Chi nhánh Thanh Xuân Hà Nội. 88
3.2.1. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro. 88
3.2.2. Thực hiện phân tán rủi ro. 89
3.2.3. Nâng cao năng lực của cán bộ tín dụng, coi trọng cả phẩm đạo đức lẫn nghiệp vụ. 89
3.2.4. Tăng cường mối quan hệ tương tác giữa khách hàng và
 ngân hàng 92
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng và dự án đầu tư. 93
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư
cho vay vốn. 95
3.2.7. Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 98
3.2.8. Đầu tư công nghệ hiện đại hóa hoạt động ngân hàng dễ dàng phát hiện và kiểm soát rủi ro. 99
3.3. Kiến nghị. 99
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước. 99
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước. 100
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam. 102
LỜI KẾT 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau:
Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm.
Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm.
Việc đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau.
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án:
Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm.
Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có).
Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau:
Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không?
Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào.
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
Địa điểm xây dựng
Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác.
Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ.
Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án
Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ... hay không.
Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không.
Công nghệ, thiết bị
Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới.
Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này.
cách chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không.
Giá cả thiết bị và cách thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không.
Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể.
Quy mô, giải pháp xây dựng
Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hay chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không.
Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước...
Môi trường, PCCC: Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, Cán bộ thẩm định cần đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không.
Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án.
Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án.
Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ...(nếu đã có thông tin).
Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất.
Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn.
Tổng vốn đầu tư dự án:
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hay giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án.
Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ ... Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hay tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm đị...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status