Hoạt động mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội - Pdf 10

1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian vừa qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã thúc đẩy nhiều mô hìmh
kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể là nhờ vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Do có hoạt
động tiêu thụ sản phẩm mà các doanh nghiệp có thể đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu ngày càng đa
dạng về các sản phẩm cho thị trường và người tiêu dùng. Vì vậy, nó góp phần quan trọng vào
việc tăng lợi nhuận và đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao.
Cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành dệt may Việt Nam cũng có
những bước tăng trưởng cao trong những năm vừa qua và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
Điều này sẽ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của ngành dệt may Việt Nam. Đây là
ngành đã có sự phát triển từ lâu đời, thu hút nhiều lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ cao cho
đất nước, từng bước các mặt hàng của ngành dệt may đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và
xuất khẩu ra nước ngoài.
Đối với công ty Dệt 19/5 Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói
chung đều chịu nhiều biến động của thị trường nguyên vật liệu, nguyên vật liệu trong nước khan
hiếm, giá cả cao, hơn nữa chất lượng nguyên vật liệu lại không đảm bảo dẫn đến phải nhập
khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu làm tăng chi phí kinh doanh. Xét thấy việc mua sắm của
công ty Dệt 19/5 là nguồn nguyên liệu trong nước mang tính đặc thù, cộng với những khó khăn
về sự khan hiếm nguyên vật liệu mà chỉ diễn ra khi có đơn hàng cụ thể.
Hoạt động mua và quản trị mua nguyên vật liệu ( NVL) có tầm quan trọng đối với hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Để bán tốt phải bắt đầu từ khâu thu mua tốt, bởi vì nếu
mua NVL đạt chất lượng tốt và giảm được chi phí thu mua sẽ thu
hút được khách hàng. Nhận thấy tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài: “Hoạt động
mua nguyên vật liệu ở công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội” để hoàn
thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
2
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập này em đã nhận dược sự giúp
đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của Thạc sỹ Mai Xuân Được, các cô chú và các anh chị trong công ty Dệt

 Sản xuất vải bạt các loại.
 Sản phẩm may thêu.
 Xây dựng dân dụng...
Hiện nay công ty dệt 19/5 Hà Nội có 4 cơ sở sản xuất chính và 2 liên doanh với nước
ngoài (Singapo) :
 Cơ sở 1 : tại 203 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
 Cơ sở 2 : tại 89 Lĩnh Nam, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội
 Cơ sở 3 : tại Thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
 Cơ sở 4 : tại khu công nghiệp Đồng Văn, Hà Nam
 Liên doanh 1 : Norfolk hatexco được thành lập năm 2002
 Liên doanh 2 : Công ty TNHH tập đoàn sản xuất hàng dệt may 19/5 được
thành lập năm 1993
Có 4 nhà máy :
 Nhà máy Dệt Hà Nội
 Nhà máy Sợi Hà Nội
 Nhà máy May Thêu Hà Nội
 Nhà máy Dệt Hà Nam
1.1.2- Qúa trình hình thành và phát triển doanh nghiệp
Công ty dệt 19/5 Hà Nội là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc Sở Công
nghiệp TP Hà Nội. Hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước
giao.
Bề dày lịch sử hình thành và phát triển Công ty dệt 19/5 Hà Nội có thể chia lam 4 giai
đoạn phát triển
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
5
1.1.2.1- Giai đoạn hình thành, phục vụ nhiệm vụ đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Xã Hội Chủ Nghĩa (1959-1973)
Công ty được thành lập 5/1959 (thời điểm miền Bắc Việt Nam giải phóng được 5 năm),
tiền thân của công ty được hợp nhất từ một số cơ sở dệt tư nhân và các hợp tác xã dệt khăn mặt,
bít tất, vải kaki, vải phin, popơlin, … như Việt Thắng, Tây Hồ, …Vì thế, dây chuyền sản xuất,

