Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội thực trạng và giải pháp phát triển - Pdf 10

Më §ÇU
Giao nhận và vận tải hàng hóa là yêu cầu tất yếu của trao đổi, mua bán
hàng hóa, nó là một khâu không thể thiếu được trong quá trình lưu thông,
nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Trong kinh doanh
ngoại thương, giao nhận và vận tải hàng hóa càng có vai trò quan trọng, nó
ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng, khối lượng và kim ngạch buôn bán của các
quốc gia, cũng như của các doanh nghiệp. Trước kia, giao nhận có thể do
người kinh doanh xuất nhập khẩu, nhà vận tải tiến hành. Khi vận tải và buôn
bán quốc tế phát triển, đòi hỏi sự phân công lao động và chuyên môn hóa
trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, vận tải, giao nhận. Kết quả là giao nhận tách
khỏi xuất nhập khẩu và vận tải, sinh ra các tổ chức giao nhận chuyên nghiệp,
phục vụ vận tải và buôn bán quốc tế. Các tổ chức này hình thành dưới dạng
các hãng, công ty.
Đối với nước ta hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới, cùng với sự tác động của quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại
quốc tế, việc phát triển các hoạt động giao nhận vận tải quốc tế có một ý
nghĩa hết sức quan trọng, góp phần làm cho kinh tế đất nước phát triển nhanh
mạnh hòa nhịp cùng xu thế phát triển của thời đại.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, Công ty
Kho vận miền Nam - SOTRANS đã có mặt trên thị trường này từ khi nó còn
là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với Việt Nam. Qua một thời kỳ dài trưởng
thành và phát triển, SOTRANS đã khẳng định được vị thế của mình, nâng
thương hiệu SOTRANS lên tầm quốc tế. Sau một thời gian thực tập tại
SOTRANS Hà Nội, nhận thấy vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa là
đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngoại thương nên em quyết định chọn đề
1
tài: "Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế tại Chi
nhánh Công ty Kho vận miền Nam - SOTRANS Hà Nội: thực trạng và giải
pháp phát triển". Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến thực
trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế của
SOTRANS Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004, với mục đích đề xuất các kiến

ú c gi l giao nhn vn ti hng húa.
Theo quy tc mu ca Liờn on quc t cỏc hip hi giao nhn
(FIATA) v dch v giao nhn, dch v giao nhn c nh ngha nh l bt
k loi dch v no liờn quan n vn chuyn, gom hng, lu kho, bc xp,
úng gúi hay phõn phi hng húa cng nh cỏc dch v t vn hay cú liờn
quan n cỏc dch v trờn, k c vn hi quan, ti chớnh, mua bo him,
thanh toỏn, thu thp chng t liờn quan n hng húa.
Theo Lut Thng mi Vit Nam "Dch v giao nhn hng húa l hnh
vi thng mi, theo ú ngi lm dch v giao nhn hng húa nhn hng t
ngi gi, t chc vn chuyn, lu kho, lu bói, lm cỏc th tc giy t v
3
các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác
của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác
(gọi chung là các khách hàng)".
Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủ
tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng
hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau).
1.2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế
Trừ phi chính người gửi hàng hoặc người nhận hàng muốn trực tiếp
tham gia vào bất cứ khâu thủ tục hoặc chứng từ nào, còn thông thường người
giao nhận thay mặt chủ hàng lo liệu quá trình vận chuyển qua các giai đoạn
khác nhau. Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc
thông qua đại lý hoặc thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Dịch vụ giao nhận
hàng hóa quốc tế bao gồm bốn loại thông dụng trên thế giới hiện nay là:
1.2.1. Loại dịch vụ thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ thực hiện
các nhiệm vụ sau đây:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp.
- Lưu cước với người chuyên chở đã chọn.
- Nhận hàng và cung cấp những chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận

