tăng trưởng kinh tế việt nam thời gian quan có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách - Pdf 10

Đề tài: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian quan có ảnh hưởng
như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và công bằng xã hội. Đưa ra
các khuyến nghị về mặt chính sách.
Bài làm
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền
kinh tế tăng trưởng và phát triển nhưng thường lại có những “tác dụng
phụ” không có lợi cho đông đảo người lao động. Ngay ở các nước có nền
kinh tế phát triển thì cũng chưa có nước nào đạt được sự hài hòa giữa phát
triển kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội. Sự phân hóa giàu nghèo thường
đồng hành với kinh tế thị trường. Do đó, cuộc đấu tranh cho bình đẳng xã
hội, cho sự phát triển bền vững đang là mục tiêu của tất cả nhân loại tiến
bộ trên thế giới.
Dưới góc độ chính sách xã hội, đối với đông đảo người lao động,
khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nói chung luôn luôn có những xu
hướng hy sinh các chính sách xã hội, bỏ qua những văn hóa truyền thống
để tăng trưởng và phát triển. Sự tăng trưởng kinh tế ở việt nam trong
nhiều năm qua cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với vấn đề xóa đói giảm
nghèo và công bằng xã hội cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy
dưới đây em đi tìm hiểu về đề tài: “Tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời
gian quan có ảnh hưởng như thế nào đến vấn đề xóa đói giảm nghèo
và công bằng xã hội. Đưa ra các khuyến nghị về mặt chính sách”.
I. Các khái niệm.
1. khái niệm tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự ra tăng được thể
hiện ở quy mô tốc độ. Quy mô tăng trưởng phản ánh sự ra tăng nhiều hay
ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và
phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Thu nhập bằng giá
trị phản ánh qua các chỉ tiêu và được tính cho toàn thể nền kinh tế hoặc
13
tính bình quân trên đầu người. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản

Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian vừa
qua.Bảng 2.1: tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam từ năm 2000 -2009
Tốc độ tăng trưởng ở Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và
thường tăng qua các năm, ước tính GDP tăng bình quân 7,3%/năm ; GDP
tuyệt đối tăng 2 lần; GDP/ đầu người tăng 3,17 lần và đã vượt ngưỡng
1000 USD . Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất ra tăng đáng kể: đóng
góp của yếu tố vốn vào tăng trưởng GDP đã giảm từ 70%(giai đoạn kế
hoạch 1991 -1995) xuống còn khoảng 52% (giai đoạn 2006 -2010); đóng
góp của yếu tố lao động vào GDP đã tăng từ 16% (giai đoạn kế hoạch
13
1991 - 1995) lên khoảng 20% (giai đoạn 2006 - 2010); đóng góp của yếu
tố tăng trưởng tổng hợp (TFP) đã tăng từ 14% (giai đoạn kế hoạch 1991
-1995) lên khoảng 28% (giai đoạn 2006 -2010) các số liệu trên cho thấy,
hiệu quả quản lý nền kinh tế đất nước được nâng cao trong vòng 20 năm
qua, nền kinh tế đất nước tăng trưởng liên tục và thuộc nhóm “ thị trường
mới nổi” có nhiều tiềm năng; vị trí kinh tế của Việt nam trên trường quốc
tế được nâng cao đáng kể. tuy nhiên thu nhập bình quân của Việt Nam
vẫn ở mức thấp, năm 2008 mới chỉ đạt được 10,88 triệu đồng (giá cố định
1994) tương đương khoảng 1023USD / người / năm, Ở Trung Quốc
2300USD / người gấp trên 2 lần so với Việt Nam, Thái Lan gấp 4,5 lần,
Malaisya gấp 12 lần, Hàn Quốc gấp 23,5 lần… nói chung nên kinh tế việt
nam tăng trưởng nhanh, nhưng ở dưới mức tiềm năng, tăng trưởng chủ
yếu theo chiều rộng dựa vào tài nguyên thiên nhiên, lao đông và gia tăng
vốn. Năng lực cạnh tranh nền kinh tế nước ta còn thấp và chậm được cải
thiện vì vậy nước ta cần phải tạo cho mình một tiềm lực kinh tế vững chắc
thông qua việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế hơn nữa.
2. Sự ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế việt nam đến vấn đề