Hà Nội quyết định đổi tên thành nhà máy dệt 19/5.
Năm 1988, xí nghiệp thực tế đưa vào sản xuất 209 máy dệt các loại với 1500 công nhân,
hàng năm sản xuất ra 500 tấn sợi và 2, 7 triệu mét vải quy chuẩn các loại. Có thể nói đây là thời
kỳ hoàng kim của nhà máy dệt 19/5.
Không những thành công về sản xuất, thời kỳ này nhà máy còn nhận được nhiều sự khen
thưởng của Uỷ ban Nhân dân Thành phố, của Đảng về các thành tích đặc biệt xuất sắc như Văn
hoá, Văn nghệ, Thể dục, Thể thao, An ninh, Quốc phòng, … Đảng bộ nhà máy được công nhận
là Đảng bộ vững mạnh, sản xuất tiên tiến, …liên tục nhận được cờ thi đua của Thành uỷ.
1.1.2.3- Giai đoạn vật lộn để phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường (1989 – 1999)
Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) có chủ trương chuyển đổi nền kinh tế từ cơ
chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế vân hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Nhiều thành phần kinh tế được thành lập và khuyến khích phát triển, kinh tế quốc doanh
sau nhiều năm không bắt kịp cơ chế thị trường đã dần phát triển trở lại và khẳng định vai trò
chủ đạo của mình trong nền Kinh tế quốc dân.
Trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của nhà
máy đều được cấp trên giao xuống, việc hoàn thành các chỉ tiêu của cấp trên giao là nhiệm vụ
của công ty. Nay bước sang nền kinh tế thị trường nhà máy đã gặp những khó khăn không nhỏ.
Sản phẩm do nhà máy làm ra không được thị trường chấp nhận, hàng năm nhà máy chỉ tiêu thụ
được 1 triệu mét vải bạt các loại, trong khi đó phải nuôi một số lượng công nhân khổng lồ hơn 1
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
7
nghìn người và bộ máy quản lý cồng kềnh thiếu đồng bộ, mang nặng tính quan liêu. Có những
lúc tưởng chừng như nhà máy không thể đứng vững.
Đứng trước khó khăn đó, ban lãnh đạo nhà máy đã mạnh dạn cải tổ sắp xếp lại bộ máy
quản lý, bộ phận sản xuất, đa dạng hoá kinh doanh, tìm kiếm mặt hàng mới, chủ động chào
hàng, tìm bạn hàng, …
Để giải quyết chế độ cho hơn 1 nghìn công nhân nhà máy đã có chủ trương cho nghỉ hưu
sớm, nghỉ mất sức, chuyển đổi công việc, …nhưng lượng công nhân vẫn còn lại 927 người.
Qua nhiều năm vật lộn với cơ chế mới, nhà máy đã dần đi vào ổn định và bắt đầu có
những bước phát triển. Nhà máy đã tiến hành hạch toán độc lập và làm nghĩa vụ với Nhà nước.

nước tặng thưởng huân chương lao động hạng nhất, nhì, ba, được uỷ ban nhân dân thành phố
Hà Nội tặng thưởng cờ cho đơn vị sản xuất tiêu biểu, Đảng bộ nhà máy được Thành Uỷ tặng cờ
cho Đảng bộ vững mạnh, xuất sắc.
Năm 2005 công ty thành lập nhà máy dệt Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà
Nam có công suất 3 triệu mét /năm: 36 máy dệt Picanol của Bỉ, mỗi 1 máy có giá trị trên 1 tỷ
đồng, thêm 20 máy Picanol của Bỉ sản xuất từ năm 1990 có công suất 3 triệu mét/năm.
1.2- Đặc điểm chủ yếu của công ty
1.2.1 Hình thức pháp lý và loại hình kinh doanh
1.2.1.1- Hình thức pháp lý
Ngày 01/09/2005 theo quyết định số 2903/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội
ký ngày 28/05/2005 công ty dệt 19/5 Hà Nội chuyển sang công ty TNHH Nhà nước một thành
viên dệt 19/5 Hà Nội với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng.
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên dệt 19/5 Hà Nội là doanh nghiệp 100% vốn Nhà
nước, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
9
doanh nghiệp Nhà nước nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức và hoạt
động của công ty TNHH Nhà nước một thành viên được uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội phê
duyệt.
1.2.1.2- Loại hình kinh doanh
 Kinh doanh các sản phẩm bông, vải, sợi, may mặc và giầy dép các loại, hàng
dệt thoi, dệt kim, hàng thêu và các sản phẩm phụ trợ
 Sản xuất và cung cấp hơi nước, nước nóng
 Xuất nhập khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh liên kết
 Nhập khẩu và mua bán thiết bị, máy móc, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hoá
chất phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty và thị trường
 lắp ráp và mua bán máy móc, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, tin học, thiết bị
viễn thông
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá

