vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học không gian ở lớp 11 THPT - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai khóa VIII (1997) đã chỉ rõ “cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề ”
Mục đích của giáo dục ngày nay đòi hỏi mỗi người cần có kiến thức, có năng lực tư duy, có khả năng làm việc độc lập, chủ động, tự giác, sáng tạo.
Tuy nhiên hiện nay, trong nhà trường phổ thông có thực trạng là thầy nặng về thuyết trình, truyền thụ kiến thức một chiều, trò tiếp thu thụ động thiếu tích cực, và gặp nhiều khó khăn khi gặp các vấn đề cần giải quyết.
Trong chương trình môn Toán lớp 11, phân môn Hình học không gian có tính chất khái quát, trừu tượng cao. Mặc dù ở THCS học sinh đã được làm quen với những khái niệm ban đầu về hình học không gian nhưng để tiếp thu những kiến thức cơ bản và học tập tích cực trong các giờ luyện tập, học sinh vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Một mặt giáo viên gặp khó khăn nhất định trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, mặt khác học sinh găp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng tương ứng. Giải bài tập hình học không gian là một vấn đề không đơn giản đối với nhiều học sinh, bài tập phần quan hệ vuông góc là một phần trong số đó.Tuy vậy nó tạo cơ hội cho giáo viên phát triển ở học sinh trí tưởng tượng phong phú, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn


Xuất phát từ những lí do đó, đề tài được chọn là : “Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học không gian ở lớp 11 THPT ”( theo chương trình chuẩn)
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu :
* Mục đích nghiên cứu :
- Xây dựng một phương án vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong các tiết luyện tập hình học không gian lớp 11 THPT .
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích cần thực hiện các nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu lí luận về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học bài tập.
- Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào dạy học bài tập phần quan hệ vuông góc trong HHKG lớp 11 THPT.
- Dùng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của những bài giảng đã thiết kế.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong tiết luyện tập hình học không gian sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bài tập này, bởi vì quá trình giải toán là quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu tài liệu về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Nghiên cứu những cơ sở khoa học của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, những khái niệm cơ bản, những hình thức của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách giáo viên, tạp chí giáo dục,…
* Phương pháp điều tra - quan sát: Tìm hiểu thực tế, dự giờ, kiểm tra đánh giá.
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của phương án.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Chương 2: Vận dụng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề vào các tiết luyện tập về quan hệ vuông góc trong hình học không gian lớp 11 THPT (theo chương trình chuẩn)
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.









CHƯƠNG I
DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.1. KHÁI QUÁT
Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp dạy học mà ở đó thầy tạo ra những tình huống gợi vấn đề, điều kiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề lĩnh hội tri thức mới. Thông qua đó học sinh lĩnh hội tri thức mới, rèn luyện kỹ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.
Theo I.IA Lecne: thuật ngữ “dạy học nêu vấn đề” ra đời chưa được lâu, việc nghiên cứu tư tưởng dạy học nêu vấn đề bắt đầu chưa lâu lắm nhưng các tư tưởng đó, dưới các tên gọi khác nhau, đã tồn tại trong giáo dục hàng trăm năm nay rồi. Các hiện tượng “nêu vấn đề” đã được Xôcrat ( 469 – 399, trước công nguyên ) thực hiện trong các cuộc đàm thoại.Trong khi tranh luận, ông không bao giờ kết luận trước mà để mọi người tự tìm ra cách giải quyết. Trên thế giới, các nhà khoa học cũng quan tâm nhiều đến phương pháp dạy học này và áp dụng ở nhiều môn học, lứa tuổi khác nhau ở bậc phổ thông vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Vào thời kỳ này, ở Việt Nam, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề có tác dụng lớn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở phổ thông, đáng kể đến là công trình nghiên cứu của Nguyễn Bá Kim, Nguyễn Hữu Châu...
Phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving) đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đây mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học ở Phần Lan, Mĩ...và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục ở một số nước khác. Đó là một phương pháp dạy và học mới phù hợp với triết lý về khoa học và giáo dục hiện đại, đáp ứng tốt những yêu cầu về giáo dục trong thế kỷ 21. Vì vậy, phát hiện và giải quyết vấn đề là một mục đích của quá trình dạy học trong nhà trường, cụ thể là năng lực giải quyết vấn đề để thích ứng với sự phát triển của xã hội. Nghị quyết ban chấp hành TW Đảng lần thứ hai khóa VIII (1997 ) đã chỉ rõ “cuộc cách mạng về phương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả năng giải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập, sáng tạo ngay trong quá trình học tập ở nhà trường phổ thông. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.
Tóm lại, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề phù hợp với mục tiêu và xu thế thời đại về đổi mới phương pháp dạy học của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
1.1.1. Những cơ sở khoa học của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
Theo GS – TSKH Nguyễn Bá Kim, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề dựa trên các cơ sở sau:
a. Cơ sở triết học:
- Theo triết học duy vật biện chứng, mâu thuẫn là động lực thúc đẩy quá trình phát triển. Mâu thuẫn trong học tập nảy sinh giữa yêu cầu nhận thức với tri thức, kỹ năng còn hạn chế của người học.
Ví dụ: Hai đường thẳng vuông góc trong không gian là như thế nào ?
Đây là một vấn đề đối với học sinh lớp 11. Có gì giống và khác nhau với khái niệm hai đường thẳng vuông góc trong mặt phẳng đã học. Mâu thuẫn ở đây là yêu cầu nhận thức mới với những kiến thức đã học ở hình học phẳng.
b. Cơ sở tâm lý:
- Theo các nhà tâm lý học, con người chỉ bắt đầu tư duy tích cực khi nảy sinh nhu cầu tư duy. “Tư duy sáng tạo thường bắt đầu bằng một tình huống gợi vấn đề” (Rubinstien 1960, tr.435)



CDtit0Tq293BX5H
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status