- Nhận và kiểm tra tất cả những chứng từ liên quan đến việc vận
chuyển hàng hóa…
- Nhận hàng của người chuyên chở và nếu cần thì thanh toán cước.
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí, thuế và những phí khác cho
Hải quan và những cơ quan khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh nếu cần.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
5
- Giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên chở
về tổn thất hàng hóa nếu cần.
- Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối nếu cần.
1.2.3. Dịch vụ giao nhận hàng hóa đặc biệt
Người giao nhận thường thực hiện việc giao nhận hàng bách hóa bao
gồm nhiều loại thành phẩm, bán thành phẩm, hay hàng sơ chế và những hàng
hóa khác giao lưu trong buôn bán quốc tế. Ngoài ra tùy theo yêu cầu của
khách hàng, người giao nhận cũng có thể làm những dịch vụ khác có liên
quan đến các loại dịch vụ hàng hóa đặc biệt như:
- Vận chuyển hàng công trình
Việc này chủ yếu là vận chuyển máy móc nặng, thiết bị... để xây dựng
những công trình lớn như sân bay, nhà máy hóa chất, nhà máy thủy điện, cơ
sở lọc dầu... từ nơi sản xuất đến công trường xây dựng. Việc di chuyển những
hàng hóa này cần phải có kế hoạch cẩn thận để đảm bảo giao hàng đúng thời
hạn và có thể cần phải sử dụng cần cẩu loại nặng, xe vận tải ngoại cỡ, tàu chở
hàng loại đặc biệt... Đây là một lĩnh vực chuyên môn hóa của người giao
nhận.
- Dịch vụ về vận chuyển quần áo treo trên mắc
Những quần áo may mặc được chuyên chở bằng những chiếc mắc áo
treo trên giá trong những container đặc biệt, và ở nơi đến được chuyển trực
tiếp từ container vào cửa hàng để bày bán. Cách này loại bỏ được việc phải
chế biến lại quần áo nếu đóng nhồi trong container và đồng thời tránh

thuật ngữ "Người giao nhận". Ở nhiều nước khác nhau người kinh doanh giao
nhận được gọi tên khác nhau như: Đại lý hải quan, Môi giới hải quan, Đại lý
thanh toán, Đại lý gửi hàng và giao nhận, Người chuyên chở chính... Nhưng tất
cả đều mang một tên chung trong giao dịch quốc tế là "Người giao nhận hàng
7
hóa quốc tế" (International Freight Forwarder) mà nhiệm vụ chủ yếu của người
giao nhận là bán dịch vụ giao nhận.
Đặc biệt trong những năm gần đây, người giao nhận thường cung cấp
dịch vụ VTĐPT, đóng vai trò là người kinh doanh VTĐPT (MTO) và phát
hành cả vận đơn vận tải.
Doanh nghiệp giao nhận là doanh nghiệp kinh doanh các loại dịch vụ
giao nhận hàng hóa trong xã hội. Sản phẩm của doanh nghiệp giao nhận
chính là các dịch vụ trong giao nhận mà doanh nghiệp giao nhận đóng vai trò
người giao nhận.
2.2. Vai trò của người giao nhận hàng hóa trong thương mại quốc tế
Trước đây, người giao nhận chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do
các nhà xuất nhập khẩu ủy thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục
giấy tờ, lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng... Song cùng với
sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành vận tải
mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người giao nhận
đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao
nhận không chỉ làm đại lý, người nhận ủy thác mà còn cung cấp các dịch vụ
trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải, phân phối hàng hóa và đóng vai trò như
một bên chính - Người chuyên chở. Vai trò này thể hiện qua các chức năng
sau đây:
2.2.1. Môi giới hải quan/ Người giao nhận tại biên giới
Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước với nhiệm vụ
là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó, mở rộng hoạt động
phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc
lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người

đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng
là không thể thiếu nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container
9
(FCL) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở
hoặc chỉ là đại lý.
2.2.6. Người chuyên chở
Trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên
chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và
chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier)
nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu người giao nhận
trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Performing
Carrier). Dù là người chuyên chở gì thì vẫn chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Trong trường hợp này, người giao nhận phải chịu trách nhiệm về hàng hóa
trong suốt hành trình không những về hành vi lỗi lầm của mình mà cả những
người anh ta sử dụng và có thể phát hành vận đơn.
2.2.7. Người kinh doanh vận tải đa phương thức ( MTO/CTO)
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay
còn gọi là "Vận tải từ cửa đến cửa" thì người giao nhận đã đóng vai trò là
người kinh doanh VTĐPT. MTO thực chất là người chuyên chở, thường là
chuyên chở theo hợp đồng và phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa.
Với nhiều chức năng như vậy, người giao nhận thường được coi là
"Kiến trúc sư của vận tải" vì người giao nhận có khả năng tổ chức quá trình
vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm nhất.
3. Các tổ chức giao nhận quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam
3.1. Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận - FIATA
Ngay từ năm 1552, hãng giao nhận đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở
Badiley, Thụy Sĩ, với tên gọi E. Vansai. Hãng này kinh doanh cả vận tải, giao
nhận và thu phí giao nhận rất cao, khoảng 1/3 giá trị của hàng hóa.

