Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương chi nhánh Ba Đình



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH .2
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 2
2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh 2
2.1. Giam đốc 3
2.2. Phó Giam đốc 3
2.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng trong chi nhánh .4
3. Tình hình hoạt động đầu tư phát triển của chi nhánh 7
3.1. Định hướng của chi nhánh .7
3.2. Mục tiêu của chi nhánh .8
3.3. Lĩnh vực hoạt động 8
3.4 Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh .9
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh những năm gần đây .12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH .17
1. Quy định của chi nhánh Ngân hàng đối với hình thức vay vốn .17
1.1. Đối với vay ngắn hạn .17
1.2. Đối với trung và dài hạn . .18
2. Thẩm quyền về thời hạn vay vốn tại chi nhánh . .19
2.1. Đối với vay ngắn hạn . .19
2.2. Đối với vay dài hạn .19
3. Công tác thẩm định dự án vay vốn tại chi nhánh 19
3.1. Các căn cứ, cơ sở thẩm định . 19
3.2. Quy trình thẩm định dự án vay vốn .19
3.3. Tổ chức thẩm định dự án vay vốn 21
3.4. Phương pháp thẩm định dự án vay vốn 22
3.5. Nội dung thẩm định dự án vay vốn .23
Minh họa nội dung thẩm định dự án vay vốn .31
3.6. Những kết quả đạt được và những vấn đề tồn tại trong công tác thẩm định dự án vay vốn của chi nhánh .45
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH.56
1. Nâng cao chất lượng của công tác thu thập thông tin trong thẩm định dự án đầu tư .57
2. Nâng cao trình độ kiến thức của đội ngũ cán bộ thẩm định 61
3. Về công tác tổ chức cán bộ .62
4. Lập ra quỹ thẩm định .63
KẾT LUẬN .64
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 65
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

để ước tính số lao động cần dùng, yêu cầu về kỹ năng, bậc thợ và trình độ quản lý.
Thẩm định về kế hoạch triển khai của dự án
Đây là khâu quan trọng trong thẩm định về phương diện kỹ thuật. Một công trình đầu tư bao gồm nhiều hạng mục khác nhau, quá trình thực hiện xây lắp đòi hỏi một trình tự thời gian nhất định để đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật.
3.5.3. Thẩm định về mặt tài chính của dự án:
Thẩm định về tổng vốn đầu tư của dự án
Xác định dòng tiền dự kiến hàng năm (tháng, quý…)
Dòng tiền ròng = Thu nhập trong kỳ - chi phí trong kỳ
NCFi = Bi - Ci
Thu nhập trong kì (Bi): Gồm tất cả các khoản thu của dự án như doanh thu bán hàng, vốn đi vay, tiền thu của các hoạt động khác…
Chi phí trong kì (Ci) : Gồm tất cả các khoản chi phí như: chi vốn đầu tư, chi vốn lưu động thường xuyên, trả gốc và vốn vay ngân hàng.
Tính toán chỉ tiêu chi phí vốn của dự án
Để tính được các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đặc biệt là những chỉ tiêu hiệu quả tài chính có chiết khấu, ta cần tính được chi phí sử dụng vốn bình quân.
Trong đó : Ik là số vốn đầu tư của nguồn vốn thứ k
rk là lãi suất tương ứng của nguồn vốn đó
m là số nguồn vốn huy động được cho dự án
Tính toán chỉ tiêu thời gian hoàn vốn (the Payback Period)
Khái niệm : Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết để cho thu nhập ròng từ dự án vừa đủ bù đắp số vốn đầu tư ban đầu.
Thời gian hoàn vốn được tính theo hai cách : Thời gian hoàn vốn giản đơn (không có chiết khấu) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.
Thời gian hoàn vốn giản đơn
Công thức:
Trong đó T: thời gian hoàn vốn giản đơn.
Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng xét đến giá trị thời gian của đồng tiền nên tính chính xác thấp.
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu
Công thức:
Ý nghĩa : T cho ta biết sau bao lâu dự án sẽ có thu nhập đủ bù chi phí vốn đầu tư. Đối với hoạt động đầu tư, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường đầy biến động và rủi ro thì thu hồi nhanh vốn đầu tư là vấn đề được chủ đầu tư và ngân hàng rất quan tâm.
Ưu điểm:
Dễ xác định.
Độ tin cậy tương đối cao – Thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác, mức độ rủi ro ít hơn những năm sau. Các số liệu dự báo đối với các năm đầu đạt độ tin cậy cao hơn so với các năm sau.
Chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư thấy rõ đến bao giờ thì vốn có thể được thu hồi, do đó họ có thể quyết định có nên đầu tư hay không. Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thiếu vốn, đoản vốn), các nước chậm phát triển quan tâm nhiều vì khả năng tài chính và dự báo thị trường kém.
Nhược điểm:
Không cho biết thu nhập lớn sau khi hoàn vốn. Đôi khi một phương án có thời gian hoàn vốn dài, nhưng thu nhập về sau lại cao hơn thì vẫn có thể là phương án tốt.
Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu. Nếu lãi suất càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng dài và ngược lại. vì vậy cần chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.
Tính chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn đầu tư - ROI (Return on Investment).
