Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN 3
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHTM 3
1.1.1. Khái niệm về NHTM 3
1.1.2. Các nghiệp vụ của NHTM 3
1.2. VỐN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 6
1.2.1. Khái niệm về vốn 6
1.2.2. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của NHTM 10
1.2.3. Các hình thức tạo lập vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường 12
1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 16
1.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 19
1.4.1. Khối lượng vốn lớn, tăng trưởng với độ ổn định cao 19
1.4.2. Chi phí huy động vốn hợp lý 19
1.4.3. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nguồn vốn huy động 21
1.4.4. Đảm bảo an toàn vốn huy động 22
CHƯƠNG II: 23
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 23
KINH DOANH TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 23
2.1. GIỚI THIỆU VỀ SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 23
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của SGD 23
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của SGD I Ngân hàng Công thương VN 24
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SGD I Ngân hàng Công thương Việt Nam 26
2.1.2. Tình hình sử dụng vốn 28
2.13. Các hoạt động khác 29
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 30
2.2.1. Tình hình huy động vốn 31
2.2.2. Cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn 40
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG 41
2.3.1. Kết quả đạt được 41
2.3.2. Những tồn tại trong công tác huy động vốn 43
2.3.3. Nguyên nhân làm hạn chế công tác huy động vốn 44
CHƯƠNG III: 47
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TẠI SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 47
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI SGDI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 47
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VN 49
3.2.1. Giải pháp đối với nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp 50
3.2.2. Giải pháp đối với nguồn vốn huy động từ dân cư 50
3.2.3. Giải pháp đối với huy động vốn thông qua phát hành công cụ nợ 52
3.2.4. Các giải pháp tổng thể 52
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ 64
3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 64
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ 65
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 67
3.3.4. Kiến nghị với Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương 67
KẾT LUẬN 70
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và quyết tâm phấn đấu nhằm đạt mục tiêu : ‘Đưa dư nợ tăng trưởng một cách lành mạnh vững chắc’. Trên cơ sở nguồn vốn huy động khá ổn định, ngày càng tăng trưởng về số tuyệt đối, ngân hàng đã quản lý điều hành cân đối vốn một cách chặt chẽ, linh hoạt để sử dụng nguồn vốn tối đa đã có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngân hàng luôn quan tâm đến việc đầu tư tín dụng, từ việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đến công tác điều tra khảo sát khách hàng, thẩm định các dự án, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay... nhằm hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Đồng thời với phong cách phục vụ của cán bộ tín dụng luôn nhiệt tình, nhạy bén do vậy tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trương theo chiều hướng tốt. Thể hiện ở bảng kết quả cho vay dưới đây :
Bảng 2 : Kết quả cho vay năm 2003, 2004
Đơn vị : tỷ đồng
STT
Chỉ tiêu
31/12/2003
31/12/2004
Tăng, giảm
Tuyệt đối
Tương đối
1
Doanh số cho vay
3745
2916
-829
-22.14%
2
Doanh số thu nợ
3612
2015
-1597
-44,21%
3
Tổng dư nợ
3935
4836
+901
+23%
4
Nợ quá hạn
69
9,6
-59,4
-86%
Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh phòng Tín dụng.
Như vậy, tổng dư nợ luôn tăng trưởng qua các năm cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2003 tổng dư nợ là 3935 tỷ thì năm 2004 là 4836 tỷ , tăng 901 tỷ, tương đương với 23%.
2.13. Các hoạt động khác
Dịch vụ được thực hiện chủ yếu ở SGD I ngân hàng Công thương Việt Nam gồm có:
1- Dịch vụ ngân quỹ.
2- Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử.
Hoạt động đầu tư.
Dịch vụ cho vay và bảo lãnh
Dịch vụ thanh toán.
Tài trợ thương mại.
Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp.
Dịch vụ khác.
2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bước vào năm 2001, năm được coi là năm bản lề của thiên niên kỷ mới, một năm có vị trí hết sức quan trọng trong tiến trình đổi mới đất nước, đưa nền kinh tế đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Được coi là trung tâm của nền kinh tế, là một trong những lĩnh vực có độ nhạy cảm cao đòi hỏi phải có những bước đi vững chắc trong công cuộc đổi mới, hệ thống ngân hàng nước ta nói chung và SGD I nói riêng phải gánh vác những nhiệm vụ hết sức khó khăn. SGD vừa phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong tình hình mới, vừa phải khắc phục những tồn đọng cũ.
