Tài liệu Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel – Phần VII doc - Pdf 10

Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel – Phần VII

Chương VII - KHOA HỌC TUYỆT ĐỐI (Triết học)
Hệ thống triết học Hegel là hệ thống khái niệm qua 3 giai đoạn:
1. Luận lý học là tư tưởng thuần túy phát triển trong phạm vi khái niệm. Kết quả
của công cuộc phát triển của tư tưởng thuần tuý càng ngày càng cụ thể. Nếu mức
cụ thể tuyệt đối thì biến thành tự nhiên.
2. Tự nhiên. Với những mâu thuẫn trong nội bộ phát triển chuyển lên tinh thần.
Đây là tinh thần cụ thể của người ta chứ không phải là tư tưởng thuần túy nữa.
3. Tinh thần gồm 3 phần:
a) Tinh thần chủ quan (tâm lý cá nhân)
b) Tinh thần khách quan (ý thức xã hội)
c) Tinh thần tuyệt đối (mỹ thuật, tôn giáo và triết học)
Phê phán
Từ tự nhiên lên là một quá trình diễn biến cụ thể và có thực, tuy rằng quan niệm
theo duy tâm. Nhưng bước quá độ chuyển từ khái niệm tư tưởng thuần túy sang tự
nhiên lại là một điểm huyền bí. Theo Hegel, tư tưởng xuất phát từ khái niệm đơn
giản nhất là khái niệm thực tại (phạm trù thực tại). Do những mâu thuẫn trong
thực tại nó chuyển lên thực chất. Vì thực tại gồm những sự vật xuất hiện một cách
trực tiếp, vậy phải có liên quan với nhau. Do những liên quan ấy, ta phải nhận định
rằng nó có thực chất. Trong thực chất lại xuất hiện mâu thuẫn nội bộ: mâu thuẫn
giữa thực chất và hiện tượng, giữa bên trong và bên ngoài. Nếu thực chất và hiện
tượng là một, thì hai cái không còn mâu thuẫn với nhau nữa, và nó chuyển lên khái
niệm, tức là thực chất có thật, thực chất nắm được thực tế. Khái niệm lên đến ý
niệm thì bao gồm toàn bộ thực tế, vậy ý niệm tức là tự nhiên. Đó là bước chuyển
từ ý niệm sang tự nhiên.
Marx và Lénine có phê bình đoạn chuyển biến này. Cách chuyển biến này chứng
minh rằng tự nhiên là chân lý của ý niệm. Do đó, tư tưởng phải bắt đầu bằng tự
nhiên chứ không thể bắt đầu bằng lý luận được. Ý nghĩa chân chính của nó là ý
nghĩa duy vật, và không thể nào ta giữ được lập trường tư tưởng thuần túy. Vì
chính lập trường tư tưởng thuần túy cũng bắt buộc ta phải chuyển sang tự nhiên.

Tại sao Hegel lại kết luận rằng chính chế độ quân chủ lập hiến của Phổ đã thực
hiện được ý niệm tự do tuyệt đối?
Đó là vì phương pháp biện chứng ngay từ đầu đã bị lộn ngược. Ngay từ đầu,
Hegel đã đứng trên lập trường của phe thống trị mà bộc lộ mâu thuẫn, từ chủ nô
đến phong kiến đến tư sản. Đến giai đoạn tư sản thống trị thi Hegel đề cao tất cả
những chế độ thống trị cũ, cho rằng những chế độ ấy đều là đúng, và những tôn
giáo cũ đều là chân chính cả. Trong đó còn có những phần thiếu sót mà Hegel tự
đảm nhận trách nhiệm sửa chữa và hoàn thành.
Nhưng dù sao, với cách sử dụng biện chứng pháp đó Hegel cũng có nắm được
những phạm trù phổ cập nhất của thực tại biển chuyến, và chính những phạm trù
đó lộn lại sẽ thành cái tiền đề cho phương pháp biện chứng duy vật. Marx và
Engels đã có công trình rút kinh nghiệm của biện chứng pháp duy tâm và bộc lộ
phần chân chính của nó, phát triển biện chứng pháp duy vật.
12-6-1956