hành
chính
tổng
hợp
Phòng
KH -TT
Phòng
vật tư
Phòng
kỹ
thuật
Phòng
quản lý
chất
lượng
Phó TGĐ
phụ trách
kinh doanh
Nhà
máy
dệt

Nội
Các chi
nhánh
Khu vực
liên doanh
liên kết
của công
ty

việc, bao gồm 7 phòng:
- Phòng KHTT: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Phòng KTSX: Quản lý công tác kỹ thuật, đầu tư và điều độ sản xuất.
- Phòng tài vụ: Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh, chuẩn bị vốn cho sản xuất kinh
doanh, thu hồi công nợ của khách hàng, phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thu
chi tài chính kế toán.
- Phòng LĐTL: Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, bố trí lao động, giải quyết chế độ tiền
lương, bảo hiểm xã hội, kỷ luật lao động.
- Phòng QLCL: Kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá mua về và hàng sản xuất của
công ty, thường trực ISO.
- Phòng vật tư: Cung ứng vật tư cho sản xuất kinh doanh, bảo quản kho tàng, vận chuyển
hàng hoá.
- Phòng hành chính tổng hợp: Đảm bảo an ninh, an toàn trong công ty và chăm sóc sức
khoẻ ban đầu cho người lao động.
Công ty bố trí theo mô hình này có ưu điểm là không quá phức tạp, các quyết định, thông
tin từ ban giám đốc và các phòng ban được cập nhật nhanh chóng, có sự phân chia công việc rõ
ràng giữa các phòng ban. Để có cái nhìn khái quát về cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể xem
sơ đồ tổ chức phòng ban của công ty ở trang sau.
1.2.3- Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm sợi
Công ty sản xuất các loại sợi 100% cotton có chi số từ Ne 8 đến Ne 45 với Ne chỉ loại sợi
cotton thiết diện có chỉ số từ 8 đến 45. Sản phẩm sợi của công ty phục vụ cho phân xưởng dệt
và bán cho các bạn hàng trong nước, được đánh giá cao về chất lượng. Doanh thu từ sợi hàng
năm chiếm 60% tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm sợi của doanh nghiệp chiếm 30% thị
phần cả nước.
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
12
Sản phẩm vải
Công ty sản xuất các loại vải có độ dầy từ 80 g/m2 vải đến 600 g/m2 vải, trong đó sản
phẩm chủ yếu là bạt 2, bạt 3, bạt 8, bạt 10 phục vụ cho may công nghiệp, tẩy nhuộm công

13
Bảng 1.1: Sản phẩm may thêu
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm
2007
Năm
2008
Số lượng
(quy đổi)
Giá trị
SXCN
Doanh thu Số lượng
(quy đổi)
Giá trị
SXCN
Doanh thu
May 181778 864 1052 983470 5928 7904
Thêu 1164 30 47 8482 86 95
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường – Công ty dệt 19/5 Hà Nội
Sản phẩm may thêu của doanh nghiệp tuy mới ra đời nhưng đã tìm được chỗ đứng và
được các bạn hàng quốc tế đánh giá cao.
1.2.4- Đặc điểm về khách hàng và thị trường
Ngày nay, sản phẩm vải không chỉ là để đáp ứng về số lượng, nhiều Giai đoạn đầu của
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty chủ yếu sản xuất sản phẩm chính là sợi các
loại và vải bạt các loại phục vụ chủ yếu cho quân dội và một số doanh nghiệp sản xuất giày.
Song do tính cạnh tranh của các loại sản phẩm này ngày càng quyết liệt và nhu cầu về sản phẩm
mới của Công ty tăng lên nên trong một vài năm gần đây Công ty đã mở rộng sang một số lĩnh
vực kinh doanh khác như: kinh doanh sản phẩm may mặc, sản phẩm thêu và kinh doanh khác.
Cho đến nay sản phẩm của Công ty đã được nhiều khách hàng trong nước chứng nhận là
sản phẩm có chất lượng tốt, Công ty không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng

