Tài liệu Báo cáo:"HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DNNN: TRƯỜNG HỢP CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG" doc - Pdf 10

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
TS NGUYỄN TRI KHIÊM PHẠM THANH HÀ
MSSV: DTC004475
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
HIỆU QUẢ CỔ PHẦN HÓA DNNN:
TRƯỜNG HỢP
CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ – QUẢN TRỊ KINH DOANH

LỜI CẢM TẠ
-] U ^-
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang, nhờ
sự giúp đỡ của các thầy cô ở trường và Ban Giám đốc Công ty, em đã hoàn
thành luận văn đồng thời hiểu một cách cụ thể về những kiến thức đã học
ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, các thầy cô, bạn bè trường Đại
học An Giang, nhất là khoa Kinh tế – Quản trị kinh doanh đã truyền đạt
nhiều kiế
n thức quý giá cho em trong những năm qua. Đặc biệt, em xin
chân thành cảm ơn thầy TS Nguyễn Tri Khiêm đã tận tình hướng dẫn em
trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, anh Lực phòng tổ chức
đã giúp đỡ, giải thích cặn kẽ mọi thắc mắc của em và tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt khoá luận.
u
nhữn



#

An Giang, ngày tháng năm 2004
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
-] U ^-
#



MỤC LỤC
-] U ^-

2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam 10
2.2.2. Quan điểm của tỉnh Đảng bộ tỉnh An Giang 13
2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 13
2.3.1. Tỷ số thanh toán 14
2.3.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời 14
2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh 15
2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính 16
2.3.2.1. Tỷ số nợ 16
2.3.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay 17
2.3.2.3. Đảm bảo nợ 18
2.3.3. Tỷ số hoạt động 19
2.3.3.1. Kỳ thu tiền bình quân 19
2.3.3.2. Vòng quay tồn kho 20
2.3.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 20
2.3.3.4. Vòng quay tổng tài sản 21
2.3.4. Tỷ số lợi nhu
ận 22
2.3.4.1. Doanh lợi tiêu thụ 22
2.3.4.2. Tỷ lệ lãi gộp 22
2.3.4.3. Doanh lợi tài sản 23
2.3.4.4. Doanh lợi vốn tự có 24
Chương III: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT
AN GIANG 25
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY 25
3.1.1. Lịch sử hình thành 25
3.1.2. Quá trình phát triển 28
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ 29
3.3. QUY MÔ PHƯƠNG TIỆN SẢN XUẤT 32
3.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 32

5.2.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính 60
5.2.2.1. Tỷ số nợ
60
5.2.2.2. Tỷ số thanh toán lãi vay 63
5.2.2.3. Đảm bảo nợ 65
5.2.3. Tỷ số hoạt động 68
5.2.3.1. Kỳ thu tiền bình quân 68
5.2.3.2. Vòng quay tồn kho 70
5.2.3.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 73
5.2.3.4. Vòng quay tổng tài sản 76
5.2.4. Tỷ số lợi nhuận 79
5.2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ 79
5.2.4.2. Tỷ lệ lãi gộp 82
5.2.4.3. Doanh lợi tài sản 84
5.2.4.4. Doanh lợi vốn tự có 87

Chương VI: HIỆU QUẢ CHỦ TRƯƠNG
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
91
6.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 93
6.2. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 94
6.2.1. Về khả năng thanh toán 94
6.2.2. Về tỷ số cơ cấu tài chính 96
6.2.3. Về tỷ số hoạt động 98
6.2.4. Về tỷ số doanh lợi 98

Chương VII: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 100
7.1. ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÁNG CÁT AN GIANG 100
7.1.1. Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc 101