GHI CHÚ
(Phần Hegel)
Schelling
Bản ngã không là tuyệt đối mà cả tự nhiên nữa. Tự nhiên và bản ngã là 2 mặt của
thực thể tuyệt đối (khác Fichte cho bản ngã là tuyệt đối), nhưng đây là cái Tôi
tuyệt đối đã đặt ra cái tôi cá nhân và khách quan. Cái tôi tuyệt đối là tôi đặt ra chân
lý và nó bao gồm tự nhiên và cái tôi cá nhân. So sánh với Schelling, Kant còn cho
cái tôi là hữu hạn, không biết được thế giới tự tại.
Tôi của Descartes là cá nhân và nhờ Thượng đế bảo đảm. Hai mệnh đề của Fichte
hiểu theo duy vật: «Chính quá trình sáng tạo của nhân loại đã đặt ra quan hệ của tự
nhiên và cá nhân». Cả 2 quan hệ về mặt thực tiễn và lý luận đều phải thông qua cái
chủ quan nhân loại - cái tôi, phổ cập và tuyệt đối - Fichte nhằm phê phán sự kiện
con người sáng tạo ra xã hội tự nhiên trong đó có cá nhân.
- Đề cao lao động trí óc. Kant còn hạn chế (vật tự tại), Fichte không còn hạn chế
nhưng nội dung còn nghèo nàn và bị hạn chế trong 2 phương diện: khoa học, thực

+ Ý thức cảm giác: Căn bản là sự tranh luận giữa hai phái cảm giác và khái niệm.
Phái cảm giác cho cái căn bản là cảm giác, còn khái niệm và lý luận là suông (có
cả duy tâm và duy vật). Phái khái niệm là hệ thống từ Platon-Hegel cho cái mà
nắm vững là đại thể, khái niệm.
(Liên hệ: cảm giác chủ nghĩa và hình thức chủ nghĩa, lý luận suông). Truyền thống
có từ Cổ đại cho đến bây giờ. Hegel tổng kết thôi: Hegel lấy cảm giác với ngay nội
dung của nó. Phân tích và nêu mâu thuẫn trong nó. Cảm giác thay đổi luôn, không
có gì nắm vững chắc (Phật cho thế gian là mơ hồ), cái mà ta tưởng nắm được
trong cảm giác có tính cá thể thì sự thực chỉ là khái niệm, đại thể. Đối tượng cảm
giác biến chuyển luôn, nên tư tưởng ngây thơ của cảm giác thực ra rất mơ hồ. Lúc
cảm giác muốn định nghĩa một cá thể phải dùng những khái niệm đại thể.
(Cuộc tranh luận Platon-Héraclite)
Phê phán của Hegel từ trong, nằm trong cảm giác trên mâu thuẫn của nó. Điểm
duy tâm của Hegel là chỉ nêu mâu thuẫn trong tinh thần, và chỉ tinh thần thôi, nên
đi đến chỉ có đại thể là thực tại, thoát hẳn kinh nghiệm. Hegel lộn đầu: một khái
niệm là do một mức của phát triển sản xuất, lúc đó ta mới có mâu thuẫn trong cảm
giác, và đòi hỏi một sự nắm vững chắc, nhưng Hegel không thấy sự phản ánh thực
tế đó, mà cho quá trình ấy hoàn toàn ở tinh thần, không dựa vào đâu, nên duy tâm
lộn đầu.
+ Tri giác: đã nắm được đại thể nhưng còn có tính chất cảm giác, những thuộc tính
mà ta nhằm trong cảm giác - mâu thuẫn tính đại thể của thuộc tính và tính cá thể
của vật có thuộc tính đó. Do sự gắn liền với cảm giác với cá thể nên tri giác vẫn
chưa nắm được. Giải quyết: lấy sự thay đổi theo cá thể là do sai lầm chủ quan như
thô sơ xây dựng được một đối tượng có tính chất khách quan.
Nhưng lại xuất hiện mâu thuẫn mới: những vật mà tôi định nghĩa là những vật cá
thể có liên quan với nhau, vậy cái gì là chân lý, vật ấy hay quan hệ của chúng.
Thực ra vật thể luôn biến đổi, vậy nó không thể là chân lý, vậy có quan hệ của
chúng là có nghĩa, quan hệ này là siêu giác, ta tính toàn bằng trí tuệ.
Thực tế, khoa học cận đại phát hiện quan hệ là khẳng định và bổ túc thêm sự tồn
tại của thực tế, nhận định tri giác và cảm giác trên cơ sở của chúng, nhưng Hegel

