các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại việt nam - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ CƯƠNG:
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
1. Giới thiệu
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng . Có thể nói Ngân hàng là “ xương
sống ” của nền kinh tế, sự phát triển của Ngân hàng phản ánh rõ nét đời sống kinh
tế của toàn xã hội. Ngân hàng đóng vai trò thủ quỹ cho toàn xã hội, là tổ chức cho
vay chủ yếu đối với doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và một phần đối với nhà
nước. Không những cho vay, nó còn thu hút tiền gửi trong dân cư để đầu tư vào
các dự án phát triển. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn là công cụ hữu hiệu của Nhà
Nước trong việc thực hiên chính sách tiền tệ để phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của nền kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay việc kinh doanh hiệu quả là vấn đề được các tổ
chức kinh tế quan tâm và cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi. Một trong

những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và quan
trọng nhất trong kết quả đầu ra của ngân hàng đó là khả năng sinh lời. Khả năng
sinh lời quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của ngân
hàng trên thương trường nên rất quan trọng. Nó cần thiết cho việc đảm bảo sự ổn
định và phát triển của ngân hàng, đảm bảo đời sống cho nhân viên cũng như
khuyến khích họ tận tụy với công việc nói riêng và phát triển kinh tế nói chung.
Mặt khác, khả năng sinh lời cho thấy khả năng tài chính, uy tín của ngân hàng đó
đối với khách hàng. Hơn nữa khả năng sinh lời không chỉ phản ánh kết quả sản
xuất kinh doanh mà còn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh
giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngân hàng trong từng thời kỳ hoạt
động. Khả năng sinh lời chính là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương
mại.
Bài nghiên cứu này phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Thông qua việc phân tích các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân
hàng sẽ giúp các nhà quản trị ngân hàng đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các
yếu tố đến khả năng sinh lời, từ đó phát huy những yếu tố tích cực, khắc phục yếu
tố tiêu cực, không ngừng nâng cao lợi nhuận và năng lực cạnh tranh của ngân
hàng.
2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
3. Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhận dạng các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của Ngân hàng thương
mại tại Việt Nam.
- Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các
Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại
tại Việt Nam?
- Mức độ tác động của các yếu tố đó đến khả năng sinh lời của các ngân hàng
thương mại tại Việt Nam như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại tại Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chọn dữ liệu thứ cấp tổng hợp các báo cáo tài
chính tổng hợp: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tình
hình nguồn vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ các Ngân hàng đang niêm
yết chính thức trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sàn Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội từ năm 2007-2011.
4. Cơ sở lý thuyết

Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng, các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lời
của ngân hàng thường được phân loại thành các yếu tố bên trong và bên ngoài.
Những nghiên cứu này xác định lợi nhuận trên tài sản – ROA, lợi nhuận trên vốn
chủ sở hữu – ROE là biến phụ thuộc và xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài
là các biến độc lập.
Molyneux và Thornton (1992) xem xét lợi nhuận của ngành ngân hàng giữa các
quốc gia khác nhau. Họ lấy dữ liệu của khoảng 18 quốc gia Châu Âu trong khoảng
thời gian 1986-1989. Qua đó, họ tìm thấy mối quan hệ đồng biến có ý nghĩa đáng
kể giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu – ROE với biên độ của lãi suất, sự tích tụ tài
sản của các ngân hàng cũng như mức độ quốc hữu hóa các ngân hàng của Chính
phủ trong bài nghiên cứu của họ.
Molyneux và Forbes (1995) giải thích cấu trúc thị trường và thực hiện việc thống
kê, đo lường ở 18 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn bốn năm 1986 – 89 thông qua
dữ liệu tổng hợp. Phát hiện của họ chỉ ra rằng quá trình chống độc quyền hay tiến
trình đưa các chính sách quản lý cần được tiến hành bằng cách thay đổi cấu trúc thị
trường để tăng cường tính cạnh tranh cũng như chất lượng hoạt động của các ngân
hàng. Sự tập trung ngày càng tăng trong các thị trường ngân hàng không nên bị hạn
chế bởi các biện pháp chống độc quyền hay các biện pháp quản lý.
Miller và Noulas (1997) tìm thấy mối quan hệ ngịch biến giữa rủi ro tín dụng với
lợi nhuận. Nó cho thấy rằng bất cứ khi nào có mối quan hệ ngịch biến giữa chúng,
thì nguy cơ vỡ nợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiền tài trợ cho khoản vay. Nó
không chỉ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến lợi
nhuận của ngân hàng.
Demirguc-Kunt và H. Huizinga (1999) đã xác định được mối quan hệ đồng biến
giữa mức độ tích tụ tài sản với khả năng sinh lời. Họ nhận thấy rằng nguồn tiền
càng nhiều có thể dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vốn của họ để có thể có thêm vốn
tài trợ cho khách hàng và do đó làm tăng lợi nhuận biên cũng như thu nhập của họ.
Havrylchyk et al. (2006) tìm thấy mối quan hệ đồng biến và có ý nghĩa đáng kể
giữa vốn và lợi nhuận của các ngân hàng. Điều này ngụ ý rằng một ngân hàng hoạt
động càng hiệu quả thì khả năng sinh ra lợi nhuận càng cao vì nó đã tối đa hóa
được thu nhập lãi ròng của mình bằng cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Các phát hiện trên những yếu tố quyết định của biên độ lãi suất và khả năng sinh



q72MpJ7y1UC30uj
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status