Báo cáo thực tập tổng quan tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế - pdf 28

Download miễn phí Báo cáo thực tập tổng quan tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế



MỤC LỤC
 
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ 1
1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng: 1
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 1
1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VIB Thanh Hóa: 3
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng: 4
1.3.1 Ban giám đốc: 4
1.3.2 Phòng kinh doanh: 5
1.3.3 Phòng dịch vụ khách hàng: 9
1.3.4 Phòng hành chính tổng hợp: 10
2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh VIB Thanh Hóa: 11
2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh: 12
2.2 Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn: 14
2.3 Tình hình huy động vốn theo loại đồng tiền: 16
2.4 Tình hình sử dụng vốn. 16
2.5 Các hoạt động khác: 19
2.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh: 20
3. Định hướng kính doanh của Chi nhánh Thanh Hóa: 21
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng TMCP Quốc Tế nhằm thực hiện huy động vốn từ trong dân cư thông qua các sản phẩm tiền gửi, thu mua ngoại tệ, thực hiện các dịch vụ tài chính và trực tiếp cho vay trên địa bàn Thanh Hóa. Trong thời gian đầu mới thành lập Chi nhánh tích cực cho vay với đối tượng là khách hàng cá nhân với các sản phẩm cung cấp là cho vay tiêu dùng và cho vay mở rộng nguồn vốn kinh doanh, bên cạnh đó Chi nhánh cũng cho vay với khách hàng doanh nghiệp là các công ty có quy mô vốn vừa và nhỏ. VIB Thanh Hóa có thuận lợi là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được mở chi nhánh tại Thanh Hóa nên cũng được đông đảo người dân quan tâm tuy nhiên cũng có khó khăn là người dân lâu nay vốn quen giao dịch, gửi tiền ở các ngân hàng quốc doanh, họ chưa thất sự tin tưởng các ngân hàng thương mại cổ phần. Tuy nhiên với cung cách phục vụ khách hàng nhanh chóng, nhiệt tình, chu đáo, tin cậy, chất lượng cao thì VIB Thanh Hóa đã thu hút được đông đảo lượng khách đến với ngân hàng mình. Bên cạnh đó một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng mở chi nhánh, PGD trực thuộc trên địa bàn do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ nhiều tuy nhiên VIB Thanh Hóa luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ chân các khách hàng trung thành đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng VIB Thanh Hóa luôn vươn lên để khẳng định chính mình. Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhưng rất tận tụy với nghề với số lượng 41 người có trình độ đại học và trên đại học. Định hướng phát triển của chi nhánh là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại địa bàn hoạt động, do xác định được rõ đối tượng mà mình phục vụ nên Chi nhánh luôn đưa ra những phương châm phục vụ cho phù hợp.
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh VIB Thanh Hóa:
Chi nhánh Thanh Hóa có sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau:
KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
GIAO DICH TÍN DỤNG
PHÒNG HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH DOANH
PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
SƠ ĐỐ CƠ CẤU TỔ CHỨC CHI NHÁNH VIB THANH HOÁ
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng:
Chi nhánh có 41 nhân viên đứng đầu là 2 Giám đốc. Chi nhánh VIB Thanh Hóa gồm Ban giám đốc và các phòng: Phòng hành chính tổng hợp, phòng kinh doanh, phòng dịch vụ khách hàng.
1.3.1 Ban giám đốc:
Ban giám đốc gồm có Giám đốc điều hành và Giám đốc kinh doanh. Giám đốc điều hành là người có thẩm quyền ra các quyết định về điều hành của chi nhánh. Giám đốc kinh doanh là người có quyền ra quyết định về kinh doanh, định hướng kinh doanh để chi nhánh hoạt động được tốt nhất.
Để làm tốt công tác quản lý điều hành, Ban giám đốc chi nhánh VIB Thanh Hóa luôn đôn đốc cán bộ công nhân viên thực hiện tốt quy chế làm việc của VIB, phân công nhiệm cụ thể bằng văn bản đối với các phòng chuyên môn, khi giám đốc đi vắng đều có văn bản uỷ quyền. Triển khai công việc được thông qua hội nghị giao ban cán bộ chủ chốt, sau hội nghị giao ban có văn bản chỉ đạo cụ thể kết luận tại hội nghị để các phòng chuyên môn tổ chức thực hiện. Các văn bản chỉ đạo của cấp trên đều được ban giám đốc sao gửi cho các bộ phận để triển khai thực hiện. Ban giám đốc có quyền và nghĩa vụ cụ thể như sau:
- Trực tiếp tổ chức điều hành chi nhánh VIB Thanh Hóa, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam về các mặt nghiệp vụ liên quan đến kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam về các quyết định của mình.
- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ, nội quy lao động, lề lối làm việc thuộc chi nhánh VIB Thanh Hóa. Quyết định những vấn đề về tổ chức, cán bộ và đào tạo.
- Được ký các hợp đồng : tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định.
- Thực hiện cơ chế lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí và tiền thưởng, tiền phạt áp dụng từng thời kỳ cho khách hàng quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam.