11
- Tiểu ban nghiên cứu về kỹ thuật vận chuyển đường ô tô, đường sắt,
đường hàng không…
- Ủy ban về vận chuyển đường biển và vận tải đa phương thức.
- Tiểu ban luật pháp, chứng từ và bảo hiểm.
- Tiểu ban về đào tạo nghề nghiệp.
- Ủy ban về đơn giản hóa thủ tục buôn bán.
- Tiểu ban về hải quan.
Hiện nay nhiều công ty giao nhận của Việt Nam đã trở thành hội viên
hợp tác của FIATA.
3.2. Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam - VIFFAS
Những năm 60 thế kỷ XX, các tổ chức giao nhận quốc tế ở Việt Nam
mang tính chất phân tán. Các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ
chức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã
thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở
các cảng, ga đường sắt liên vận.
Để tập trung đầu mối quản lý, chuyên môn hóa khâu vận tải, giao nhận,
năm 1970 Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Thương mại) đã thành lập hai tổ chức
giao nhận:
- Cục Kho vận kiêm Tổng công ty giao nhận ngoại thương, trụ sở ở
Hải Phòng.
- Công ty giao nhận đường bộ, trụ sở tại Hà Nội.
Năm 1976, Bộ Ngoại thương đã sáp nhập hai tổ chức trên thành lập một
công ty giao nhận thống nhất là Tổng công ty giao nhận và kho vận ngoại
thương (Vietrans). Trong thời kỳ bao cấp, Vietrans là cơ quan duy nhất được
phép tiến hành tổ chức giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác
của các đơn vị xuất nhập khẩu.
Những năm gần đây, kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường
có sự điều tiết của Nhà nước, dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
12

hàng hóa ở một nước gắn liền với sự phát triển vận tải ở nước đó.
Tiền đề cho sự phát triển hoạt động giao nhận vận tải của nước ta là rất
nhiều và có triển vọng cao. Cùng với sự phát triển của đất nước, hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải cũng được Nhà
nước quan tâm phát triển. Hệ thống bến cảng, sân bay, đường quốc lộ trên bộ,
đường sông, đường sắt… được nâng cấp xây dựng mới thường xuyên. Nhà
nước liên tục tiếp nhận khoa học công nghệ mới trong giao nhận vận tải như:
hiện đại hoá hệ thống máy nâng hạ container, cần cẩu, tin học hoá hoạt động
giao nhận vận tải…
Đặc biệt từ khi thi hành chính sách đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được sự tăng trưởng đáng kể với tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm
7,3%, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu hàng năm là 20% và đã tạo nên những điều
kiện cần thiết cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc phát triển trên sẽ
khuyến khích các chủ tàu, môi giới hàng hải, giao nhận và các thương gia về
những cơ hội hoạt động trong xuất nhập khẩu do sự tăng trưởng kinh tế liên
tục mang lại.
Việt Nam nằm trên tuyến đường vận tải quan trọng từ Thái Bình Dương
qua Ấn Độ Dương, từ biển Đông ra Thái Bình Dương nên tiềm năng giao
nhận vận tải biển của Việt Nam rất lớn. Mặt khác, Việt Nam có chiều dài bờ
biển 3.260 km với nhiều vịnh tự nhiên kín gió như: Vũng Tàu, Hạ Long, Cam
Ranh... nên có điều kiện để xây dựng các cảng biển lớn. Hiện cả nước đã xây
dựng được 90 cảng các loại với gần 24.000 mét cầu cảng, 10 khu trung
chuyển tải và 10 triệu m
2
kho bãi. Nhiều cảng biển Việt Nam đã được xây
dựng thành những cảng biển quốc tế quan trọng như cảng Hải Phòng, cảng
Đà Nẵng, cảng Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống cảng khu vực thành phố Hồ Chí
Minh… Để đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải hàng hoá trong nước và quốc
tế, Nhà nước đã có nhiều đề án về phát triển ngành giao nhận vận tải biển:
hiện đại hoá cơ sở vật chất giao nhận vận tải biển, tăng nhanh đội tàu buôn