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm vị trí chủ đạo, hoạt động trong lĩnh vực then
chốt trong nền kinh tế nước ta. Trong điều kiện hiện nay, quá trình mở cửa và hội nhập
với các nền kinh tế của các nước trên thế giới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với

doanh nghiệp nhà nước trong những năm qua, mà ở đây là trường hợp Công ty Cổ
phần Xáng cát An Giang. Từ đó, đề ra những giải pháp góp phần đẩy mạnh hiệu quả
hoạt động ở Công ty, cũng như công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong
thời gian tới ở tỉnh An Giang.
Để đạt được mục
đích của đề tài đã đề ra, nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung
vào các vấn đề sau:
 Tìm hiểu thực trạng của doanh nghiệp trước khi tiến hành cổ phần hoá.
 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty sau
khi cổ phần hóa.
 Đánh giá hiệu quả của chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước tại Công
ty Cổ phần Xáng cát An Giang.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Để có được dữ liệu sơ cấp phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, tôi đã trực tiếp đến
phỏng vấn Ban Giám đốc, Phòng Kế hoạch, Phòng Hành chính và Phòng Kế toán của
Công ty Cổ phần Xáng cát An Giang.
Ngoài những dữ liệu sơ cấp thu thập được, tôi còn sử dụng các dữ liệu thứ cấp sau:
 Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa IX.
 Nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà
nước thành Công ty cổ phần.
 Các bài viết về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trên các báo và tạp chí
trong nước.
 Bảng cân đối kế toán, Bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xáng cát
An Giang.

1.3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
Do đề tài có phạm vi nghiên cứu trong một lĩnh vực mới nên việc phân tích dữ liệu
được thực hiện với nhiều phương pháp:

CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. SƠ LƯỢC VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Công ty cổ phần (Điều 51, Luật Doanh nghiệp)
¾ Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
 Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
 Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của
doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
 Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người
khác, trừ trường hợ
p quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản 1 Điều 58
của Luật này;
 Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và
không hạn chế số lượng tối đa.
¾ Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy
định của pháp luật về chứng khoán.
¾ Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh.

2.1.1.2. Cổ đông: là một pháp nhân hoặc thể nhân chủ sở hữu phần vốn cổ phần của
công ty cổ phần.

2.1.1.3. Cổ phần: là phần vốn góp tối thiểu mà mỗi cổ đông tham gia đầu tư vào công
ty cổ phần. Đối với Việt Nam, giá trị của một cổ ph
ần là 100.000 đồng.

2.1.1.4. Cổ phiếu: là giấy chứng nhận cổ phần. Được phát hành dưới hai hình thức:
chứng chỉ và bút toán ghi sổ. Nó xác nhận quyền hợp pháp của người có cổ phiếu đối với
tài sản và vốn của công ty cổ phần.

2.1.3. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới
Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới đã diễn ra
sôi nổi ngay từ những năm đầu của thập kỷ 80, đặc biệt là ở các nước Châu Âu
(1)
. Điển
hình:
 Ở Anh, từ năm 1979 đến năm 1988, Chính phủ đã bán ra 22,25 tỷ USD cổ phần
Nhà nước trong các Ngành: bưu chính viễn thông, đóng tàu, hàng không
 Ở Pháp, từ năm 1986 đến năm 1991, Chính phủ đã bán được 66 doanh nghiệp
và ngân hàng của Nhà nước với tổng trị giá 275 tỷ Frăng.
 Ở CHLB Nga, từ năm 1991 đến năm 1996, Chính phủ đã chuyển đổi được
122.000 doanh nghiệp nhà nước.
Gầ
n đây là Trung Quốc với quan điểm “tiến hành chuyển đổi sở hữu từ từ, không
nhanh, không chậm và luôn tỉnh táo, thận trọng”, tiến trình CPH đã diễn ra một cách bài
bản với nhiều giai đoạn khác nhau từ năm 1978 đến năm 1997, kết quả Chính phủ đã cổ
phần hóa được hơn 100.000 doanh nghiệp nhà nước.
Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm thực hiện mô hình cổ phần hóa doanh nghi
ệp
nhà nước của các nước trên thế giới, hầu hết các nước đều đạt được mục tiêu đề ra và đã
để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đi sau. Bên cạnh những thành
công vẫn còn tồn tại không ít những bất cập đặt ra cho các nước như một thách thức cần
phải giải quyết như: tình trạng lao động dôi dư, việc định giá doanh nghiệp để quá trình
cổ phần hóa thành công hơn.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian tới, việc nghiên cứu
ứng dụng những bài học kinh nghiệm và khắc phục những mặt trái, những tồn tại còn
vứng mắc ở các nước vào điều kiện cụ thể ở nước ta là việc làm cần thiết.