Trước những khó khăn thử thách đó cũng như ý thức được những mặt yếu, mặt mạnh của mình, trong những năm qua, Ban lãnh đạo SGD I ngân hàng Công thương luôn đề ra những phương hướng kinh doanh tích cực vừa bám sát những định hướng, nhiệm vụ của Ngân hàng Công thương Việt Nam, vừa nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy SGD luôn được đánh giá là đơn vị kinh doanh ổn định, an toàn và hiệu quả.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN Ở SGD I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Huy động vốn là một nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM vì đó là nguồn vốn chính để ngân hàng có thể duy trì và phát triển kinh doanh. Huy động vốn (nghiệp vụ tài sản nợ) không phải là một nghiệp vụ độc lập mà phải gắn liền với các nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ cho vay) và các nghiệp vụ cung ứng dịch vụ ngân hàng khác. Như vậy, công tác huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi ngân hàng đó luôn đảm bảo cho mình một nguồn vốn dồi dào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng đến vay vốn và đáp ứng được nhu cầu vốn cho quá trình phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, huy động vốn phải dựa trên cơ sở xác định được thị trường đầu ra, định hướng được hiệu quả của các dự án đầu tư cũng như nắm được mức độ ảnh hưởng của lãi suất.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà các NHTM nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính phi ngân hàng như: Công ty bảo hiểm, Bưu điện ...đã đưa ra các hình thức dịch vụ chuyển tiền, nhận tiền gửi hết sức đa dạng và hấp dẫn đối với khách hàng thì hoạt động huy động vốn đặc biệt là huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM trong nước đã khó nay lại càng khó khăn hơn bao giờ hết. Nó đòi hỏi các ngân hàng phải có những biện pháp hữu hiệu, phù hợp mà không phải là những biện pháp tình thế như trước đây đã làm. Do vậy, SGD I Ngân hàng Công thương đã luôn chủ động, tích cực quan tâm phát triển công tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo nâng cao cả về số lượng lẫn chất lượng của nguồn vốn huy động cũng như quy mô nguồn vốn liên tục tăng trưởng ở mức cao.
2.2.1. Tình hình huy động vốn
Hiện nay tại SGD I Ngân hàng công thương đang tiến hành huy động vốn dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Tiền gửi doanh nghiệp
- Tiền gửi dân cư
- Tiền gửi của tổ chức tín dụng.
- Phát hành công cụ nợ.
Trong đó nguồn tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Bảng 3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi
14605
100
15158
100
13527
96,4
2. Phát hành GTCG
0
0
0
0
499
3,6
Tổng số
14605
100
15158
100
14026
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy.
Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 tăng so với năm 2002 nhưng đến năm 2004 lại giảm so với năm 2003. Năm 2002, 2003 tổng nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn tiền gửi còn năm 2004 ngân hàng có thêm một kênh huy động mới thông qua việc phát hành GTCG chiếm 3,6% tổng nguồn vốn huy động. Chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng mở rộng thêm hình thức huy động vốn. Đối với nguồn phát hành công cụ nợ (chủ yếu là kỳ phiếu, trái phiếu), do đặc điểm riêng của nguồn là chỉ được sử dụng khi các nguồn huy động trên không đạt hiệu quả hoặckhi ngân hàng cần một khối lượng vốn lớn có tính ổn định cao phục vụ cho các dự án đầu tư dài hạn nên số dư của nguồn có sự biến động mạnh vào năm 2004.
Phân loại nguồn vốn theo đối tượng khách hàng.
Bảng 4 : Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.Tiền gửi DN
10817
74%
10981
72,4%
9918
70,7%
2.Tiền gửi dân cư
3728
25,5%
3628
24%
3397
24,2%
3.Tiền gửi TCTD khác
60
0,45%
549
3,6%
710
5,1%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh.
Trong ba nguồn vốn huy động kể trên thì nguồn vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi doanh nghiệp bao gồm tiền gửi không kỳ hạn chiếm vị trí quan trọng nhất (khoảng 74%/ tổng nguồn vốn huy động), sau đó kế đến là nguồn tiền gửi đân cư. Tuy nguồn vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp không ổn định nhưng ngân hàng đã có được nguồn vốn với chi phí thấp vì các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng với mục đích chính là thanh toán và bảo đảm an toàn, do vậy đây được xem là bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều này sẽ thuận lợi hơn cho ngân hàng trong xu thế canh tranh gay gắt hiện nay. Tuy nhiên nguồn vốn này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2002 tiền gửi DN là 10817 tỷ đồng chiếm 74% nhưng đến năm 2004 chỉ còn 9918 tỷ đ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status