- Thay mặt Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam làm việc với các cơ quan Đảng, Nhà nước tại địa phương và các khách hàng nước ngoài đến làm việc có liên quan đến Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam khi được ủy quyền.
- Tổ chức việc thực hiện hạch toán kế toán, phân tích hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam. Lập báo cáo định kỳ, đột xuất theo chế độ gửi về Hội sở Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam theo quy định.
1.3.2 Phòng kinh doanh:
Gồm bộ phận: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp và Giao dịch tín dụng với tổng số nhân viên là 20
* Khách hàng cá nhân có các trách nhiệm chính như sau:
Chuyên môn hóa theo sản phẩm: tín dụng cá nhân phải có hiểu biết sâu rộng về nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân khác nhau để có cơ sở quản lý rủi ro thuộc phạm vi danh mục sản phẩm mà họ phụ trách được tốt hơn cũng như không bỏ qua các cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng.
Phát triển kênh phân phối:
Phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối hàng hóa dịch vụ tiêu dùng (bảo hiểm, chứng khoán, các siêu thị) để tránh tình trạng các khách hàng này bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo.
Thường xuyên đến thăm đối tác có tiềm năng để kịp thời nắm bắt được nhu cầu hợp tác của họ và xúc tiến liên kết với ngân hàng.
Phát triển cơ sở khách hàng tiềm năng:
-Tổ chức thu nhập, mua hay hợp tác chia sẻ danh sách khách hàng tiềm năng để phân đoạn chào bán phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân.
-Tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân trong các khách hàng doanh nghiệp và định chế của ngân hàng.
Lập kế hoạch khai thác khách hàng:
Kê hoạch khai thác khách hàng theo từng khu vực, địa bàn chi nhánh được phân công trên cơ sở chỉ tiêu định hướng của Trưởng phòng.
Kế hoạch khai thác khách hàng chi tiết cụ thể đến số khách hàng và doanh số cho từng sản phẩm.
Đề xuất:
Áp dụng cách KHCN nhìn nhận giá trị của các sản phẩm/ dịch vụ mà ngân hàng cung cấp (bộ phận Marketing có trách nhiệm tìm hiểu và cung cấp nhận thức của KHCN cho các chuyên viên bán hàng).
Kiến nghị về giá cho từng loại sản phẩm dịch vụ sau khi đã cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận.
Đảm bảo khi gặp gỡ khách hàng, đối tác, các chuyên viên bán hàng làm việc theo đúng tiêu chuẩn đề cao tính chuyên nghiệp của ngân hàng.
Hướng dẫn hồ sơ và thẩm định khách hàng:
Thực hiện hướng dẫn khách hàng hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khách hàng theo quy định và hướng dẫn của VIB theo các thức chuyên nghiệp, khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.
Ghi nhật ký công việc hàng ngày.
Phát triển cá nhân
Tuân thủ:
Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật, NHNN và các cơ quan pháp luật khác.
Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy tắc hành vi ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng.
Chỉ tiêu công việc được giao:
Về tài chính:
Doanh thu
Tăng trưởng dư nợ
Ngân sách dành cho chi phí bán hàng.
Về phi tài chính;
Số lượng khách hàng mới ( đối với cho vay tiêu dung)
Chất lượng tín dụng
Tuân thủ
Bán chéo.
* Khách hàng doanh nghiệp: các trách nhiệm chính cũng tương tự như tín dụng cá nhân tuy nhiên đối tượng khách hàng của họ là các doanh nghiệp.
* Giao dịch tín dụng có các trách nhiệm chính như sau:
Kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng trên báo cáo thẩm định của tín dụng.
Thông báo cho khách hàng khoản vay đã được chấp nhận, từ chối.
Đảm bảo về điều kiện cũng như các thủ tục để hoàn tất hợp đồng vay.
Hoàn thiện hợp đồng đảm bảo tiền vay
Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tiền vay
Định giá tài sản
Giám sát ngày đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh và các giấy tờ khác.
Giám sát việc xuất trình đúng hạn các tài liệu của người vay theo cam kết
Tính điểm mức độ tín nhiệm của khách hàng.
Theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng vay.
Xử lý khoản vay
Giám sát và báo cáo kịp thời các khoản vay đã được phê duyệt nhưng chưa rút vốn.
Giám sát các điều kiện, điều khoản vay trong hợp đồng vay.
Lưu giữ hồ sơ tín dụng, báo cáo thống kê và đầu mối văn thư của khối.
Ghi nhật ký công việc hàng ngày
Cải thiện quy trình
Tuân thủ tuyệt đối các quy định chính sách của nhà nước và VIB
Vấn đề khác: do trưởng phòng giao.
Chỉ tiêu công việc được giao:
Thời gian xử lý công việc
Mức độ chính xác trong lập hồ sơ hợp đồng
Giám sát khoản vay
Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi phê duyệt.
1.3.3 Phòng dịch vụ khách hàng:
Phòng dịch vụ khách hàng gồm 16 người, hoạt động chính của phòng dịch vụ khách hàng là:
Huy động vốn trong nước bằng cả nội tệ và ngoại tệ của mọi tổ chức dân cư, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định về các hình thức huy độ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status