Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệutại công ty gạch lát Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệutại công ty gạch lát Hà Nội



Lời mở đầu 3
CHƯƠNG I: TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU LÀ BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 4
1. Vấn đề chung về nguyên vật liệu 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Vai trò 5
1.3. Phân loại 6
2. Quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7
2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao NVL 7
2.2. Xây dựng kế hoạch cung ứng NVL 11
2.3. Lựa chọn người cung cấp 19
2.4. Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng 20
2.5. Tổ chức vận chuyển 26
3. Tăng cường quản trị NVL là biện pháp cơ bản giảm CFKD 28
3.1. Ý nghĩa 28
3.2. Các phương pháp chủ yếu 29
3.3. Một số chỉ tiêu 30
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty 35
2.1. Đặc điểm sản phẩm và dây chuyền công nghệ 35
2.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực quản trị nhân sự 38
2.3. Đặc điểm về công tác tài chính 43
3. Phân tích tình hình thực tế công tác quản trị và sử dụng NVL của Công ty 45
3.1. Phân loại nguyên vật liệu của Công ty 45
3.2. Thực tế công tác quản trị NVL tại công ty 47
3.3. Tình hình sử dụng NVL tại công ty 55
3.4. Một số đánh giá về công tác quản trị NVL tại Công ty 60
3.5. Nguyên nhân của những tồn tại 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ VÀ DỤNG NVL 63
1. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu NVL (MRP) 63
1.1. Thực chất và yêu cầu của hoạch định nhu cầu NVL 63
1.2. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu NVL 65
1.2.1. Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP 65
1.2.2. Trình tự lấy kế hoạch nhu cầu NVL 66
1.3. Xây dựng kế hoạch dự trữ tối ưu 66
2. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức 68
3. Không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng NVL 70
3.1. Đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị 70
3.2. Nâng cao hệ thống kho tàng, đảm bảo chất lượng cho NVL 71
3.3. Quản trị và nâng cao trình độ về nhân sự 72
3.4. Sử dụng NVL thay thế 74
3.5. Triệt để thu hồi và tận dụng phế phẩm tại các công đoạn 76
4. Đổi mới hình thức cấp phát nguyên vật liệu 78
Phần kết luận 80
Mục lục tham khảo 81
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t mát nguyên vật liệu
NVLMM
NVLSD
TLMM =
Với : TLMM - Tỷ lệ mất mát nguyên vật liệu
NVLMM - Giá trị nguyên vật liệu mất mát trong kỳ tính toán
NVLSD - Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ tính toán
+ Hệ số chất có ích trong nguyên vật liệu (H1): phản ánh chất lượng của nguyên vật liệu.
Trọng lượng chất có ích trong nguyên vật liệu
Trọng lượng nguyên vật liệu
H1 =
+ Hệ số sử dụng chất có ích (H2): Phản ánh trình độ sản xuất của doanh nghiệp thể hiện qua việc sử dụng nguyên vật liệu.
Trọng lượng chất có ích thu được
Trọng lượng chất có ích trong nguyên vật liệu
H2 =
+ Hệ số thành phẩm (H3): Phản ánh khá toàn diện trình độ sử dụng nguyên vật liệu .
H3 = H1 x H2
+ Hệ số sử dụng nguyên liệu Hsd
Trọng lượng tinh của sản phẩm
Trọng lượng nguyên vật liệu sử dụng
Hsd =
+ Ngoài ra chúng ta còn có: Hệ số phế phẩm (H4): H4=1-H3
Hệ số phế liệu (H5): H5= (1- H1) +(1-H2).
Các hệ số này càng nhỏ càng tốt. Nó chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm.
Để phản ánh khả năng tận dụng phế liệu, doanh nghiệp còn sử dụng hệ số phế liệu dùng lại. Nó được tính bằng cách lấy lượng phế liệu dùng lại chia cho tổng số phế liệu.
Trên đây là một số chỉ tiêu thường dùng trong các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm từng ngành, từng doanh nghiệp có thể áp dụng một số các chỉ tiêu khác để tính toán.
Bước vào nền kinh tế thị trường với tính cạnh tranh gay gắt của nó, hầu hết mọi doanh nghiệp luôn phải đứng trước bài toán giảm giá thành sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm để duy trì và từng bước phát triển doanh nghiệp mình. Vì lẽ đó, tăng cường công tác quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp chính là một trong những biện pháp cơ bản giảm chi phí sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNGII
Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệu
tại công ty gạch lát hà nội (viglacera)
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội (viglacera) tiền thân là Xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng, trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Sành sứ Thuỷ tinh. Được thành lập tháng 6/ 1959 theo quyết định số 094A/BXD – TCLĐ, với tên gọi là xí nghiệp gạch ngói Hữu Hưng. Đến năm 1994 phát triển thành công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng gồm 2 cơ sở sản xuất chính:
Cơ sở 1: Nhà máy Gạch ốp lát Hà Nội – Thanh Xuân - Đống Đa – Hà Nội
Cơ sở 2: Nhà máy Gạch ốp lát Hữu Hưng - Đại Mỗ – Hà Nội
Theo dự báo phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2010, diện tích nhà ở sẽ tăng từ 7,5m2 /người lên 10m2/người.
