Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp quản lý chi phí kinh doanh điện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty Điện lực I



MỤC LỤC
 
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 3
1. Giới thiệu chung về Công ty Điện lực 1- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) 3
2.Các giai đoạn phát triển và những thành tựu nổi bật 3
3. Đặc điểm bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực I: 6
4. Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí kinh doanh của Công ty Điện lực I 12
4.1. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: 13
4.2. Đặc điểm kỹ thuật, Công nghệ. 14
5. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Điện lực I: 15
5.1. Đặc điểm về lao động: 16
5.2. Đặc điểm về nguyên liệu, trang thiết bị: 18
5.3. Đặc điểm về vốn: 20
6. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty trong 3 năm gần nhất 22
6.1. Về kinh doanh điện năng: 22
6.2. Về thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn (SCL) 24
6.3. Về thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng 24
6.4. Về sử dụng quỹ đầu tư phát triển 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I 29
1. Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh: 31
1.1. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí: 32
1.2. Quản lý chi phí sản xuất theo khoản mục tính giá thành. 40
1.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh điện. 48
2. Quản lý chi phí hoạt động tài chính. 51
3. Quản lý chi phí hoạt động bất thường. 52
4. Đánh giá tình hình quản lý chi phí ở Công ty Điện lực I 54
1. Quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào. 60
2. Quản lý chi phí nghiệp vụ kinh doanh. 62
3. Quản lý vốn. 63
4. Quản lý chi phí giải quyết sự cố. 64
5. Các giải pháp khác. 65
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ẩm, trong khi đó tỷ lệ tổn thất điện năng lại được quy định chung cho tất cả các Sở điện lực, bất kể các Sở ở xa hay gần nguồn điện phát, điều này dẫn đến sự tách rời giữa chủ thể quản lý với thực thể bị quản lý. Có nghĩa là ở mỗi Sở điện lực sẽ không đánh giá rõ được sản lượng điện tổn thất bởi vì sản lượng điện nhận từ đầu nguồn, sản lượng điện thương phẩm và sản lượng điện tổn thất có mối quan hệ số học, ngay bản thân Công ty khó kiểm soát được chính xác chi phí tại từng Sở điện lực để từ đó có biện pháp quản lý cụ thể nhằm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh rộng lớn và hay thay đổi này thì Công ty Điện lực I phải thường xuyên kiểm tra lại các quyết định đã ban hành và thực hiện điều chỉnh cần thiết cho phù hợp nhất là các quyết định trong công tác quản lý chi phí của Công ty để Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn.
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC I.
1. Quản lý chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:
Công ty Điện lực I là một doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ trọng yếu là cung ứng điện cho hơn 30 triệu dân ở 25 tỉnh, thành phố phía Bắc. Trong hoạt động của mình Công ty đã tiến hành đồng thời hai hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng. Mặc dù hoạt động sản xuất của Công ty tuy nhỏ nhưng trong công tác quản lý chi phí của Công ty thì không thể không theo dõi và có các biện pháp quản lý khoản mục này. Cũng như mọi doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành sản xuất Công ty phải bỏ ra các chi phí như chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí chung khácNgoài ra có một điểm khác biệt của Công ty so với các doanh nghiệp sản xuất khác là trong chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty có một khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn đó là chi phí cho điện mua từ Tổng Công ty. Để quản lý chặt chẽ và xác định được chính xác giá thành sản phẩm thì việc nhận biết và phân tích được ảnh hưởng của từng loại nhân tố chi phí trong cơ cấu giá thành có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của Công ty.
Công ty Điện lực I là đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và nó trực tiếp quản lý, theo dõi hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động khác, xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và báo cáo Tổng Công ty để tổng hợp.
Công ty Điện lực I xem xét và quản lý chi phí SXKD trên hai góc độ là:
Quản lý chi phí SXKD theo yếu tố chi phí.
Quản lý chi phí SXKD theo khoản mục tính giá thành.
1.1. Quản lý chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí:
Nội dùng các khoản chi phí của Công ty được Tổng Công ty quy định như sau:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực công cụ.
Gọi tắt là chi phí vật tư: là giá trị của toàn bộ vật tư sử dụng thực tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chi phí vật tư được xác định trên cơ sở mức tiêu hao vật tư và giá vật tư.
Mức tiêu hao vật tư: định mức tiêu hao vật tư của Công ty do Tổng giám đốc phê duyệt phù hợp với định mức tiêu hao chung của Tổng Công ty do Hội đồng quản trị phê duyệt.
Giá vật tư: là giá thực tế bao gồm giá vật tư mua ngoài, giá vật tư tự chế, giá vật tư thuê ngoài gia công chế biến
Giá các loại vật tư và các chi phí gia công chế biến, vận chuyển, bảo quản, thu muanói trên phải ghi trên hoá đơn, chứng từ theo quy định của Tổng Công ty.
Đối với công cụ, công cụ sử dụng cho quá trình kinh doanh như: Công tơ đo đếm điện năng, cân, giá đựng, bàn ghế, máy tính cầm tay, khuôn mẫu, dàn giáoCông ty căn cứ vào thời gian sư dụng và giá trị của công cụ công cụ để phân bổ dần dần vào các khoản mục chi phí trong các kỳ kinh doanh.
Giá vật tư tiêu hao thực tế được hạch toán vào chi phí vật tư sau khi trừ tiền đền bù của cá nhân hay tập thể gây ra tiêu hao vật tư vượt định mức, giá trị phế liệu thu hồi(nếu có) và số tiền giảm giá hàng mua(nếu có).