2.1.4. Tình hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam
Ở nước ta, công cuộc cổ phần hóa bắt đầu trong bối cảnh tiến trình cổ phần hóa

doanh nghiệp.
 Việc xác định giá trị của doanh nghiệp và việc giải quyết tình trạng lao động
dôi dư khi chuyển sang cổ phần hóa còn khó khăn.
Để chương trình cổ phần hóa hoàn thành cơ bản vào năm 2005, vẫn còn nhiều việc
phải giải quyế
t nhằm khắc phục những tồn tại trong thời gian qua và những năm tới.
Đồng thời, cần tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được thông qua việc nhân rộng
ra trong cả nước các mô hình cổ phần hóa thành công. Chặng đường sắp tới sẽ không thể
diễn suôn sẻ, đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao, cố gắng lớn và luôn linh hoạt trước
khó khăn, thử thách.

2.2. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

2.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
Sau 30/4/1975, nền kinh tế nước ta được xây dựng và phát triển theo mô hình kinh
tế kế hoạch hóa tập trung. Hai thành phần kinh tế: doanh nghiệp nhà nước và hợp tác xã
gánh trọng trách duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, sản xuất và cung cấp hàng
hóa cho nhân dân cả nước. Tuy nhiên do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ công
nghệ lạc hậu và nhiều nguyên nhân khác đã dẫn đến hậu quả, vào những năm đầu của
thập kỷ 80 nề
n kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, cung không
đủ cầu, đời sống nhân gặp rất nhiều khó khăn.
Trước thực trạng đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mở ra con đường phát
triển kinh tế theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà
nước. Nền kinh tế thị trường vớ
i sự cạnh tranh khốc liệt giữa nhiều thành phần kinh tế
khác nhau ở trong và ngoài nước đã đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới để tăng
khả năng kinh doanh và để tồn tại.
Vì vậy, việc chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần

 Thông báo ý kiến của Bộ chính trị Khóa VIII/Số 63-TB/TW (04-04-1997)
“Cổ phần hóa phải xuất phát từ yêu cầu phát triển của doanh nghiệp nhà nước,
nhằm huy động thêm vốn của cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để mở rộng ngành
nghề, hiện đại hóa công nghệ, tạ
o thêm việc làm, phân công lại lao động, phát triển sản
xuất, tích luỹ cho doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách và thu nhập cho người lao động.
Cổ phần hóa phải làm tiềm lực kinh tế của Nhà nước tăng lên, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp ngày càng cao, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa ”.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa VIII (12-1997)

Đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn, cần lập kế
hoạch cổ phần hóa để tạo động lực phát triển, thúc đẩy làm ăn có hiệu quả. Sửa đổi, bổ
sung các quy định, kiện toàn tổ chức chỉ đạo cổ phần hóa các cấp. Thí điểm việc bán cổ
phần cho người nước ngoài. Khuyến khích nông dân sản xuất nguyên liệu, tham gia mua
cổ phần ở
các doanh nghiệp chế biến nông sản”.
“Phân định loại doanh nghiệp công ích và doanh nghiệp kinh doanh; xác định danh
mục loại doanh nghệp cần nắm giữ 100% vốn nhà nước; loại doanh nghiệp nhà nước cần
nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối; loại doanh nghiệp nhà nước chỉ cần giữ tỷ lệ cổ phần ở
mức thấp”.
 Nghị quyết Đại hội IX (4-2001)
“Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh
nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn”.
“Hoàn thành cơ bản việc cổ
phần hóa các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước
không cần nắm giữ 100% sở hữu vốn. Ưu tiên bán cổ phần cho người lao động, mở rộng
việc bán cổ phần cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”.
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 Khóa IX (8-2001)
“Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh

ổ phần”.
 Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005
“Đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước là hợp lực để phát huy thế mạnh và
tăng cường sức cạnh tranh trong kinh doanh. Nghiên cứu thành lập một hoặc hai tổng
công ty chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng và xuất khẩu, đồng thời tiến hành cổ phần
hóa những doanh nghiệp kém hiệu quả và những doanh nghiệp cần tăng vốn
đầu tư để mở
rộng hoạt động kinh doanh”.