Chỉ tiêu ROI cho ta biết một đồng vốn đầu tư cho dự án được mấy đồng lợi nhuận sau thuế. ROI là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũnh như của dự án nói chung.
Công thức:
Trong đó: I: tổng vốn đầu tư ban đầu.
Pr: Lợi nhuận sau thuế hàng năm.
ROI khi tính xong được so sánh với ROI của các doanh nghiệp, các dự án khác cùng ngành nghề và lĩnh vực.
Tính chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng - NPV (Net Present Value).
Chỉ tiêu NPV cho ta biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn. Khi tính toán chỉ tiêu này cũng dựa trên cơ sở giá trị hiện tại, tức là phải xét đến chiết khấu.
Công thức:
Trong đó: n: thời hạn đầu tư hay thời gian hoạt động của dự án (năm).
i : năm thứ i.
Bi: khoản thu hồi ròng của năm thứ i.
Ci: Vốn đầu tư thực hiện tại năm thứ i.
r : lãi suất chiết khấu.
Vì NPV cho ta biết tổng giá trị hiện tại thu hồi ròng sau khi đã hoàn vốn nên:
Nếu NPV > 0 dự án có lời, có thể đầu tư.
Nếu NPV = 0 dự án chỉ hoà vốn
Nếu NPV > 0 dự án lỗ.
NPV càng lớn càng có lợi, vì vậy nếu có hai dự án cần so sánh thì dự án nào có NPV lớn hơn sẽ được chọn. Trường hợp có nhiều ds thì ta chọn ds có giá trị hiện tại ròng tối đa (max NPV).
Ưu điểm :
Phản ánh hiệu quả của việc đầu tư về phương diện tài chính.
Nhược điểm:
- Phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu r càng lớn thì NPV càng nhỏ và ngược lại. Do đó, cần chọn lãi suất chiết khấu sao cho phù hợp với từng dự án, trên cơ sở tính toán chi phí sử dụng vốn của từng dự án.
-
NPV cho biết khả năng sinh lợi của dự án dưới tác động của lãi suất chiết khấu. Nói một cách khác, nó không cho ta biết được tỷ lệ sinh lợi (lãi suất) mà bản thân dự án có thể tạo ra được.
Tính tỷ suất thu hồi nội bộ - IRR (Internal Rate of Return).
Khái niệm: IRR là lãi suất chiết khấu r mà ứng với nó tổng giá trị hiện tại thu hồi ròng bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).
Công thức:
Cách xác định IRR:
Chọn suất chiết khấu r1, thường lấy bằng lãi suất vay vốn, ta tính được NPV1.
Chọn suất chiết khấu r2 để NPV2 < 0 tính được NPV2.
Sao cho r2 > r1 và r2 – r1 £ 5%
Tacó:
Chỉ tiêu IRR cho biết lãi suất mà bản thân dự án có thể mang lại cho nhà đầu tư. IRR càng lớn càng tốt. Nếu có hai hay nhiều dự án cần so sánh thì dự án nào có IRR tối đa (max IRR) sẽ được lựa chọn.
Nếu IRR < r; dự án sẽ không đủ tiền để trả nợ.
Nếu IRR = r: dự án chỉ vừa đủ tiền để trả nợ, nhà đầu tư không có lợi gì.
Nếu IRR > r: lúc này nhà đầu tư không những có thể trả được nợ mà còn có lợi.
Xác định điểm hoà vốn của dự án (Break Even Point Analysis)
Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí phải bỏ ra.
Xác định điểm hoà vốn:
Gọi: X - số lượng sản phẩm bán ra (cái)
a - giá bán một đơn vị sản phẩm (đồng/cái)
b - biến phí tính cho một đơn vị sản phẩm (đồng)
c- định phí (đồng)
Sản lượng hoà vốn:
Doanh thu hoà vốn:
x1 x2 xhv
Doanh thu
Y = aX
Lãi
Y = bX + c
bX
E
c
Sản lượng
Lỗ
Đồ thị điểm hoà vốn
Biểu đồ 2.2: Điểm hòa vốn
Minh hoạ nội dung thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh:
Đầu tư và mở rộng năng lực sản xuất ôtô khách của công ty cơ khí A thuộc Tổng công ty cơ khí GTVT-Bộ Giao thông vận tải
Giới thiệu chung về công ty cơ khí A.
Bảng 2.1: Bảng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:
Đơn vị: đồng
Stt
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
I
Tình hình vốn và ts
1
Nguồn vốn kd
7.936.900.515
8.147.895.382
8.147.995.382
Vốn cố định
7.493.364.795
-
7.669.013.682
Vốn lưu động
443.625.720
-
478.881.700
2
Tài sản cố định
-
-
-
Nguyên giá TSCĐ
12.094.518.996
12.491.331.796
12.924.606.729
Ngân sách cấp
-
-
-
Vốn tự có
-
-
-
Hao mòn TSCĐ
6.406.521.633
6.998.681.643
7.449.681.643
Giá trị còn lại
5.687.997.363
5.492.653.153
5.475.925.086
Thực trích khấu hao
-
-
-
Mức đạt
-
-
-
II
Lợi nhuận và nghĩ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status