Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty dược phẩm Trung Ương I - pdf 28

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ ở công ty dược phẩm Trung Ương I



 Trong đó việc tăng giá thuốc lại tập trung chủ yếu ở mặt hàng thuốc kháng sinh nội do doanh nghiệp trong nước sản xuất hay liên doanh với mức giá tăng từ 5% - 40%. Chẳng hạn Amoxicilin tăng từ 882.000đ lên hơn 1 triệu đồng/ 1kg (tăng 14%), Cephalexin từ 1.1 triệu đồng lên 1.2 triệu đồng/1kg, Paracetamon từ 37.000đ tăng lên 40.000đ/ 1kg (tăng 8%). Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty cuối năm 2007 thì nguyên liệu kháng sinh chiếm một lượng lớn với tổng giá trị lên tới 17.539 triệu đồng. Như vậy nếu làm phép tính đơn giản với tổng lượng nhập Amoxicilin nguyên liêu kháng sinh năm 2006 là 15.000kg thì công ty phải bỏ thêm chi phí 15.000x(1.000.000 – 882.000) = 1.770.000.000đ do giá nguyên liệu tăng cao. Trong khi đó giá bán các mặt hàng thuốc và nguyên liệu làm thuốc của công ty không tăng do công ty chịu sự quản lý về giá cả của nhà nước. Do phán đoán những biến động của thị trường nên Ban lãnh đạo công ty đã chủ động dự trữ nhiều hơn để tránh tình trạng biến động giá quá lớn, thiếu hàng hoá cho quá trình kinh doanh cũng như phục vụ chương trình kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc tăng dự trữ hàng tồn kho cũng đồng thời làm chi phí cất trữ, chi phí kho bãi, hao hụt do hàng tồn kho bị mất mát, lượng vốn bị ứ đọng không có khả năng sinh lời. Bởi vậy đòi hỏi công tác quản lý hàng tồn kho phải thật chặt chẽ.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


c đảm bảo và tăng lên, trong đó VCĐ tăng 39.11%, VLĐ tăng 30.96%. Sự tăng lên của vốn kinh doanh tương ứng với kết quả tăng của doanh thu thuần và lợi nhuận. Điều này chứng tỏ công ty đã đạt được những thành công trong việc mở rộng và khai thác thị trường. Dẫn đến thu nhập bình quân của người lao động không ngừng được tăng lên.
Tuy nhiên, từ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy chi bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng cao. Chi phí bán hàng tăng 33.41%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 97.44%. Nguyên nhân là do công ty tiến hành thăm dò địa chất khu đất mới chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng nhà máy trong năm tới, nhưng do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng cao nên Công ty vẫn làm ăn có lãi.
Trên đây mới chỉ là những đánh giá khái quát chung về tình hình kinh doanh của Công ty, để có thể biết được cụ thể hơn nữa về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của Công ty ta phải đi xem xét chi tiết về các hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua.
2.2. Thực trạng về việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Dược phẩm Trung ương I
2.2.1 Những thuận lợi và khó khăn của công ty
2.2.1.1 Những thuận lợi cơ bản
- Thứ nhất: Công ty Dược phẩm Trung ương I là doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng thuốc, là mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân và sản phẩm của công ty đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng.
- Thứ hai: Công ty có một lực lượng lao động dồi dào, với một số lượng lớn cán bộ trẻ năng động nhiệt tình và có trình độ chuyên môn cao. Có thể nói Công ty có một lực lượng lao động tương đối mạnh về số lượng và chất lượng. Với việc thường xuyên sắp xếp lại lao động, bộ máy tổ chức của công ty khá gọn nhẹ và đồng bộ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Thứ ba: Công ty có mạng lưới các chi nhánh , các của hàng, hiệu thuốc, ở các tỉnh thành, tạo điều kiện cho công ty thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Thứ Tư: Công ty có trụ sở chính ở một vị trí trung tâm tại thành phố lớn, với hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt nên giúp cho việc vận chuyển hàng hoá dễ dàng tạo điều kiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
- Thứ Năm: Do Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO nên công ty được hoạt động trong môi trường kinh doanh thông thoáng, minh mạch hơn và được đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Với cam kết giảm thuế suất thuế nhập, khẩu xuất khẩu đảm bảo sự thuận lợi cho công ty việc lưu thông hàng hoá giữa các nước thành viên.
