Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Đại cương về vi nhũ tương 2
1.1.1. Định nghĩa về vi nhũ tương 2
1.1.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương 2
1.1.3. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương. 3
1.1.4. Thành phần của vi nhũ tương 4
1.1.5. Phương pháp bào chế vi nhũ tương 4
1.1.6. Giản đồ pha 5
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới vi nhũ tương 6
1.1.7.1. Chất diện hoạt 7
1.1.7.2. Chất đồng diện hoạt 8
1.1.7.3. Pha dầu 9
1.1.7.4. Loại vi nhũ tương 9
1.1.8. Một số đặc tính của vi nhũ tương và chỉ tiêu đánh giá 10
1.2. Đại cương về natri diclofenac 11
1.2.1. Công thức - tên khoa học 11
1.2.2. Tính chất 11
1.2.3. Định tính, định lượng 11
1.2.2.1. Định tính 11
1.2.2.2. Định lượng 12
1.2.4. Độ ổn định 12
1.2.5. Hệ số phân bố 12
1.2.6. Dược động học 13
1.2.6.1. Hấp thu 13
1.2.6.2. Phân bố - chuyển hoá 13
1.2.6.3. Thải trừ 13
1.2.7. Tác dụng 13
1.2.8. Chỉ định 14
1.2.9. Tác dụng phụ 14
1.2.10. Chống chỉ định 14
1.2.11. Thận trọng lúc dùng 14
1.2.12. Liều lượng và cách dùng 15
1.3. Một số nghiên cứu về dạng bào chế vi nhũ tương dùng qua da 15
1.3.1 Các nghiên cứu về diclofenac và các chất chống viêm phi steroid 15
1.3.1.1. Diclofeac 15
1.3.1.2. Các chất chống viêm phi steroid khác 18
1.3.2. Các nghiên cứu về những thuốc khác 20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.1.1 Đối tượng 22
2.1.2. Nguyên liệu 22
2.1.3. Phương tiện nghiên cứu 22
2.2. Nội dung nghiên cứu 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu 24
2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm 24
2.3.2. Phương pháp bào chế vi nhũ tương 24
2.3.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của vi nhũ tương 24
2.3.3.1. Độ bền pha 24
2.3.3.2. Độ nhớt 24
2.3.3.3. Chỉ số khúc xạ ánh sáng 24
2.3.3.4. Xác định tỷ trọng 25
2.3.3.5. Phương pháp thử nghiệm giải phóng dược chất qua màng 25
2.3.3.6. Phương pháp định lượng natri diclofenac trong vi nhũ tương 26
2.3.4. Tối ưu hóa công thức 27
2.3.5. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng 27
2.3.6. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định 28
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 29
3.1. Kết quả nghiên cứu 29
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dược chất 29
3.1.2. Thiết kế thí nghiệm và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng hoạt chất. 30
3.1.2.1.Thiết kế thí nghiệm 30
3.1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của dược chất qua màng 35
3.1.3. Tối ưu hóa công thức 38
3.1.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu vật lý của công thức tối ưu 39
3.1.3.2. Đánh giá khả năng giải phóng qua màng của mẫu tối ưu 40
3.1.3.3. Định lượng dược chất natri diclofenac trong mẫu tối ưu 41
3.1.4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vi nhũ tương natri diclofenac 41
3.1.4.1. Các chỉ tiêu vật lí 41
3.1.4.2. Định lượng 42
3.1.5. Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của VNT NaDC 45
3.1.5.1. Đánh giá các chỉ tiêu vật lý 46
3.1.5.2. Đánh giá khả năng giải phóng qua màng 50
3.1.5.3 Định lượng 51
3.2 Bàn luận 53
3.2.1. Vi nhũ tương natri diclofenac và các thành phần cơ bản có trong công thức 53
3.2.2. Nghiên cứu khả năng giải phóng natri diclofenac in vitro qua màng cellulose acetat. 55
3.2.3. Lựa chọn công thức tối ưu 57
3.2.4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng 57
3.2.5. Bước đầu nghiên cứu độ ổn định 58
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 59
4.1. Kết luận 59
4.2. Đề xuất 60

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay trên thế giới, nhóm thuốc chống viêm giảm đau không steroid là một trong những nhóm thuốc lâu đời và được sử dụng nhiều nhất. Trong đó, diclofenac là một dược chất được sử dụng rộng rãi do tác dụng chống viêm, giảm đau tương đối mạnh và sâu. Nhiều dạng bào chế mới như pellet, vi nang, dạng thuốc tác dụng kéo dài, dạng kem bôi ngoài da, gel...đã được áp dụng với dược chất này và đã mang lại hiệu quả cao trong điều trị.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, công nghiệp bào chế dược cũng phát triển một cách nhanh chóng. Rất nhiều các dược chất mới ra đời, cùng với sự phát triển của các dạng bào chế mới không những giúp điều trị có hiệu quả mà còn khai thác tốt những dược chất đã được sử dụng từ lâu.