15
Bảng 1.2: So sánh thị phần của công ty với các công ty trong ngành
Tên công ty
Năm 2007 Năm 2008
Thị
phần(%)
Vị trí Thị phần(%) Vị trí
Công ty TNHH NN MTV
Dệt 19/5 Hà Nội
15.5 3 16.5 3
Dệt Vĩnh Phú 21.8 1 21.7 1
Dệt Phong Phú 16.3 2 19.5 2
Dệt len Mùa Đông 0.9 8 2.7 7
Dệt kim Hà Nội 1.7 7 3.5 5
Dệt Minh Khai 5 5 1.4 8
Công ty Phương Nam 2.3 6 2.1 6
Nhuộm Tô Châu 13.4 4 14.5 4
Nguồn. Phòng kế hoạch thị trường
1.2.5- Đặc điểm về mặt bằng và công nghệ sản xuất
1.2.5.1-Đặc điểm về mặt bằng sản xuất
Phân xưởng sản xuất
Nếu chỉ tính diện tích hiện tại của Công ty dệt 19/5 tại khu vực đường Nguyễn Huy
Tưởng thì tổng diện tích khoảng hơn 4, 5 ha; trong đó diện tích của các phân xưởng khoảng gần
2 ha, bao gồm ba phân xưởng chính là phân xưởng dệt, phân xưởng may – thêu và phân xưởng
sợi. Bên cạnh các phân xưởng thì hệ thống các kho của Công ty cũng chiếm một diện tích tuơng
đối lớn, hệ thống kho bao gồm kho chứa nguyên vật liệu, kho chứa thành phẩm…
Vài năm gần đây, Công ty không chỉ tăng về diện tích hoạt động của các phân xưởng mà
nhìn chung các phân xưởng cũng đều được tu sửa, bảo dưỡng lại và hiện nay được đánh giá là
tương đối hiện đại so với các công ty khác trong cùng ngành dệt may. Bên cạnh các phân xưởng
cũ thì trong năm 2003 Công ty có mở rộng ra thêm phân xưởng may – thêu. Các phân xưởng


Nguyên giá
một chiếc (đồng)
Máy đậu TQ 2 1996 5.147.000
Máy đậu Ba Lan 2 1994 19.307.000
Máy đậu Tiệp 2 2002 21.000.000
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
17
Máy se TQ A631 17 1966 25.500.000
Máy se TQ A813 2 1993 49.000.000
Máy se TQ A814 2 1993 58.000.000
Máy se TQ 1 2002 37.600.000
Máy ống TQ 2 1966 5.800.000
Máy ống Ba Lan 2 1990 8.900.000
Máy suốt LX 4 1988 30.000.000
Máy mắc Pháp 1 1966 15.600.000
Máy mắc TQ 2 1993 20.500.000
Máy dệt TQ 44 1966 8.000.000
Máy dệt UTAS 24 1999 6.500.000
Máy chảy 3 1998 7.260.000
Máy ghép 1 1998 3.400.000
Máy thô 1 1998 7.200.000
Máy sợi con 4 1998 4.500.000
Máy thêu - Australia 10 2003 20.000.000
(Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất – Công ty dệt 19/5 Hà Nội)
Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến nay tổng số máy móc thiết bị
của công ty có khoảng hơn 100 máy các loại như: máy đậu của Trung Quốc, Ba Lan, Tiệp Khắc
;máy se của Trung Quốc, máy ống, máy suốt, máy chải, máy ghép, máy OE.
Theo các bảng số liệu trên ta thấy công nghệ dệt ở tình trạng rất lạc hậu, công nghệ kéo
sợi nhập từ Trung Quốc, có những máy móc thiết bị đã khấu hao hết, thậm chí tái khấu hao đến

