Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên



Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I:Cơ sở Lý Luận và Thực tiễn Xây dựng và Phát Triển Thương Hiệu và Thương Hiệu Hàng Nông Sản Việt Nam 4
1. Cơ sở lý luận chung về thương hiệu. 4
1.1. Khái niệm thương hiệu 4
1.1.1 Khái niệm chung 4
1.1.2 Khái niệm thương hiệu nông sản Việt Nam. 9
1.2 Bản chất của thương hiệu. 10
1.2.1. So sánh thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá: 10
1.2.2 Nguồn gốc của thương hiệu. 12
1.2.3 Bản chất của " thương hiệu " về cơ bản cũng giống như một con người. 13
1.2.4. Xây dựng thương hiệu (Branding). 14
1.3 Vai trò của thương hiệu đối với hàng nông sản Việt Nam 15
1.3.1 Đối với doanh nghiệp 15
1.3.2 Đối với người tiêu dùng. 17
1.3.3 Đối với các nhà quản lý 19
1.4 Tính tất yếu phải xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 20
1.4.1 Yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi. 20
1.4.2 Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ trung thực 21
1.5 Các qui luật của thương hiệu. 22
1.6 Những bộ phận cấu thành 24
1.6.1 Các bộ phận cấu thành thương hiệu và thương hiệu nông sản. 24
1.2 Một số thương hiệu nông sản thành công tại Việt Nam. 25
1.2.1 Xây dựng và phát triển thành công “tính cách nông dân” trong thương hiệu sầu riêng Chín Hoá 25
1.2.2 Xây dựng thành công thương hiệu Xoài Cái Hoà Lộc. 26
1.2.3. Thương hiệu Vũ Sữa Lò Rền “ Cảm Nhận Sữa Từ Đất ” 28
Chương II: Thực Trạng xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Tương Bần tại địa phương 29
2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần tại huyện Mỹ Hào tỉnh Hưng Yên 29
2.1. Đặc điển tình hình và nguồn lực ảnh hưởng đến nghề chế biến tương 29
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội 29
2.1.2. Nguồn lực 29
2.2 Khái quát chung về làng nghề Tương Bần. 32
2.3 cách làm tương ngon chính hiệu theo kinh nghiệm của cha ông truyền lại. 32
2.5. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm Tương Bần hiện nay 37
2.6 Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng tiêu thụ sản phẩm giảm 38
2.7 Nhận thức đối với quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Tương Bần. 40
2.7.1 Nhận thức từ các cơ quan quản lý nhà nước 40
2.7.2 Nhận thức của doanh nghịêp 41
2.7.3 Nhận thức của người tiêu dùng sản phẩm Tương Bần. 42