đến cuối năm 2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ.
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở việt nam đã giảm từ 30%
xuống còn 8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh
và thành phố cơ bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ
nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5 – 10% cho đến năm
2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ
nghèo,đạt tỷ lệ 11% dân số.
Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam dẫn đến kết quả của phần gia tăng
trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ đều cho mọi thành viên
trong xã hội mà lại chỉ thuộc về một nhóm người trong xã hội, do có sự
khác biệt về lợi thế phát triển giữa các nhóm người trong xã hội. Những
người, những chủ thể kinh tế có những lợi thế khác nhau về điều kiện
13
kinh tế, tự nhiên, xã hội, gia đình, cá nhân, họ sẽ được hưởng phần lớn
phần thu nhập gia tăng. Trong khi đó, những người ở thế bất lợi về các
điều kiện nguồn lực thì lại không nhận được sự cải thiện thu nhập.
Điều này thể hiện khá rõ không những trong 1 quốc gia mà kể cả
giữa các nước, các nền kinh tế trên toàn thế giới.
Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh tách biệt
về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Vì vậy nên lợi ích thực
sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với nhóm người chịu thiệt thòi này.
Ở nước ta, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2
lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của các nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng
bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng
tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ
yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp, trình độ
sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối tượng nghèo
mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập cư vào đô thị,
họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức thu nhập thấp

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng việc làm phi nông
nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn; (4) bảo đảm
điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các doanh nghiệp tư nhân ở địa
phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập các hiệp hội kinh
doanh cho các công ty tư nhân, cải thiện khả năng tiếp cận của các công
ty tư nhân đối với đất đai và tín dụng.
Thứ hai là tăng cường các hoạt động hỗ trợ cho người nghèo phát
triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tự vươn lên xóa đói giảm
nghèo. Người nghèo cần được trợ giúp những yếu tố sau đây: hỗ trợ về
vốn để người nghèo có khả năng mở rộng sản xuất nâng cao hiệu quả kinh
tế, hướng dẫn người nghèo làm kinh tế theo mô hình “4 nhà” và thực hiện
có hiệu quả công tác khuyến nông.
13
Thứ ba là tăng cường hoạt động đầu tư cơ sở hạ tậng kinh tế xã hội
cho các xã đặc biệt khó khăn. Việc thiếu cơ sở hạ tầng ở các vùng sâu
vùng xa có thể nói là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao
của các khu vực này. Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó thiết
yếu nhất là xây dựng đường giao thông đi lại đến các xã và đến các thôn
bản; phát triển hệ thống đài truyền thanh xã để phổ biến kinh nghiệm và
công khai các hoạt động của trương trình xóa đói giảm nghèo đến từng
người dân. Nhà nước cần chăm lo về giáo dục, y tế: trước hết cần thanh
toán hiện tượng các xã không có trường tiểu học và tiếp tục mở các
trường phổ thông cơ sở cho các xã vùng cao. Đặc biệt phát triển hệ thống
y tế tuyến xã, xóa bỏ xã trắng y tế, tăng cường thiết bị và bồi dưỡng trình
độ cho cán bộ y tế thôn bản.
Thứ tư là thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác xóa đói giảm
nghèo.(1) tuyên truyền giáo dục cho người dân nhận thức được công tác
xóa đói giảm nghèo là mang lại lợi ích thiết thực của bản thân họ; (2)
nâng cao năng lực cán bộ các cấp chính quyền và đoàn thể, đặc biệt là các
cán bộ xã, thôn bản. (3) thực hiện quy chế dân chủ, công khai hóa toàn bộ