Theo số liệu bảng 1 cho ta thấy chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất điện luôn tăng qua các năm. Năm 2004 chi phí nguyên vật liệu là 52.678 triệu đông chiếm tỷ trọng là 2,6% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 73.940 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 140,36% và năm 2006 nó đã tăng thêm 15.872 triệu đồng là 89.812 triệu bằng 121,47% so với năm 2005. Ta thấy rằng chi phí cho nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 2,5-3% trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh điên theo yếu tố chi phí. Chi phí nguyên vật liệu tăng nhưng bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng luôn tăng chứng tỏ Công ty đã mở rộng thêm sản xuất tiêu thụ sản phẩm.
Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương.
Chi phí tiền lương của Công ty bao gồm các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo quy định hiện hành.
Chi phí BHXH, BHYT và KPCĐ.
Các chi phí này được tính trên cơ sở quỹ tiền lương của đơn vị theo các chế độ hiện hành của nhà nước.
Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể được lấy tư nguồn kinh phí của tổ chức này. Nếu nguồn kinh phí của tổ chức trên không đủ để chi thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Chi phí nhân công cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện cũng là một khoản mục chi phí tương đối trong tổng chi phí của Công ty. Hàng năm Công ty phải chi trả cho quỹ lương của hoạt động sản xuất kinh doanh điện một khoản tương đối lớn. Năm 2005 chi 234.344 triệu đồng, sang năm 2006 chi 271.063 triệu đồng tăng 15,67% so với năm 2005. Trong công tác này Công ty đã thực hiện theo đúng đơn giá tiền lương của Bộ Lao động thương binh xã hội đề ra. Chi phí tiền lương của Công ty tăng lên qua các năm là do năng suất lao động của Công ty tăng lên. Hiện tại Công ty đang tiến hành điều chỉnh một cơ cấu lao động tối ưu để có thể sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất.
Chi phí khấu hao tài sản cố định.
Tài sản cố định huy động vào hoạt động kinh doanh phải được trích khấu hao theo quy định để thu hồi vốn. Sau khi đã khấu hao hết nguyên giá, tài sản cố định vẫn còn sử dụng được thì không phải trích khấu hao nhưng phải quản lý và sử dụng theo chế độ hiện hành.
Công trình đầu tư và xây dựng hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải tạm hạch toán tăng giá trị TSCĐ theo giá tạm tính để trích khấu hao. Sau khi quyết toán giá trị công trình thì các đơn vị phải hạch toán điều chỉnh giá trị TSCĐ theo giá trị quyết toán.
Chế độ khấu hao hiện nay đối với các TSCĐ phục vụ trong sản xuất kinh doanh điện được thực hiện theo quy định của Tổng Công ty.
Chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty Điện lực I năm 2004 là 202.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 9,98% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên 229.758 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 113,73% và năm 2006 nó đã tăng lên 110.187 triệu đồng là 339.945 triệu bằng 147,96% so với năm 2005. Chi phí khấu hao TSCĐ của Công ty đều tăng theo các năm nhất là năm 2006, điều này chứng tỏ chi phí kinh doanh về sử dụng tài sản cố định của Công ty Điện lực I được tính toán phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty vì doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng luôn tăng theo các năm cụ thể là doanh thu thuần của năm 2004, 2005, 2006 tương ứng là 2.264.786 triệu đồng, 2.778.006 triệu đồng, 3.258.357 triệu đồng.
Chi phí dịch vụ mua ngoài.
Tại Công ty Điện lực I, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất của Công ty bởi nó bao gồm chi phí điện mua của Tổng Công ty, chi phí điện mua ngoài, chi phí cho các dịch vụ khác. Trong đó chi phí cho điện mua của Tổng Công ty luôn chiếm khoảng 70% tỷ trọng trong tổng chi phí. Năm 2004 chi phí mua điện từ Tổng Công ty là 1.436.906 triệu đồng chiếm 71,01% trong tổng chi phí. Năm 2005 con số này tăng lên là 1.805.231 triệu đồng, so với năm trước tương ứng bằng 125,63% và năm 2006 nó đã tăng thêm 186.585 triệu đồng là 1.991.816 triệu đồng bằng 110,34% so với năm 2005.
Ngoài ra các chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài Công ty về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của Công ty như thuê tài sản, vận chuyển, điện thoại, nước, sách báo, tư vấn kiểm toán, bảo hiểm tài sản, đại lý, môi giới, uỷ thác XNK và các dịch vụ khác.
Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.
Là chi phí thực tế cho công việc sửa chữa thay thế phụ tùng thiết bị nhằm khôi phục năng lực và chức năng kĩ thuật của TSCĐ. Trong quá trình sửa chữa lớn TSCĐ có thể thay thế thiết bị, phụ tùng hay bộ phận tài sản đảm bảo phù hợp với công nghệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của sản xuất, truyền tải, phân phối điện.
Trong trưòng hợp nếu tiến hành sửa chữa tài sản mà chi phí quá cao, không hiệu quả và do yêu cầu của kĩ thuật thì có thể dùng nguồn sửa chữa lớn để chi cho nội dùng như: thay thế hệ thống lưới điện như các đường dây và các trạm biến áp do không đủ tiêu chuẩn vận hành, quá tải nhằm đảm bảo vận hành, cung ứng điện an toàn.
Chi phí cho sửa chữa lớn tại Công ty Điện lực I năm 2004 là ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status