Đề án Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước - pdf 24

Download miễn phí Đề án Lý luận tuần hoàn, chu chuyển của tư bản với việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong doanh nghiệp nhà nước



 MỤC LỤC
 Lời mở đầu.1
 A: Nội dung .2
 I . Lý luận tuần hoàn và chu chuyển của Mác.2
1. Tuần hoàn tư bản.2 1.1. Khái niệm về tuần tư bản
1.2. Các giai đoạn của tuần hoàn tư bản
1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa ba giai đoạn
2. Chu chuyển tư bản
2.1. Khái niệm chu chuyển tư bản
2.2. Thời gian chu chuyển và tốc đọ chu chuyển của tư bản
2.3. Tư bản cố định –tư bản lưu động
2.4. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản
3. Mối quan hệ tuần hoàn tư bản và tốc độ chu chuyển tư bản
II. Vận dụng lý luận về tuần hoàn và chu chuyển của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn của các DNNN
1. Ưng dụng thực tế của học thuyết
2. Thực trạng của các DNNN Việt Nam
2.1. Vị trí vai trò và các kết quả đã đạt được
2.2. Hạn chế và tồn tại
III. Các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn
1. ý nghĩa của lý thuyết tuần hoàngân hàngà chu chuyển tư bản đối với việc sử dụng có hiệu nguồn vốn
IV:Các giải pháp tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn của các DNNN Việt Nam
V: Các giải pháp nâng cao huy động vốn và sử dụng vốn
1. Biện pháp tạo lập vốn
2. Biện pháp nâng cao sử dụng vốn của các DN nâng cao
VI. Kết luận
 Danh mục tài liệu tham khảo
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ái nguyên nhiên liệu, vật liệu phụ... Bộ phận tư bản khả biến, xét về hình thức chu chuyển cũng giống như bộ phận tư bản bất biến lưu động nói trên, nên nó cũng được xếp vào tư bản lưu động. Mặt khác tư bản lưu động sau khi hoàn lại cho nhà tư bản thì giá trị không phải chỉ là giá trị cũ của nó ban đầu, mà nó cũng tăng thêm một lượng giá trị mới. đó là giá trị thặng dư do lao động của người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Nó luôn gắn với quá trình sản xuất do sự biến đổi không ngừng của nó.
Như vậy,việc phân chia tư bản cố định và tư bản lưu động là một việc phân chia khoa học và cần thiết về mặt quản lý kinh tế. Căn cứ phân chia phân chia được xem xét là dựa trên cách chu chuyển của giá trị chứ không phải xem xét theo nguồn gốc của giá trị và giá trị thặng dư để phân chia tư bản bất biến, tư bản khả biến. Lấy ví dụ như “con trâu ” đối với người nông dân thì là phương tiện sản xuất do đó nó là tư bản cố định, song với các lò mổ thì nó lại là nguyên liệu sản xuất, do đó nó là tư bản lưu động.
2.4. Tác dụng của việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và biện pháp để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển tư bản.
Tác dụng :
Tăng tốc độ chu chuyển tư bản hay rút gắn thời gian chu chuyển tư bản đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả hoạt động của tư bản:
+ Đối với tư bản cố định việc tăng thời gian chu chuyển tư bản sẽ làm giảm chi phí bảo quản, sửa chữa, tránh được hao mòn hữu hình, cho phép đổi mới nhanh thiết bị máy móc thiết bị có thể sử dụng quỹ khấu hao làm quỹ dự trữ sản xuất để mở rộng sản xuất mà không cần có tư bản phụ thêm.
+ Đối với tư bản lưu động tăng tốc độ chu chuyển tư bản có tác dụng rất lớn. Đối
với bộ phận tư bản bất biến lưu động, tức là bộ phận tư bản bỏ ra mua nguyên vậy liệu, nhiên liệu ...nếu chu chuyển nhanh sẽ tiết kiệm được tư bản ứng trước, hay nếu giữ số tư bản lưu động ấy như cũ thì sẽ có điều kiện để mở rộng sản xuất ; đối với tư bản khả biến lưu động, tác dụng của việc tăng tốc đọ chu chuyển tư bản lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng thêm giá trị thặng dư.
Để nghiên cứu hiệu quả hoạt động của tư bản người ta sử dụng tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm.
Tỷ xuất giá trị thặng dư hàng năm được tính bàng tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng giá trị thặng dư hàng năm với tư bản khả biến ứng trước:
m x n x 100%
V
M = Hay M = m, x m
trong đó m: Giá trị tạo ra trong một vòng chu chuyển.
n: Số vòng chu chuyển trong năm.