2.2.1.2 Khó khăn.
Với những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ giúp cho công ty yên tâm tiến hành hoạt động kinh doanh, không ngừng phấn đấu để mang lại doanh thu và lợi nhuận ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, công ty gặp không ít những khó khăn.
Thứ nhất: Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây là một thách thức lớn đối với công ty. Hiện nay trong cả nước có hơn 81 công ty và doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong ngành dược phẩm. áp lực không chỉ từ những doanh nghiệp trong nước mà còn từ các công ty, nhà phân phối nước ngoài đang nhòm ngó vào thị trường dược phẩm Việt Nam. Trước đây các hãng nước ngoài không được trực tiếp phân phối dược phẩm vào thị trường trong nước, mà phải nhập và phân phối qua các doanh nghiệp dược trong nước. Từ ngày 01/01/2009 doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài ở Việt Nam còn được phép trực tiếp xuất khẩu dược phẩm. Trong thời gian đầu các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tập trung phát triển hệ thống phân phối dược ở Việt Nam. Như vậy Công ty Dược phẩm Trung ương I nói riêng và ngành dược nói chung phải đối mặt với nguy cơ mất thị phần, thị trường do năng lực cạnh tranh thấp.
Thứ hai: Khó khăn về vốn. Để tiến hành kinh doanh hàng năm công ty thường cần rất nhiều vốn mà trong đó số vốn nhà nước giao lại quá ít ỏi và không được cấp bổ sung qua các năm. Do vậy, công ty thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu vốn. Thiếu vốn công ty buộc phải đi vay và chi phí lãi vay làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng lên, đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm xuống. Không những vậy, tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn thường xuyên cũng gây khó khăn không nhỏ cho công ty, các khoản nợ của công ty thường xuyên bị quá hạn, khách hàng dựa vào điều kiện tín dụng còn lỏng lẻo của công ty dẫn đến việc chậm trễ trong việc trả nợ, do đó chi phí thu thồi nợ và chi phí các khoản phải thu của công ty tăng lên làm cho tổng chi phí của công ty tăng, vốn không luân chuyển được, điều này gây khó khăn lớn cho công ty trong quá trình kinh doanh.
Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn cơ bản của công ty. Để tồn tại và đứng vững trong điều kiện nền kinh tế biến động phức tạp như hiện nay công ty đã không ngừng cố gắng phấn đây vươn lên, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực để đạt được kết quả tốt nhất có thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình
2.2.2 Thực trạng quản lý VLĐ của Công ty Dược phẩm Trung ương I.
2.2.2.1 Tình hình tổ chức đảm bảo VLĐ của công ty năm 2007.
a. Xác định nhu cầu VLĐ.
Trong Công ty, VLĐ thường xuyên cần thiết đóng vai trò ổn định sản xuất. Xác định đúng nhu cầu VLĐ là một điều rất có ý nghĩa trong quản trị VLĐ của Công ty. Với nhu cầu VLĐ được xác định đúng đắn sẽ giúp Công ty không bị thiếu vốn cho hoạt động của mình mà lại không bị lãng phí vốn. Nhu cầu VLĐ thường xuyên có thể xác định theo phương pháp trực tiếp hay gián tiếp. Tại Công ty dược phẩm Trung ương I, nhu cầu VLĐ được xác định theo phương pháp gián tiếp. Theo phương pháp này, nhu cầu VLĐ được xác định dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ kinh doanh năm kế hoạch.
Công thức
M1
=
Vnc1
x
(1 + t%)
VLĐ
x
M0
Trong đó:
VLĐ :
Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
Số dư bình quân VLĐ năm 2006
M1: Tổng mức luân chuyển dự kiến năm kế hoạch
M0: Doanh thu thuần năm 2006
t% : Tỷ lệ tăng số ngày luân chuyển VLĐ năm 2007 so với năm 2006.
