Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục – Hà Nam - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục – Hà Nam



MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH LỤC 3
I. Khái quát về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Bình Lục 3
1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Bình Lục 3
2. Sơ lược về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôn thôn Việt Nam và chi nhánh huyện Bình Lục 3
2.1 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động 5
2.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các Phòng (Tổ) tại NHNo huyện Bình Lục. 7
3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Bình Lục 8
3.1 Hoạt động huy động vốn 10
3.2 Hoạt động sử dụng vốn 12
3.3 Hoạt động dịch vụ 14
3.4 Kết quả kinh doanh 17
II. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục 18
1. Theo đối tượng 18
2. Theo cách huy động 23
3. Theo kỳ hạn 29
4. Theo loại tiền 32
5. Đánh giá hoạt động huy động vốn tại chi nhánh NHNo huyện Bình Lục 35
5.1 Thành tựu đạt được 35
5.2 Hạn chế còn tồn tại 37
5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 38
5.3.1 Nguyên nhân khách quan 38
5.3.2 Nguyên nhân chủ quan 39
CHƯƠNG 2: GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH LỤC 41
1. Định hướng phát triển của chi nhánh NHNo huyện Bình Lục hướng phát triển chung 41
2. Định hướng hoạt động huy động vốn 43
3. Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Chi nhánh NHNN&PTNN Bình Lục 43
3.1 Nhóm giải pháp chủ yếu 44
3.1.1 Nâng cao công tác dự báo tình hình kinh tế 44
3.1.2 Giải pháp về sản phẩm huy động vốn 46
3.1.3 Chính sách khách hàng 52
3.1.4 Tăng cường hoạt động Marketing ngân hàng 54
3.1.5 Tăng cường chất lượng nguồn nhân lực 56
3.2 Nhóm giải pháp bổ trợ 57
3.2.1 Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng 57
3.2.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động 59
3.2.3 Củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin đối với khách hàng 60
4. Kiến nghị 62
4.1 Kiến nghị với chính phủ và bộ ngành có liên quan 62
4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 63
4.3 Kiến nghị với NHNN&PTNN Việt Nam 65
KẾT LUẬN 67
Lời mở đầu


Trải qua 56 năm xây dựng và phát triển, ngành ngân hàng đã góp phần to lớn đưa đất nước Việt Nam phát triển theo đường lối của Đảng và Bác Hồ đã chọn. Từ nguồn vốn huy động được trong nền kinh tế, thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế và đáp ứng các nhu cầu vốn một cách kịp thời cho quá trình sản xuất. Có thể nói, ngân hàng thương mại là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, là mối liên kết giữa nền tài chính quốc gia và tài chính quốc tế, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.
Bước vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm đạt từ 8% trở lên, đời sống nhân dân đang được cải thiện từng ngày, là nơi thu hút vốn đầu tư của các tổ chức quốc tế. Hòa chung với sự biến đổi của cả nước, ngành ngân hàng đang tự khẳng định vị thế của mình đối với công cuộc phát triển của đất nước. Sau gần hai thập kỉ đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta đã tạo lập được những cơ sở vững chắc để tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng, cống hiện vào sự nghiệp chung của cả nước. Tuy nhiên, so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới thì trình độ các ngân hàng nước ta chỉ ở mức trung bình, hoạt động còn đơn điệu, công nghệ vẫn còn lạc hậu, giao dịch thủ công, chưa đồng bộ, khó liên kết với các ngân hàng khác.
Để có thể tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại phải lựa chọn cho mình con đường đi phù hợp nhất, từng bước khẳng định uy tín và thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Một trong các phương pháp tốt để giải quyết vấn đề của mình trong bối cảnh hiện nay là các ngân hàng thương mại phải tăng cường hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước, từ đó có thể đảm bảo khả năng thanh toán, phát triển các hoạt động đầu tư và cho vay, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Cùng với hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam, chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục được thành lập và hoạt động trong bối cảnh khó khăn về nhiều mặt, những ảnh hưởng to lớn và nặng nề của cơ chế bao cấp để lại. Tuy vậy, trong gần 12 năm qua chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục đã có nhiều cố gắng đặc biệt trong cơ chế thị trường, phát triển vững chắc, góp phần tích cực vào xây dựng nền kinh tế tỉnh Hà Nam cũng như sự phát triển bền vững của NHNN&PTNT VN.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động trong sự phát triển của ngân hàng và tính cấp thiết của hoạt động huy động vốn trong thời điểm hiện nay, em đã chọn đề tài nghiên cứu “Tăng cường huy động vốn tại NHNN&PTNT huyện Bình Lục – Hà Nam”. Đề tài có kết cấu gồm 2 phần:
Chương 1: Thực trạng hoạt động huy động vốn tại chí nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục
Chương 2:Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường huy động vốn tại chi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Lục
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo PGS-TS Từ Quang Phương, các thầy cô trong khoa Kinh tế đầu tư, các cô chú, anh chị trong Chi nhánh NHNN&PTNT huyện Bình Lục


WN0IBGlNb1R340V

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status