Vi nhũ tương là một dạng bào chế mới có nhiều ưu điểm so với các dạng thuốc khác, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hầu như rất ít nghiên cứu về dạng bào chế mới này mặc dù trên thế giới ngày càng nhiều các báo cáo khoa học về dạng vi nhũ tương. Việc ứng dụng vi nhũ tương với dược chất diclofenac là một hướng đi mới, hứa hẹn sẽ khai thác tốt hơn nữa dược chất này trong điều trị cũng như trong thương mại, tiến tới là tiền đề cho việc áp dụng vi nhũ tương vào các dược chất khác.
Do vậy chúng tui thực hiện đề tài “Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da” với mục tiêu sau:
1. Bào chế được vi nhũ tương natri diclofenac.
2. Đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố trong công thức bào chế đến sự hình thành và giải phóng hoạt chất từ vi nhũ tương và tìm ra công thức bào chế có khả năng giải phóng dược chất tốt.
3. Bước đầu nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá độ ổn định của vi nhũ tương natri diclofenac.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về vi nhũ tương
1.1.1. Định nghĩa về vi nhũ tương
Vi nhũ tương được khám phá khá sớm, từ những năm 40 của thế kỷ XX, do hai nhà khoa học Hoar và Schuman sau khi hai ông tình cờ hòa nhũ tương sữa vào hexanol. Từ đó đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về vi nhũ tương, có rất nhiều định nghĩa được đưa ra để tiện cho việc nghiên cứu dạng bào chế này [25]. Theo Danielsson và Lindman vi nhũ tương có thể được định nghĩa như sau:
“Vi nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm pha dầu và pha nước phân tán đồng nhất vào nhau và được ổn định bởi phân tử các chất diện hoạt trên bề mặt phân cách hai pha, có tính đẳng hướng về mặt quang học, ổn định về mặt nhiệt động học giống một dung dịch lỏng”.
Như vậy trong thành phần của vi nhũ tương có hai pha dầu và nước, có các chất diện hoạt đóng vai trò tác nhân hình thành và ổn định vi nhũ tương bằng cách giảm sức căng bề mặt phân cách hai pha. Định nghĩa này cũng yêu cầu vi nhũ tương có tính ổn định về mặt dược động học (bền và không bị phân lớp), đẳng hướng về mặt quang học (tức là trong suốt hay trong mờ, ánh sáng có thể đi qua dễ dàng).
1.1.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương
Ưu điểm:
- Hệ vi nhũ tương làm tăng khả năng hòa tan của dược chất trong hệ, đặc biệt với dược chất ít tan trong nước, do đó làm tăng sinh khả dụng của thuốc, đặc biệt là các dạng thuốc khác có cùng đích tác dụng. Vì vậy vi nhũ tương có thể áp dụng vào một số dạng bào chế cũ như viên nang, thuốc dùng ngoài da...
- Chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt trong VNT có thể làm giảm tính đối kháng của hàng rào khuếch tán của biểu bì bởi hoạt tính tăng tính thấm của chúng do đó dược chất thấm qua da dễ dàng hơn [34]
- Có khả năng bảo vệ dược chất cao, đặc biệt với các dược chất dễ bị phân hủy [16].
- Hình thức vi nhũ tương trong, đẹp hơn so với nhũ tương.
- Là dạng thuốc có độ ổn định về nhiệt động học cao, bền vững, không bị phân lớp sau thời gian bảo quản dài.
- Có thể dùng vi nhũ tương để bào chế các thuốc có tác dụng kéo dài.
- Kỹ thuật bào chế đơn giản.
Nhược điểm:
- Việc xác định tỷ lệ các thành phần trong công thức để tạo thành vi nhũ tương là rất khó khăn.
- Giá thành cao
- Sử dụng lượng chất diện hoạt khá cao so với bình thường.
1.1.3. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương.
Một số đặc điểm khác nhau cơ bản giữa nhũ tương và vi nhũ tương để có thể phân biệt hai dạng bào chế này:
- Vi nhũ tương có nhiệt động học tương đối ổn định còn nhũ tương thì kém hơn nhiều. Do đó, vi nhũ tương có thể để lâu mà không bị phân lớp còn nhũ tương thường không bền, dễ bị phân lớp. Tuy nhiên ngày nay có nhiều loại nhũ tương thường do áp dụng công nghệ tốt vẫn có thể bền lâu mà không bị tách lớp.
- Về mặt hình thức, vi nhũ tương trong, ánh sáng có thể đi qua dễ dàng, nhũ tương đục hơn nhiều so với vi nhũ tương. Vì kích thước tiểu phân của vi nhũ tương khoảng 10 nm - 140 nm còn nhũ tương thông thường có kích thước tiểu phân khoảng 100 - 600 nm [16].

/file/d/0B7jXck ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status