để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Hiện tượng này sẽ không thể tránh khỏi được tình trạng rối loạn thị trường cung sản phẩm gây ra những vụ kiện cáo về vi phạm bản quyền, ăn cắp mẫu mã hay làm nhái sản phẩm. Vì vậy mà việc đăng ký thương hiệu là rất quan trọng đối với các cơ quan quản lý. Bởi đây sẽ là cơ sở để quy trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan quản lý tranh hiện tượng chồng chéo chức năng. Sự chồng chéo chức năng này sẽ dẫn đến những vấn đề phức tạp trong công tác quản lý, sẽ có quá nhiều cơ quan quản lý có cùng chức năng và cũng sẽ có không ít những cơ quan ngồi chơi xơi nước không có việc làm trong khi một số khác lại làm không hết việc. Theo đó sẽ xảy ra tình trạng mà một vụ viêc có qúa nhiều cơ quan tham gia giải quyết gây tranh cãi nhưng cũng sẽ có những vụ việc lại rơi vào tình trạng '' cha chung không ai khóc''. Chính vì vậy xây dựng thương hiệu sẽ góp phần phân định rõ ràng chức năng, quyền hạn cho từng cơ quan quản lý.
Mặt khác việc đăng ký thương hiệu tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hàng hoá trên thị trường nhằm loại bỏ và xử lý sản phẩm kém chất lượng, những sản phẩm gây hại cho người tiêu dùng. Đồng thời hạn chế và chấm dứt các hành vi vi phạm kiểu dáng công nghiệp và sự tồn tại của những thương hiệu nhái từ trong sản xuất, phân phối đến quảng cáo. Và xoá bỏ cả những việc chỉ dẫn không đúng sự thật.
Xây dựng thương hiệu còn quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các bên và nhằm bảo vệ quyền lợi của họ.
1.4 Tính tất yếu phải xây dựng và phát triển thương hiệu hàng nông sản Việt Nam.
1.4.1 Yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay đòi hỏi.
Toàn cầu hoá, khu vực hoá đang là xu hướng tất yếu khách quan. Cùng quá trình hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương Mại Thế giới WTO, tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh. Khi mà cánh cửa mở lối vào thị trường thế giới đã được mở rộng hơn thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là tất yếu khách quan đòi hỏi chúng ta cần thực hiện ngay. Gia nhập WTO đồng nghĩa chúng ta phải chấp nhận những thách thức đồng thời tận dụng thời cơ, cơ hội mà hội nhập WTO mang lại. Cách kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, chụp giật sẽ không còn hiệu quả thay vào đó cách kinh doanh hiện đại được chuẩn bị chu đáo với chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Trong cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt này để doanh nghiệp dành được lợi thế chiếm được nhiều thị phần hơn thì doanh nghiệp phải chiếm được vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng. Cách làm hiệu quả nhất để có được điều đó chính là thông qua quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Doanh nghiệp nào sở hữu được các thương hiệu mạnh cũng đồng nghĩa doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh chiếm được thị phần lớn trên thị trường. Ở nước ta xây dựng và phát triển thương hiệu được xem như một cách làm mới lạ nhưng trên thế giới đó không chỉ là một xu thế mà nó còn là một quy luật doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì xây dựng và phát triển thương hiệu là điều tối quan trọng cần làm.
Ngày nay cạnh tranh không chỉ dừng lại trong cuộc chiến về số lượng, chất lượng, mẫu mã, đăc tính, công năng của sản phẩm mà nó còn là cuộc chiến của các thương hiệu mà ở đó ai sở hữu một thương hiệu mạnh và chiếm được vị trí đầu tiên trong tâm trí khách hàng thi người đó sẽ là người chiếm thắng.
Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế và khu vực nước ta đứng trước với sự cạnh tranh gay gắt của hàng hoá ngoại nhập của các quốc gia trên thể giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh nhằm chiếm lĩnh thị trường và sự phát triển ổn định, bền vững trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận.
Hàng nông sản là một lợi thế lớn của Việt Nam, tuy nhiên trong quá trình hội nhập, hàng nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh lớn của hàng hoá nông sản nhập ngoại từ Thái Lan, Mỹ, Trung Quốc… Do đó song song quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động xây dựng và quảng bá thương hiệu của mình với chiến lược và bước đi rõ ràng cụ thể.
1.4.2 Nhu cầu của thị trường về hàng hoá và dịch vụ trung thực
Trước sự phong phú và đa dạng của hàng hoá và dịch vụ, các doanh nghiệp cũng đang phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ngày càng gia tăng. Điều này gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp, người tiêu dùng, gây khó khăn, xáo trộn lớn cho công tác quản lý kiểm định và thẩm định thị trường của các cơ quan quản lý thị trường. Làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trung bình mỗi năm có khoảng hơn 3000 vụ xâm hại nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu…
Trong 6 năm thực hiện chỉ thị 31/1999/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, chỉ tính riêng lực lượng thị trường đã kiểm tra, xử lý 33.704 vụ sản xuất hàng giả. Tịch thu gần 40 tấn và gần 1 triệu chiếc bao bì giả, trên 1,1 tấn và trên 223.000 nhãn mác giả. Số đơn khiếu nại tranh chấp về thương hiệu cũng ngày một tăng từ 176 vụ năm 2000 đến 404 vụ năm 2004.
Mặt khác tốc độ phát triển của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng, mỗi năm bình quân tăng 17000 doanh nghiệp mới đăng ký thương hiệu. Vấn đề thương hiệu thuộc tài sản của mỗi doanh nghiệp trong cạnh tranh. Nên tất yếu các doanh nghiệp phải ý thức được tầm quan trọng của dăng ký nhãn hiệu hàng hoá và phát triển thương hiệu mạnh.
Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng thu nhập của thành phần dân cư. Xu thế tiêu dùng của người dân cũng thay đổi. Mặc dù cầu cho các sản phẩm thiết yếu có xu hướng giảm nhưng cầu về sản phẩm chất lượng tăng cao. Với mặt hàng nông sản thực phẩm, vấn đề chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm: “ Ăn vì y học, ăn vì sức khoẻ chứ không phải dể no”. Trong khi thị trường trong nước hiện nay cũng đòi hỏi tỷ lệ lớn hàng hoá nông sản qua chế biến, nông sản có gía trị dinh dưỡng cao.
1.5 Các qui luật của thương hiệu.
* Qui luật của những người tiêu dùng thích đủ thứ: đặc biệt trong xu hướng biến đổi nhu cầu quá nhanh hiện nay, người tiêu dùng luôn có nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao và không giới hạn. Do đó nắm bắt được qui luật này của khách hàng là diểm mấu chốt của doanh nghiệp trong thực hiện chiến lược kinh doanh.
* Qui luật của sự tập trung sắc lại: Sức mạnh của một thương hiệu tỉ lệ thuận với sự tập trung sắc lại của nó. Cách tốt nhất để huỷ diệt thương hiệu là gắn nó lên đủ mọi thứ mà không có chiến lược hợp lý và bảo vệ. Ví dụ như sự tập trung sắc lại kiểu: “Suzuki là sành điệu”
* Qui luật của công chúng: chính là qui luật của sự quảng bá: thương hiệu được sinh ra từ việc loan tin của công chúng. Chứ không phải từ quảng cáo. Nó là sự phù hợp với mọi thời đại, mọi nhu cầu tiêu dùng với sự khẳng định riêng. Một thương hiệu dù được quảng cáo khuyếch trương rầm rộ, nhưng công chúng chỉ chú ý mà không l


5sOQE73L48u9n6Z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status