Như vậy tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh mức bóc lột của tư bản có thể như nhau nhưng song hiệu quả hoạt động lao động lại khác nhau. Từ đây có thể thấy rằng việc rút ngắn thời gian chu chuyển tư bản có thể sử dụng các biện pháp như :
Biện pháp để đẩy nhanh chu chuyển của vốn trong DNNN Việt Nam:
Có hai phương pháp chính :
- Tăng nhanh tốc độ chu chuyển và rút ngắn thời gian chu chuyển của tư bản
- Ngoài ra các nhà tư bản còn dùng phương pháp kéo dài ngày lao động và tăng cường lao động
Để làm được điều này thì sự phát triển của lực lượng sản xuất và khoa học kỹ thuật có sự đóng góp không nhỏ. Ví dụ như thuộc da trước kia phải kéo dài mấy tuần, thì ngày nay áp dụng khoa học kỹ thuật mới chỉ cần mấy giờ.áp dụng những luồng điện cao thế có thể đẩy nhanh quá trình sấy gỗ hàng trăm lần, những tiến bộ của nghành giao thông giúp cho rút ngắn được thời gian lưu thông
Mặt khác cũng cần biết rằng tốc độ chu chuyển của tư bản phụ thuộc vào các nhân tố như:
+ Kĩ thuật càng phát triển thì tư bản cố định càng lớn, mà tư bản cố định thì chu chuyển chậm, do đó ảnh hưởng đến tốc độ chu chuyển của toàn bộ tư bản
+Sự bố trí không hợp lý làm cho làm cho nguyên vật liệu, hàng hoá vận tải bị loanh quanh tốn thời gian
+Sự tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn, hàng hoá bị cô đọng
Đây là mâu thuẫn mà tư bản gặp phải trong quá trình chu chuyển của nó. Vì vậy tốc độ chu chuyển tư bản có xu hướng chậm lại. Nếu gạt bỏ tính chất CNTB đi thì những nguyên lý về chu chuyển của tư bản cũng thích ứng đối với kinh tế ta hiện nay, trong nền kinh tế Việt Nam, nước ta càng rút ngắn được thời gian lưu thông và thời gian sản xuất thì việc sử dụng nguồn nhân lực, vật lực và tài lực càng hợp lý thì càng có lợi cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ xã hội.
Để góp phần thực hiện được chu chuyển TB nhanh hơn và khắc phục những hạn chế của nó các DNNN Việt Nam cần :
+ Tổ chức tiêu thụ hàng hoá, dự trữ thu mua nguyên vật liệu, xúc tiến các hỗn hợp Marketing, quảng cáo tiếp thị, làm cho hàng hoá lưu thông dễ dàng và tránh tồn đọng gây lãng phí chi phí bảo quản, chất lượng giảm sút và nguồn vốn được chu chuyển một cách nhanh hơn.
+ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như : Đổi mới máy móc thiết bị, không nhập dây truyền lạc hậu, tránh tụt hậu so với các nước khác, học hỏi thay đổi chủng loại mẫu mã, chất lượng hàng hoá sản phẩm.
+ Nâng cao trình độ tay nghề công nhân người lao động cũng như mở thêm các lớp đào tạo, những cán bộ quản lý có năng lực, phẩm chất trách nhiệm, đóng góp cho hoạt động kinh doanh, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
3. Mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai mặt của một vấn đề vận động của tư bản. Chu chuyển tư bản chỉ có thể tiếp tục khi có tuần hoàn trôi chảy. Mặt khác quá trình tuần hoàn của tư bản là quá trình thống nhất giữa lưu thông và sản xuất. Khi nào mà giai đoạn dùng tiền mua hàng và bán hàng và thu tiền về là những hành vi lưu thông thì lưu thông của tư bản là một bộ phận của lưu thông hàng hoá. Nhưng nếu chỉ coi nó là những giai đoạn với những chức năng nhất định của tuần hoàn thì tư bản hoàn thành vòng tuần hoàn của bản thân nó ở bên trong quá trình lưu thông giúp cho nhà tư bản trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái mới khiến cho nó có thể tham gia vào sản xuất. ở giai đoạn thứ ba, lưu thông hàng hoá giúp cho nhà tư bản trút bỏ hình thái hàng hoá để bắt đầu một vòng tuần hoàn mới của nó đồng thời tạo thêm một món lời cho nhà tư bản bỏ túi, đó là giá trị thặng dư.
Quá trình chu chuyển của tư bản có nhanh thì mới giúp cho việc tuần hoàn được quay lại quá trình tuần hoàn để trở về hình thái ban đầu của nó được nhanh chóng.
Vì vậy việc tăng tốc độ chu chuyển tư bản và tìm mọi biện pháp để tăng tốc độ chu chuyển vốn là yêu cầu của mọi nền sản xuất. Nền kinh tế XHCN có khả năng thực hiện tốt vấn đề ấy. Vận dụng tốt quy luật trên thì sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng có một nền kinh tế phát triển lành mạnh, nhanh chóng tạo được cơ sở vật chất để xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công.
II. Vận dụng lý luận về tuần hoàn và chu chuyển tư bản của chủ nghĩa Mác vào thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam.
1. ứng dụng thực tế của học thuyết:
Trong thực tế, tư bản công nghiệp cũng được vận động theo công thức :
TLSX
T .........SX.........H’- T’
SLĐ
ở giai đoạn thứ nhất, c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status