- Các tổ chức vận tải
Các công ty (hãng) kinh doanh vận tải đường biển, đường hàng không,
đường thủy, đường sắt, đường bộ…
- Các tổ chức dịch vụ có liên quan:
Đại lý hãng tàu. Các công ty giao nhận, kiểm kiện… Dịch vụ xếp/dỡ.
Kho hàng ga, cảng… Người giữ kho để lưu kho hàng hóa. Tổ chức đóng gói
để đóng gói hàng. Công ty bảo hiểm để bảo hiểm hàng hóa. Ngân hàng
thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ…
1.2. Cơ sở pháp lý
• Các văn bản của Nhà nước
Nhà nước Việt Nam đã ban hành khá nhiều các văn bản, quy phạm pháp
luật quy định trách nhiệm giao nhận hàng hóa của các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp nhằm điều chỉnh mối quan hệ phát sinh từ các hợp đồng mua
bán, vận tải, bảo hiểm, giao nhận, xếp dỡ... như:
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 1990.
- Quyết định 2073/QĐVT ngày 6 tháng 10 năm 1991 của Bộ Giao thông
vận tải về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa tại
cảng biển Việt Nam.
- Pháp lệnh Hải quan ngày 20 tháng 2 năm 1990.
- Nghị định 114/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1991 của Hội đồng bộ
trưởng ban hành quy định cụ thể thủ tục hải quan và lệ phí hải quan.
- Bộ luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 26 tháng 12 năm 1991…
• Các luật lệ quốc tế
Các công ước, các định ước, các hiệp ước, các hiệp định, các nghị định
thư, các quy chế… về buôn bán, vận tải, bảo hiểm… mà việc giao nhận bắt
buộc phải phù hợp mới bảo vệ được quyền lợi của chủ hàng.
• Các loại hợp đồng.
• Các tập quán thương mại, hàng hải và luật tập tục của mỗi nước.
16
2. Địa vị pháp lý, quyền hạn nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao

ủy thác.
2.1.2. Đối với các nước theo luật dân sự
Ở những nước có luật dân sự thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ
của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau. Thông thường người
giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc
của người ủy thác, họ vừa là người ủy thác, vừa là đại lý. Đối với người ủy
thác (người nhận hàng hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người
ủy thác, và đối với người chuyên chở thì họ lại là người ủy thác.
Tuy nhiên, thể chế mỗi nước có những điểm khác nhau. Ví dụ, Pháp là
một nước có luật dân sự, ngoài trách nhiệm về các hoạt động giao nhận của
mình, người giao nhận còn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn
hợp đồng vận tải đã ký. Về phương diện này, người giao nhận thường được
coi như người chuyên chở. Khi có trách nhiệm nảy sinh trong việc thực hiện
vận tải thực sự, luật của Pháp cho phép chủ hàng có quyền kiện người giao
nhận hoặc người chuyên chở. Song Đức cũng là một nước có luật dân sự thì
địa vị pháp lý của người giao nhận lại khác. Người giao nhận không chịu
trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng vận tải trừ phi bản thân anh ta trực
tiếp thực hiện vận tải.
Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận (FIATA) đã soạn thảo một bản
mẫu "Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" để các nước tham khảo xây dựng các
điều kiện cho nghành giao nhận của mình, giải thích rõ ràng các nghĩa vụ,
quyền lợi và trách nhiệm của người giao nhận. Nhiều Hiệp hội coi "Điều kiện
kinh doanh tiêu chuẩn" là một trong những phương tiện chủ yếu nhằm duy trì
và nâng cao tiêu chuẩn nghề nghiệp của nghành giao nhận và đã thông qua
"Điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn" cho hội viên của mình làm căn cứ hợp
đồng hoặc đính kèm hợp đồng ký với khách hàng. Những điều kiện này
thường được hình thành phù hợp với tập quán thương mại hay thể chế pháp
18
lý hiện hành ở từng nước. Những nước chưa có điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn thì hợp đồng giữa người giao nhận và khách hàng quy định những

khi kinh doanh vận tải đa phương thức, khi đảm nhận tự vận chuyển hàng
hóa hay nhận bảo quản hàng hóa trong kho của mình.
Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các "Điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn" thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các
quy tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành.
3. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hoá quốc tế
Đối với mỗi phương thức vận tải, đối với mỗi loại hàng hóa khác nhau
thì trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng hóa cũng khác nhau. Ở đây chỉ giới
thiệu trình tự giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển để hiểu hơn về
hoạt động giao nhận hàng hoá quốc tế.
3.1. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng xuất khẩu
3.1.1. Chuẩn bị hàng để giao cho người vận tải
• Chuẩn bị hàng hoá, nắm tình hình tàu:
Nghiên cứu hợp đồng mua bán và L/C để chuẩn bị hàng hoá. Chuẩn bị
các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan. Tiến hàng lưu cước. Lập Bảng
danh mục hàng xuất khẩu gửi hãng tàu.
• Kiểm tra hàng hoá
Về số lượng, trọng lượng, phẩm chất có phù hợp với hợp đồng mua bán
hay không. Xin kiểm nghiệm, giám định, kiểm dịch (nếu cần) và lấy giấy
chứng nhận hay biên bản thích hợp.
3.1.2. Giao hàng cho người vận tải
• Làm thủ tục hải quan
Đăng ký tờ khai hải quan. Tính thuế sơ bộ và ra thông báo thuế. Kiểm
hoá. Tính lại thuế và nộp thuế.
20
• Giao hàng hoá xuất khẩu cho tàu
- Đối với hàng đóng trong container
+ Nếu gửi hàng nguyên container (FCL)
. Người gửi hàng điền và ký Booking note rồi giao lại cho đại diện hãng
tàu để xin ký cùng Bản danh mục hàng xuất khẩu.

