Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Kết cấu của đề tài 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4
I. BẢN CHẤT, ĐẶC TRƯNG, NỘI DUNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4
1. Bản chất cơ cấu kinh tế nông nghiệp 4
2. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 5
2.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan, được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội 5
2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính lịch sử xã hội nhất định 6
2.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp không ngừng vận động phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện hợp lí và hiệu quả hơn 6
2.4 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ sở điều kiện tự nhiên và mức độ khai thác cải tạo điều kiện tự nhiên 7
2.5 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động và phát triển trên địa bàn rộng lớn 7
3. Nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp 7
3.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 7
3.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng, lãnh thổ 8
3.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần kinh tế 9
3.4 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo kĩ thuật 10
II CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 11
1. Khái niệm 11
2 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 11
3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 14
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 15
4.1. Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên 15
4.2 Nguồn lực xã hội 16
4.3 Nguồn lực kinh tế 17
4.4. Nhân tố thị trường 18
4.5 Nhân tố khách quan 18
4.6 Nhân tố mang tính chủ quan 19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH CỦA TỈNH NAM ĐỊNH 21
I ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI 21
1. Điều kiện tự nhiên 21
1.1. Vị trí địa lí 21
1.2. Địa hình và thổ nhưỡng 21
1.2.1. Địa hình 21
1.2.2. Thổ nhưỡng 22
1.3. Khí hậu 23
1.4. Điều kiện thủy văn, sông ngòi và biển 23
2. Điều kiện kinh tế xã hội 24
2.1. Đất đai 24
2.2. Nguồn nước 25
2.3. Tình hình dân số và nguồn lực lao động 26
2.4. Kết cấu hạ tầng 28
II THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH 30
1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Nam Định 30
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 32
2.1 Cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp 33
2.2. Cơ cấu kinh tế ngành lâm nghiệp 42
2.3 Cơ cấu kinh tế ngành thuỷ sản 45
3. Đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành 52
3.1 Những thành tựu đạt được 52
3.2 .Những tồn tại 55
3.3. Nguyên nhân 56
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO NGÀNH TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010 58
I. PHƯƠNG HƯỚNG 58
1. Phương hướng giá trị sản xuất nông-lâm-thủy sản đến năm 2010 theo giá cố định 60
2. Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2010 61
2.1 Phương hướng phát triển ngành trồng trọt đến năm 2010 62
2.2. Phương hướng phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 67
3. Phương hướng phát triển ngành lâm nghiệp đến năm 2010 68
4. Phương hứơng phát triển ngành thủy sản đến năm 2010 69
II. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 70
1. Giải pháp về thị trường 70
2. Chính sách huy động vốn và quản lí sử dụng vốn đầu tư 71
3. Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ trong nông nghiệp 72
4. Giải pháp về con người 74
5. Tăng cường việc quản lí và sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 74
6. Các chính sách kinh tế xã hội 75
7. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn 76
8. Cần nghiên cứu tìm ra các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
I. KẾT LUẬN 79
II. KIẾN NGHỊ 80
1. Đối với Nhà nước 80
2. Đối với Tỉnh 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển hàng hóa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với các yêu cầu, bước đi trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới là một trong những nội dung cơ bản của đường lối đổi mới kinh tế đất nước mà các kì đại hội VII, VIII, IX, X của Đảng đã đề ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng diễn ra chậm và khác biệt giữa các vùng, là vấn đề có tính chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội nước ta trong những năm tới. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt nước ta vừa là thành viên của tổ chức thương mại thế giới thì các mặt hàng xuất khẩu của ta càng phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường, sản xuất những mặt hàng có giá trị kinh tế cao đáp ứng . Các nguồn lợi chỉ được phát huy khi gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lí. Nam Định là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển từ lâu đời và là ngành sản xuất chủ yếu, là tỉnh đồng bằng thuần nông nằm trong vùng ven biển Nam châu thổ sông Hồng có lợi thế về nước tưới và hàng năm phù sa được bồi đắp thêm đất đai, nhất là các huyện phía Nam tỉnh. Tỉnh có tiềm năng phát triển nông nghiệp, nguồn nước dồi dào đất đai màu mỡ còn khả năng mở rộng diện tích gieo trồng bằng tăng vụ, lấn biển. Hệ thống thủy nông được đầu tư từ nhiều năm đã và đang phát huy tác dụng nhất là nguồn nước khá phong phú. Nước ngầm vùng ven biển có trữ lượng và chất lượng tốt, đặc biệt nguồn nước trong các sông, hồ, ao rất lớn. Lực lượng sản xuất không ngừng phát triển, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, nông dân có truyền thống và giàu kinh nghiệm trong thâm canh, kết cấu hạ tầng ngày càng phát triển, quan hệ sản xuất ngày càng được củng cố và hoàn thiện góp phần đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Thời gian qua Nam Định đã có những thay đổi và phát triển khá rõ nét về đời sống kinh tế xã hội, cơ cấu sản xuất. Trong nông nghiệp trồng trọt là chủ yếu, trong trồng trọt cây lúa là chính. Chăn nuôi phát triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lí, nguồn nước khí hậu…của địa phương. Do vậy đời sống vật chất, tinh thần của người dân Nam Định trong những năm qua mặc dù đã tăng so với trước, song vẫn còn ở mức thấp, hệ số cùng kiệt giảm xong vẫn còn chậm. Để khắc phục tình trạng trên có nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết. Một trong những vấn đề quan trọng cần đặc biệt quan tâm là phải từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Muốn chuyển dịch hợp lí, hiêu quả phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cả nước theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá phải nắm được đặc điểm của quá trình chuyển đổi, tìm ra phương hướng và giải pháp cụ thể trên cơ sở tiến tới những đặc điểm đặc thù cuả kinh tế tỉnh Nam Định. Hơn nữa Nam Định là tỉnh có kinh tế chậm phát triển, dân số đông năm 2005 đạt 1.965.425 người. Do vậy cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nâng cao đời sống cho phần lớn dân cư trong tỉnh và chuyển dần lao động nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác.
Từ thực tế trên của địa phương với những kiến thức ban đầu được trang bị, em mạnh dạn chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định”
2. Mục đích
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Đánh giá đúng đắn thực trạng chuyển dịch và tìm ra nguyên nhân
Đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa kinh tế Nam Định hội nhập với kinh tế đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề liên quan đến kinh tế nông nghiệp
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định
4. Kết cấu của đề tài
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành của tỉnh Nam Định
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành tỉnh Nam Định đến năm 2010
Kết luận và kiến nghị
Em xin chân thành Thank sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện cho em thực tập trong thời gian qua đặc biệt là các cô, chú, anh, chị phòng kế hoạch tổng hợp cùng cô giáo Đào Thị Ngân Giang đã giúp đỡ và hướng tận tình cho em để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình.

KR5ULxNX9wd1D4e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status