hoảng cuối nô lệ, lúc đầu nó bị đe dọa và còn tin tưởng vì có Khắc kỷ. Khi trầm
trọng hơn và trong tầng lớp thấp hơn, sinh ra Hoài nghi: tự bảo vệ, tiêu cực. Đó là
thái độ của thống trị khi tan rã. Khi phủ nhận cái cũ thì sự thực là phần nào, một
cách tiêu cực, nó công nhận một tình thế mới. Đến lúc tan rã hẳn và sang chế độ
mới, nó phải có biện pháp 2 giai đoạn: công nhận chế độ mới một cách tích cực (tự
thấy vô giá trị - chủ nô đồng hóa với nô lệ: thời Hoàng đế La Mã), đồng thời nó
vẫn giữ ý thức thống trị cũ với tính chất một giá trị đã mất đi rồi, đã xa xôi, nó đã
từ Thiên đường xuống thế gian (Pêché originel, tội tổ tông). Bị trị: cá nhân vô giá
trị. Hồi tưởng Thiên đường cũ xa xôi: giá trị đại thể xa.
+ Tái lập quyền thống trị dưới hình thức phong kiến công nhận phần nào quyền
làm người của bị trị dưới hình thức ban ơn. Thể hiện trong tư tưởng: nó đã xa chân
lý, nhưng chân lý chỉ là nó thôi, Thượng đế cũng là ta thôi (chế độ phong kiến:
Thượng đế - bọn chúa phong kiến vẫn là thống trị, lệ nông là người); nhân loại
được cứu thế sau khi Gia Tô lên trời. Sau giao ước thì chủ nô trở thành Chúa và nô
lệ được thành người, nhưng chỉ cứu thế ở trên trời thôi, bình đẳng ở Thiên đường
(sức hấp dẫn của Gia tô là ở chỗ đó).
+ Cấm dục là của phong kiến chống lại cá nhân chủ nghĩa. Chịu ảnh hưởng phong
kiến, tiểu tư sản và tư sản cũng sử dụng hình thức này để phục vụ các quyền lợi
giai cấp của mình, nhưng trong ý thức thì quá trình diễn biến là như Hegel trình
bày.
+ Hegel:
Trong quan niệm thì làm ăn là do Thượng đế ban ơn nhưng thực ra là tự nó.
Nhưng trong thực tế bấy giờ, mọi người sản xuất vẫn quan niệm do Chúa nên phải
tìm công lao của mình, «đưa về cho Chúa». Đến một lúc nào đấy người là chính.
Người là bản ngã ý thức trong Tâm hồn gian khổ, thấy mình bị đầy trong thế giới
rồi đi đến quan niệm thế giới là mình. Nhưng Hegel nói ngược lại: mình là thế giới
- duy tâm hóa ý thức bản ngã tự cho mình là thế giới. Sự phê phán của Hegel là có
thực, nhưng không cho thấy là phương thức sản xuất mới quy định thế giới mà cho
là ý thức bản ngã tự thực hiện mình. Quá trình phong trào chống phong kiến thì đã
trở thành quá trình diễn biến của Lý tính.