(nếu có).
3.2. Trình tự nghiệp vụ giao nhận hàng nhập khẩu
3.2.1. Chuẩn bị trước khi nhận hàng
Nắm thông tin về hàng và tàu, về thủ tục hải quan… Nhận các giấy tờ
như: thông báo tàu đến, B/L và các chứng từ khác về hàng hoá…
3.2.2. Tổ chức dỡ và nhận hàng từ người vận tải
• Đối với hàng nhập đóng trong container
- Đối với hàng nguyên container (FCL)
. Khi nhận được Thông báo hàng đến từ hãng tàu hay đại lý, người nhận
mang B/L gốc đến hãng tàu để lấy D/O và đóng lệ phí.
. Mang D/O đến Hải quan làm thủ tục, nộp thuế nhập khẩu và đăng ký
kiểm hoá.
. Mang bộ chứng từ đến văn phòng quản lý tàu để xác nhận D/O.
. Người nhận hàng mang 2 bản D/O đã có xác nhận của hãng tàu đến bộ
phận kho vận làm phiếu xuất kho và nhận hàng.
- Đối với hàng lẻ (LCL)
. Chủ hàng mang B/L gốc hoặc HB/L đến hãng tàu hoặc đại lý của người
gom hàng để lấy D/O.
. Sau khi xác nhận, đối chiếu D/O thì mang đến thủ kho để nhận phiếu
xuất kho.
. Sau đó mang chứng từ đến kho CFS để nhận hàng.
22
• Đối với hàng nhập thông thường
Hàng nhập không đóng trong container có thể gồm: nguyên tàu, nguyên
hầm tàu hay rời từng lô nhỏ. Việc giao nhận những loại hàng này có thể tiến
hành giữa cảng với tàu, giữa người nhận với tàu hay giao nhận tay ba (tàu,
cảng, người nhận).
- Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược
khai hàng hoá, Sơ đồ hầm tàu.
- Người nhận hàng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu.

nền cho hoạt động giao nhận được diễn ra và là cơ sở để giải quyết các tranh
chấp phát sinh trong hoạt động giữa người giao nhận và các bên liên quan khi
thực hiện hợp đồng.
Hệ thống luật pháp rõ ràng, nhất quán, đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho hoạt
động giao nhận diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được thời gian và chi phí do sự
chồng chéo của các quy định pháp luật.
4.1.2. Môi trường kinh tế
Tình hình kinh tế quốc gia cũng như kinh tế thế giới đều ảnh hưởng đến
hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Các yếu tố kinh tế bao gồm GNP bình
quân đầu người và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, sự thay đổi trong cơ
cấu sản xuất và tiêu dùng, yếu tố lạm phát, yếu tố lãi suất… đều tác động một
cách trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải hàng
hóa quốc tế.
Đặc biệt tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam là yếu tố ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất đến hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế của Việt Nam, bởi giao nhận vận tải hàng
hoá quốc tế là một ngành kinh tế phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hoá. Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế - vận tải - giao nhận thường là mối
quan hệ tỉ lệ thuận. Ngoại thương của đất nước có phát triển, khối lượng hàng
hoá xuất nhập khẩu tăng lên nhu cầu vận chuyển hàng hoá gia tăng thì các
24
doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế cũng có cơ hội
tăng doanh số hoạt động.
4.1.3. Môi trường cạnh tranh
Một trong những thách thức lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp
là phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Hiện nay, tại
Việt Nam có trên 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho vận giao
nhận vận tải thuộc đủ mọi thành phần kinh tế: tư nhân, nhà nước, liên
doanh… đặc biệt là các doanh nghiệp liên doanh với tiềm lực tài chính, sự
hỗ trợ từ công ty mẹ, khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại… là


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status