Trong năm 2006: Công ty đạt doanh thu thuần là: 929,078 triệu đồng, VLĐ bình quân là: 322,053 triệu đồng
Dự kiến năm 2007, doanh thu tiêu thụ đạt 1,230 tỷ đồng, tỷ lệ rút ngắn số ngày luân chuyển VLĐ năm 2007 so với năm 2006 là 20%.
1,230,000
Vậy nhu cầu VLĐ năm 2007 là:
(1 – 20%)
322,053
=
Vnc1
x
x
929,078
= 341,091 triệu đồng.
Để so sánh nhu cầu VLĐ đã phát sinh và nhu cầu VLĐ mà Công ty đã xác định ta xét biểu số 03
M1
Qua biểu 03 cho thấy công tác xác định nhu cầu VLĐ năm kế hoạch của Công ty chưa tốt, Công ty đã xác định một lượng VLĐ thiếu so với nhu cầu thực tế là 78,948 triệu đồng, đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh. Công ty phải tìm cách bù đắp số vốn thiếu hụt đó một cách thiếu chủ động, có thể gây ảnh hưởng làm tăng chi phí sử dụng vốn.
* VLĐ thừa thiếu so với nhu cầu:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên tại thời điểm đầu kỳ bằng:
378,162 – 332,805 = 45,357 triệu đồng mà nhu cầu VLĐ Công ty xác định năm 2007 là 341,091 triệu đồng
Vậy VLĐ của Công ty thừa thiếu tại thời điểm đầu kỳ = Nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu kỳ – Nhu cầu VLĐ thường xuyên trong kỳ
= 45,357 – 341,091
= - 295.734 triệu đồng
Vì VLĐ thường xuyên thực có tại thời điểm đầy kỳ nhỏ hơn nhu cầu VLĐ thường xuyên cần thiết đã xác định nên phần VLĐ thiếu là 240,030 triệu đồng nên Công ty phải tìm nguồn bổ sung.
b. Nguồn tài trợ vốn lưu động năm 2007
Nguồn VLĐ của Công ty Dược phẩm Trung ương I năm 2007 được thể hiện trong biểu sau ( Biểu 04 và Biểu 05)
Tính đến thời điểm 31/12/2007, tổng tài sản lưu động của công ty là 461.916 triệu đồng. Số tài sản lưu động này được tài trợ từ :
Nguồn VLĐ thường xuyên = TSLĐ - Tổng nợ ngắn hạn
= 461.916 – 422.358
= 39,558 triệu đồng
Nguồn VLĐ thường xuyên chiếm 8.56% tổng nguồn vốn lưu động của Công ty còn nguồn vốn lưu động tạm thời là 422.358 triệu đồng chiếm 91.44% tổng nguồn vốn lưu động của Công ty.
Biểu 04: Cơ cấu nguồn vốn và tài sản năm 2007 của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
92,71%
A.TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:
461.916 triệu đồng
39.558 triệu đồng
A. Nguồn vốn ngắn hạn:
422.358 triệu đồng
84,77%
B. Nguồn vốn dài hạn:
- VCSH: 75.116 triệu đồng
- Nợ dài hạn: 754 triệu đồng
7,3%
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn:
36.312 triệu đồng
15,23%
100%
Cộng: 498.228 triệu đồng
Cộng: 498.228 triệu đồng
100%
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán cuối quyển)
Như vậy tài sản lưu động của công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn lưu động tạm thời. Mô hình tài trợ VLĐ của công ty như sau:
Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn (Nguồn vốn thường xuyên), phần còn lại của tài sản lưu động thường xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, khi công ty sử dụng mô hình tài trợ này công ty có thể gặp rủi ro trong thanh toán, rủi ro về tài chính (công ty có thể không thanh toán được nợ đúng hạn). Bên cạnh đó mô hình tài trợ này cũng ảnh hưởng tới sự tự chủ về VLĐ của công ty, từ đó có thể gây ra nhiều khó khăn cho công ty khi thực hiện các chiến lược kinh doanh dài hạn và nhiều khi công ty...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status