Với tốc độ phát triển nhanh về xây dựng như vậy nhu cầu về vật liệu xây dựng nói chung và gạch ốp lát nói riêng sẽ cũng tăng lên đáng kể. Cùng với sự phát triển mạnh về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, nhu cầu của con người về hàng hoá cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Trước đây sản phẩm gạch lát nền chủ yếu là gạch xi măng. Loại này có trọng lượng trung bình trên 1m2 lớn (khoảng 40 – 50 kg/m2 ) bề mặt làm bằng chất liệu xi măng bột màu không có độ bóng. Màu sắc và tính chất cơ lý hoá không thể so sánh với gạch lát nền tráng men cao cấp có độ bền và tính thẩm mỹ cao.
ở Việt Nam, thị trường gạch ốp lát cao cấp đang là sản phẩm có sức hấp dẫn đối với các công trình kiến trúc đa dạng và cao cấp, nhưng giá cả rất cao do phải nhập khẩu từ nước ngoài để thoả mãn nhu cầu đó, đồng thời đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình. Tháng 2/ 1994 Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng (nay là Công ty Gạch ốp lát Hà Nội) đã đầu tư trên 70 tỷ đồng xây dựng dây truyền sản xuất gạch lát nền với công suất 1.015000m2/năm, thiết bị công nghệ được nhập từ ITALIA.
Tháng 11- 1994 công ty đã chính thức đưa dây chuyền này vào sản xuất và đầu năm 1995 sản phẩm gạch lát nền mang nhãn hiệu VICERA được bán rộng rãi trên thị trường cả nước, được khách hàng đón nhận và tín nhiệm. Đây là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam nhập đồng bộ dây chuyền thiết bị và công nghệ của ITALIA chuyên sản xuất gạch ốp tường và lát nền. Sản phẩm của công ty đã được các chuyên gia Châu Âu đánh giá ngang tầm với các sản phẩm hiện tại ở các nước đứng đầu về công nghệ và chất lượng sản phẩm như ITALIA, Tây Ban Nha,...Chính vì thế, sản phẩm của VICERA đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn Châu Âu CEN/CT67.
Tháng 4/1996 được sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm Xây dựng, công ty tiếp tục đầu tư trên 60 tỷ đồng xây dựng lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất đồng bộ cùng với thiết bị và công nghệ của ITALIA nâng công suất sản xuất gạch ốp lát của công ty từ hơn 1 triệu m2/năm lên hơn 3 triệu m2/năm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo quyết định số 284/QĐ/BXD ngày 19 / 5 / 1998 Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng được tách thành công ty gạch ốp lát Hà Nội và Nhà máy Gạch Hữu Hưng. Công ty Gạch ốp lát Hà Nội trở thành một công ty độc lập chuyên sản xuất gạch men ốp tường và lát nền với năng lực sản xuất cao, trang thiết bị đồng bộ, công nghệ hiện đại. Đội ngũ cán bộ, công nhân được trang bị tốt về năng lực và có ý thức trách nhiệm, lòng ham mê đối với nghề nghiệp. Sản phẩm của công ty luôn có chất lượng ổn định, mẫu mã phong phú, đa dạng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, thay thế được hàng nhập khẩu, chuẩn bị xuất sang các nước Châu Âu.
Từ ngày 1/1/1999 sản phẩm gạch ốp lát của công ty được mang nhãn hiệu mới là viglacera.
Tháng 8/2000 Công ty Gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức BVQI của Anh cấp chứng chỉ ISO 9002.
Trụ sở chính của công ty hiện nay được đặt tại phường Trung Hoà quận Cầu Giấy – Hà Nội, có tổng vốn kinh doanh là 123.266.892.000 VNĐ.
Trong đó:
Vốn lưu động : 4.332.445.000 VNĐ
Vốn cố định : 118.934.447.000 VNĐ
Bảng 1. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
ĐVT
TH 1998
TH 1999
TH 2000
TH 2001
Giá trị sản xuất
Tr.đ
58.698
184.613
245.485
240.725
Doanh thu
Tr.đ
64.469
167.960
211.733
216.522
Nộp ngân sách
Tr.đ
2.731
6.024
8.783
5.657
Thu nhập BQ người / Th
1000đ
809
1.516
1.663
1.602
Qua biểu trên ta nhận thấy giá trị sản xuất và doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, điều này chứng tỏ hướng đi của công ty là đúng đắn và sản phẩm của công ty được thị trường chấp nhận. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên từng bước được nâng cao và ổn định.
Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty
2.1 - Đặc điểm sản phẩm và dây chuyền công nghệ
* Đặc tính sản phẩm
Theo quyết định số 284/QĐ/BXD ngày 19/5/1998 Công ty Gốm Xây dựng Hữu Hưng được tách thành:
- Công ty gạch ốp lát Hà Nội
- Nhà máy Gạch Hữu Hưng
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội trở thành một công ty độc lập chuyên sản xuất gạch men ốp tường. Sản phẩm của công ty nhằm phục vụ trang trí nội ngoại thất cho các công trình xây dựng, đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế được hàng nhập khẩu, từng bước xuất khẩu sang các nước trong khu vực cũng như mở rộng xuất kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status