lao động nam chiếm 25.39%, nữ chiếm 74,61%. Nhìn chung lao động trong công ty là lao động
trẻ, ở khoảng tuổi 16-34 chiếm 65,49%, khoảng tuổi 35-44 chiếm 59,1% đối với nữ, đối với
nam giới thì mức độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ cao hơn, cao nhất là ở khoảng tuổi 45-54 chiếm
63.33%.
Bảng 1.5: Cơ cấu lao động toàn công ty năm 2008
khoảng tuổi
Số lượng
Nam Nữ
Tổng
số
Tỷ số
giới tính
tỷ lệ
nam(%)
Tỷ lệ
nữ(%)
16-34 205 618 816 23,51 30,74 76,49
35-44 36 59 95 40,9 50 59,1
45-54 24 30 54 38,8 63,33 61,23
Tổng 265 720 985 25,39 34,03 74,61
Nguồn. phòng lao động tiền lương
Trình độ tay nghề của lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản trị cung
ứng NVL, trong tổng số lao động với cơ cấu được nêu trong bảng dưới đây, thì trình độ lao
động có tay nghề cao trong công ty tăng lên qua các năm, năm 2003 lao động có trình độ đại
học, cao đẳng chỉ có 51 người, năm 2007 đã lên tới 113 người tức là đã tăng nhiều hơn 2 lần,
đặc biệt đội ngũ thợ bậc cao tăng khá nhanh: năm 2007 tăng 84% so với năm 2003 (từ 75 lên
138 người), tăng 47% so với năm 2006 (từ 94 lên 138 người). Do quy mô của công ty tăng lên
nên đội ngũ lãnh đạo chủ chốt cũng có xu hướng tăng lên, năm 2007 tăng 45% so với năm 2003
(từ 29 lên 42 người). Từ đó ta thấy rằng công ty có tiềm lực tương đối lớn mạnh về lao động,
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A

Tổng nguồn vốn 155.320 166.641 147.787 176.722 198.665
khả năng thanh toán 0.87 0.88 0.84 0.88 0.89
ROA 0.012 0.012 0.014 0.014 0.15
Nguồn. phòng tài vụ
Khả năng thanh toán = tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
21
Qua bảng số liêu trên ta thây khả năng thanh toán của công ty có tăng lên, riêng năm 2006
khả năng thanh toán bị giảm xuống. Tuy nhiên sự gia tăng này còn chậm do gần đây công ty
tập trung đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, nên khả năng thanh toán còn hạn hẹp.
Nhưng với số lượng máy móc được cải thiện thì trong tương lai năng suất sẽ không ngừng được
nâng cao.
ROA = lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản
Hệ số này phản ánh hiệu quả hoạt động đàu tư của công ty qua các năm. Ta thấy rằng hoạt
động đầu tư của công ty tương đối đồng đều, tăng lên trong năm 2006 và 2007.
1.2.8- Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Nếu so sánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty với một số công ty khác trong
cùng ngành, công ty dệt 19/5 Hà Nội cũng vẫn luôn là công ty có doanh thu cao hơn rất nhiều
công ty khác và luôn ở vị trí đầu toàn ngành.
Tuy nhiên trong khoảng 2 năm lại đây, thị trường thế giới có nhiều biến động nhu cầu tiêu
thụ một số sản phẩm may, giày dép của chúng ta giảm xuống, sự cạnh tranh ngày càng quyết
liệt về sản phẩm của nhiều quốc gia khác trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và
nhiều quốc gia khác.
Cụ thể hoá doanh thu tiêu thụ của công ty dệt 19/5 Hà Nội trong một vài năm gần đây như
sau:
Bảng 1.7: Chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của công ty dệt 19/5 Hà Nội
STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1
các quý cũng đều tăng.
1.3- Kết quả hoạt động sản xuất của công ty
1.3.1- Kết quả kinh doanh
Vốn điều lệ của công ty là 40 tỷ đồng. Trong một vài năm gần đây, khi Công ty tự chủ
động trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì nhìn chung tốc độ phát triển của
Công ty ngày càng rõ rệt:
Doanh thu của công ty trong 5 năm đã tăng từ 91.712 năm 2004 đến 99.416 năm 2008,
tăng khoảng gần 10 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng khoảng 4,7% mổi năm. Do doanh thu tăng nên
kéo theo các chỉ tiêu GTSXCN, TNDN tăng theo.
Bảng1.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004-2008
STT Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
1 Doanh thu 91.712 96.505 96.325 101.962 99.416
2 GTSXCN 73.821 75.612 76.812 79.512 79.108
3 Nộp ngân sách 9.615 10.545 12.068 14.325 13.982
4 Vốn kinh doanh 24.102 28.534 30.567 36.117 39.569
5 TNDN 1.6 1.9 2.1 2.4 2.3
6 TNBQLĐ 1.101 1.159 1.205 1.305 1.312
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A
23
(Nguồn; Phòng tài vụ – Công ty dệt 19/5 Hà Nội)
Trong vòng 5 năm tổng vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên hàng chục tỷ đồng, thu
nhập bình quân đầu người không ngừng tăng nhanh qua các năm. Nếu so sánh doanh thu của
công ty từ năm 2000 với năm 2004 thì doanh thu tăng hơn 90%. Về giá trị sản xuất công nghiệp
tăng hơn 110% và nộp thuế cho Nhà nước cũng tăng lên rất nhiều. Cụ thể công ty đã nạp ngân
sách nhà nước từ mức có 9.615 tỷ đồng năm 2004 đến 13.982 tỷ đồng trong năm 2008.
1.3.2- Thu nhập bình quân người lao động
Công ty thường xuyên có những biện pháp động viên khuyến khích kịp thời đội ngũ lao
động, đặc biệt đối với cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao cũng như đội ngũ lao động
có tay nghề kỹ thuật cao bằng các chính sách như chính sách tiền lương, tiền thưởng, chức vụ
trong công ty. Công ty sẽ thực hiện tăng lương nếu thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ, tổ