+ Định mệnh là một quy luật khách quan mình không nắm được, Hegel cho là khi
nắm được thì mình đã có trong mình một quy luật phổ cập không dựa vào đó xây
dựng pháp lý: anh hùng cá nhân (Les Brigands của Schiller[23]). Thực ra cơ sở
của nó là sự đấu tranh đã lên một mức cao hơn, căn cứ vào chủ quan cải tạo xã
hội.
+ Theo Hegel sự thất bại của cá nhân là do trong căn bản. Ví dụ: dùng Đạo đức
chống xã hội, nhưng Đạo đức là xây dựng tài năng, nhưng tài năng là xã hội -
không vì yếu mà do nội dung mà thất bại. Hegel cho kinh nghiệm là: thời cuộc và
cá nhân không đối lập, mà xã hội là mình đấy. Cái mà anh nhằm trong chủ quan
cũng chính là sự nghiệp khách quan của anh đấy, không phải gì khác.
+ Giới động vật của tinh thần : gọi giới động vật vì là một thế giới trong đó mỗi cá
nhân chỉ biết mình (đúng với xã hội tư sản), nhưng lại là tinh thần vì sự nghiệp là
tinh thần. Sự nghiệp cá nhân ấy có tác dụng và ý nghĩa xã hội, nhưng vẫn là ý thức
cá nhân. Khi ý thức bản ngã đã nhận thấy mình có một ý nghĩa phổ cập, đã tiến lên
hình thái tinh thần, nghĩa là lý tính đã thấy mình là đại thể (tinh thần đây cũng như
tinh thần dân tộc - thống nhất chủ quan và khách quan). Tinh thần là ý thức đại thể
trong đó cảm thấy có mình.
+ Nhà khoa học duy tâm hay nhà cách mạng tư sản tin tưởng thế giới là mình
nhưng chỉ thực hiện được trong «tinh thần». Chủ quan và khách quan là thống
nhất: chủ quan của xã hội là xã hội ấy đấy. Lý tính và tinh thần nội dung giống
nhau nhưng xét về phương diện cá nhân chủ quan và về phương diện xã hội là đại
thể. Tinh thần thể hiện trong lịch sử. Tinh thần là tin tưởng chủ quan của cá nhân
nhưng nó có tính chất đại thể, chung cho xã hội.
+ Marx cho tư tưởng dân tộc là: «L’existence sociale dans la conscience»[24].
Hegel không thấy cơ sở thực tế đó và còn phủ định nó nữa, ví dụ cho sự tan rã của
thành thị Hy Lạp do mâu thuẫn trong tinh thần dân tộc của công dân Hy Lạp.
Hegel cho chiến tranh củng cố đại thể, đồng thời phân tán đấu tranh tư sản đến
một đại thể mới, không có tính chất của nó nữa chỉ còn có cá nhân.
+ Trạng thái tha hóa trong tư bản chủ nghĩa: nó biến dạng, nhưng sự thực nó phát
triển sự đối lập cá nhân và xã hội, mâu thuẫn chủ quan và khách quan. Trong tình

Montagnards (vì trong nghị trường, họ ngồi ở những hàng ghế cao nhất), ông khởi
động giai đoạn Khủng bố (Terreur, 9-1793 đến 7-1974) của cuộc cách mạng nhằm
bảo vệ một hình thức dân chủ nhân dân cực đoan, chặt đầu rất nhiều địch thủ,
nhưng cuối cùng cũng bị địch thủ hạ bệ và chặt đầu. PTL
[9] Michel Eyquem de Montaigne (1533-1592) nhà chính trị và triết gia Pháp thời
Phục Hưng. Tác phẩm chính: Essais (viết từ 1572 và bổ sung liên tục cho đến khi
mất). PTL
[10] René Descartes (1596-1650), nhà khoa học và triết gia Pháp đã đặt nền cho
triết học hiện đại. Tác phẩm triết chính: Règles pour la Direction de l’Esprit
(1628), Discours de la Méthode (1637), Méditations métaphysiques (1641). PTL
[11] Johann Wolfgang von Goethe (1749 –1832), văn hào, triết gia và nhà khoa
học Đức. Tác phẩm tiêu biểu: Les Souffrances du jeune Werther (1774), La
métamorphose des plantes et autres écrits botaniques (1790), Le serpent vert
(1795), Traité des couleurs (1810), Faust I (1808), và Faust II (1832). PTL
[12] In nhầm là xuống cấp. Đã sửa lại trong bài. PTL
[13] In nhầm là trên. Đã sửa trong bài. PTL
[14] Một quốc gia lịch sử ở phía Đông Âu châu, đã trải qua nhiều hình thức chính
quyền, và có ảnh hưởng đáng kể trên lịch sử nước Đức cận đại nói riêng và Âu
châu nói chung. Nhà nước Phổ của Hegel nói trên là Vương quốc Phổ (1701-
1918), sau Thế chiến thứ nhất trở thành một phần của nước Đức mới trong nền
Cộng Hòa Weimar (1918-1947), để cuối cùng bị xoá sổ trên thực tế bởi chính
quyền Quốc Xã (1934), và trên pháp lý bởi quân Đồng Minh sau Thế chiến thứ hai
(1947, vì bị xem là chiếc nôi của chủ nghĩa quân phiệt Đức). PTL.
[15] Nhóm chính trị lúc đầu mang tên là Club breton (vì do các đại biểu vùng
Bretagne thành lập năm 1789), sau gọi là Club des Jacobins (vì địa điểm họp nằm
trên đường St Jacques), tuy tên chính thức của nhóm là Hội những người Bạn của
Hiến Pháp (quân chủ lập hiến). Sau khi vua Louis XVI bỏ trốn (1791), nhóm bị
phân hóa, các phần tử ôn hòa thành lập Club des Feuillants (tên một tu viện cũ lấy
làm nơi hội họp), còn phần lớn đại biểu theo Robespierre chuyển sang dân chủ
triệt để, lập ra Hội những người Bạn của Tự do và Bình đẳng, đóng vai trò chuyên