2.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP
Quản trị tài chính là việc nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong
phạm vi hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó có thể đưa ra các
quyết định tài chính nhằm những mục tiêu khác nhau như tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa
giá trị doanh nghiệp và các mục tiêu khác.
Việc hoạch định tài chính của một doanh nghiệp là việc làm cần thiết nhằm đề ra
một kế hoạch tốt và hiệu quả trong việc điều hành sản xuất kinh doanh. Nó có thể được
thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau nhưng phải dựa trên điều kiện thực tế của
doanh nghiệp. Một việc làm thường xuyên của các nhà quản trị tài chính là phân tích các
tỷ số tài chính của doanh nghiệp, nó không những đáp ứng được nhu cầu của nhà quản trị
mà còn giúp cho các chủ thể khác hiểu hơn về tình hình tài chính của doanh nghi
ệp khi
quan tâm đến. Các tỷ số tài chính thường được chia làm 4 loại sau:

2.3.1. Tỷ số thanh toán (thanh khoản)
Chỉ tiêu này đo lường khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh
nghiệp. Đây là mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là liệu doanh nghiệp có khả năng trả
các khoản nợ khi chúng đến hạn hay không, căn cứ vào đây nhà đầu tư quyết định cho doanh
nghiệp vay vốn hay không.


cao sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn vì doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào
tài sản lưu động hay nói cách khác là việc quản lý tài sản lưu động không hiệu
quả. Ngoài ra, một doanh nghiệp nếu dữ trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số
thanh toán hiện thời cao, mà hàng tồn kho là những hàng ứ đọng, hàng có phẩm
chất kém.
Vì vậy, trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiên thời không phả
n ánh chính xác
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này đo lường khả năng trả nợ ngắn hạn bằng các tài sản có tính
thanh khoản cao.
Tỷ số thanh toán nhanh trung bình ngành là: 1,0 lần.
Được xác định bởi công thức sau:
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn

Đó là tỷ lệ của những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền
mặt, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho bởi vì hàng tồn kho là tài sản cần
phải có thời gian bán chúng và có khả năng mất giá cao – nghĩa là nó có khả năng thanh
toán kém nhất.

2.3.2. Tỷ số về cơ cấu tài chính
Cơ cấu tài chính được khái niệm như là việc điều hành thông qua các khoản nợ vay
để khuếch đại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cơ cấu tài chính được coi như một chính sách
tài chính của doanh nghiệp, có vai trò và vị trí quan trọng.

2.3.2.1. Tỷ số nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bao nhiêu từ nợ
và qua đó đánh giá tình hình nợ vay của doanh nghiệp có hiệu quả không. Đây cũng

Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay
Chi phí lãi vay

Các nhân tố ở công thức trên được xác định như sau:
 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể có để
trả lãi vay trong năm. Ở đây phải sử dụng lợi tức trước thuế mà không phải là
lãi ròng là vì lãi vay được tính vào tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập.
 Chi phí lãi vay là số tiền mà doanh nghiệp phải trả hàng năm cho các khoản
vay nợ của mình như: lãi vay ngắn hạn
ở ngân hàng, lãi nợ vay do phát hành
trái phiếu.
Chỉ tiêu này cao cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng các khoản nợ vay có hiệu quả,
nó là cơ sở để doanh nghiệp dễ dàng huy động thêm vốn vay từ các nhà đầu tư khác.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp quá yếu về chỉ tiêu này, các chủ nợ có thể nhanh chóng
rút lại các khoản đầu tư vào doanh nghiệp và có thể đưa đến việc phá sản doanh
nghiệp.

2.3.2.3. Đảm bảo nợ

Được dùng để đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế
toán.
Tỷ số đảm bảo nợ trung bình Ngành là: từ 0% đến 100%.
Được xác định bởi công thức sau:
Đảm bảo nợ =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu

Tỷ số đảm bảo nợ cho phép có thể được giới hạn trong khoảng từ 0 đến 1:

Trích đoạn TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Doanh thu từ hoạt động kinh doanh Chi phí cẩu và vận chuyển HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status