THỰC TRẠNG MUA NVL CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC
MỘT THÀNH VIÊN DỆT 19/5 HÀ NỘI
2.1- Cơ cấu và tính chất NVL chính của công ty
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất kinh doanh sản phảm vải và sợi tổng hợp. Vì thế
nên NVL đầu vào chủ yếu là sợi và bông, hoạt động mua NVL có tầm quan trọng đặc biệt đối
với hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty. Trong cấu thành giá trị sản phẩm:
- Bông chiếm 50%
- Sợi chiếm 45%
- Vật tư, nguyên liệu khác chiếm 5%
Nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty có cả nguồn cung trong nước và nguồn cung
nước ngoài. Do nguồn cung trong nước còn hạn chế, nên chủ yếu phải nhập ngoại từ các nước
Tây Phi, Liên Xô, Ấn Độ…
Nguyên vật liệu được sử dụng với vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất,
kinh doanh. Nằm ở nhiều loại sản phẩm, có khi là sản phẩm của công đoạn này nhưng lại là
nguyên vật liệu chính cho công đoạn sau bởi vì công ty có dây chuyền sản xuất dài, thiết bị công
nghệ phức tạp, chia làm nhiều khâu, khâu này xong kế tiếp đến khâu sau, sản phẩm khâu trước
lại phục vụ khâu sau.
Nguyên vật liệu được sử dụng tại các phân xưởng như sau:
Phân xưởng sợi: nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng là bông để sản xuất, sợi sản xuất
ra được chuyển sang phân xưởng dệt.
Phân xưởng dệt: nguyên liệu đầu vào là các loại sợi do phân xưởng sợi kéo sau đó tiến
hành sản xuất ra các loại vải. Công đoạn dệt sản phẩm được tiến hành bằng máy móc công nghệ
Lê Chí Nguyện Lớp Công nghiệp 47A

Trích đoạn Cơ cấu và tính chất NVL chính của công ty Tổ chức bộ phận quản trị mua NVL Xác định nhu cầu NVL trong kỳ kế hoạch Nghiêncứu thị trường NVL và lựa chọn nhà cung ứng
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status