Brigands (Die Raüber, 1781) là tên của một vở kịch.
[24] Tồn tại xã hội trong ý thức.
[25] Nhóm chính trị lúc đầu mang tên là Club breton (vì do các đại biểu vùng
Bretagne thành lập năm 1789), sau gọi là Club des Jacobins (vì địa điểm họp nằm
trên đường St Jacques), tuy tên chính thức của nhóm là Hội những người Bạn của
Hiến Pháp (quân chủ lập hiến). Sau khi vua Louis XVI bỏ trốn (1791), nhóm bị
phân hóa, các phần tử ôn hòa thành lập Club des Feuillants (tên một tu viện cũ lấy
làm nơi hội họp), còn phần lớn đại biểu theo Robespierre chuyển sang dân chủ
triệt để, lập ra Hội những người Bạn của Tự do và Bình đẳng, đóng vai trò chuyên
chính chủ chốt trong giai đoạn Khủng bố (9-1793 đến 7-1794) dưới thời Hội nghị
Quốc Ước (Convention nationale, 9-1792 đến 10-1795), cho đến khi Robespierre
bị lật đổ và chặt đầu, thì tổ chức mới bị dẹp (1794).
[26] Paul Barras (1755-1829), tướng lĩnh và nhà chính trị Pháp thuộc nhóm
Jacobins. Là đại biểu thời Hội nghị Quốc Ước, ông đã bỏ phiếu xử giảo Louis XVI
và giữ vai trò bản lề trong cuộc chuyển hướng về Hội đồng Chấp chính
(Directoire, 10-1795 đến 11-1799), nhờ đã quyết liệt đánh dẹp các cuộc nổi dậy
của phe bảo hoàng. Thành viên của Hội đồng này, ông là một trong 3 nhân vật đã
hạ bệ Robespierre, rồi đảo chính (9-1797) để loại các đich thủ khác và cai trị như
nhà độc tài, cho đến khi bị Bonaparte lật đổ (1799) và đày đi Bruxelles rồi Rome.
[27] Napoléon Bonaparte (Napoléon Ier, 1769-1821), danh tướng, kẻ chinh phục,
Tổng tài (1799-1804) và Hoàng đế Pháp (1804-1814). PTL
[28] Lazare Carnot (1753-1823) tướng lĩnh và nhà chính trị Pháp. Về quân sự, có
công trong việc xây dựng quân đội và có tài thao lược. Về chính trị, ông là đại
biểu của Hội nghị Quốc Ước, và ủy viên của Hội đồng Bảo an năm 1793. Thành
viên của Hội đồng Chấp chính, ông phải trốn sang Đức sau cuộc đảo chính của
Barras; khi Napoléon lật đổ Barras, ông được gọi về, song lại bị đày vào năm
1816. PTL
[29] Hòn đảo nẳm giữa đảo Corse và vùng Toscane, bị Pháp sáp nhập năm 1802.
Napoléon Bonaparte bị đày ra đây từ ngày 4-5-1814, và vượt đảo về Paris ngày 1-
3-1915. Elbe thuộc chủ quyền của Ý từ năm 1860 đến nay. PTL.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status