chúng ta đã tạo ra được những thành tựu nhất định về bảo đảm những yêu
cầu cơ bản về phát triển con người, quyền bình đẳng trong xã hội được
coi trọng. Tuy vậy, mô hình này đã dẫn đến sự phát triển rất thấp kém về
mặt kinh tế, một chế độ sở hữu nhà nước và sản xuất không vì mục tiêu
lợi nhuận, về lâu dài đã làm kìm hãm động lực nâng cao hiệu quả và tăng
trưởng kinh tế. Sự bình đẳng và công bằng xã hội được xây dựng trên cơ
sở mức sống thực sự thấp kém, nền kinh tế nói chung và đời sống kinh tế
của nhân dân rất khó khăn. Bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước
chúng ta bước vào thời kỳ cải tổ kinh tế, thực hiện cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa với quan điểm gắn kết đồng thời cả
mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội trong toàn tiến trình phát triển.
13
Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường thường đem lại nền
kinh tế phát triển nhưng dưới góc độ chính sách xã hội, đối với đông đảo
người lao động, khi xây dựng nền kinh tế thị trường, nói chung luôn luôn
có những xu hướng hy sinh các chính sách xã hội, bỏ qua những văn hóa
truyền thống để tăng trưởng và phát triển và thường là trong sự tăng
trưởng ấy, người nghèo, nhóm yếu thế của xã hội ít được hưởng thụ thành
quả của sự tăng trưởng kinh tế, mà ngược lại nhiều khi họ còn bị nghèo
hơn.
Những thành tựu đạt được: về kinh tế tốc độ tăng trưởng đạt mức
cao qua các năm luôn đạt vượt mức kế hoạch đề ra, GDP tăng đáng kể
qua các năm. Tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện rõ nét hơn những
thành quả của tăng trưởng kinh tế. Thông thường, để đo tính chất công
bằng trong phát triển, người ta thường sử dụng ba loại thang đo: (1) – ngũ
phân vị (chia các tầng lớp dân cư làm 5 tầng); (2) – hệ số bất bình đẳng
GINI ( được tính từ 0 đến 1) và (3) - đường cong loren. Ở nước ta, cứ 2
năm một lần, tổng cục thống kê đều tiến hành điều tra và công bố sụ
chênh lệch giàu nghèo theo thang đo thứ nhất. Theo số liệu của tổng cục
thống kê (tháng 12 năm 2007), sự bất bình đẳng trong chi tiêu giữa các

sách, những điều kiện được đào tạo nghề nghiệp để có cơ hội kiếm đươc
việc làm, sự hưởng thụ những dịch vụ xã hội, điều kiện chăm sóc sức
khỏe, chữa bệnh, điều kiện học hành khác biệt cũng đã tạo ra sự bất bình
đẳng xã hội lớn. Độ mở cửa của nền kinh tế, kết quả của toàn cầu hóa và
hôi nhập kinh tế quốc tế ở nước ta có ảnh hưởng khác nhau đến các đối
tượng, nhóm người trong xã hội, nghèo chẳng những không được hưởng
lợi từ tự do hóa thương mại đầu tư mà ngược lại họ còn bị thiệt thòi với
những chính sách đó. Điều này giải thích tại sao nhân dân lao động nhiều
nước luôn luôn phản đối sự toàn cầu hóa và tự do thương mại quốc tế.
13
Xã hội hóa nhưng thực chất là thị trướng hóa nhiều dịch vụ và hoạt
động xã hội. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, từ chỗ Nhà nước muốn
ôm tất cả mọi dịch vụ và hoạt động mang tính phúc lợi xã hội, nay do
không có khả năng và không xuể, Nhà nước chủ trương xã hội hóa các
hoạt động này. Thế nhưng trong cơ chế mới với sự thống trị, chi phối của
đồng tiền, kiểu tiền trao cháo múc đã làm cho nhiều dịch vụ, hoạt động bị
thị trường hóa theo kiểu thuận mua vừa bán. Nhà nước ta tuy có biết
nhưng cũng không thể quản lý được những hoạt động mang tính thị
trường. Và như vậy những người ở nhóm yếu thế, người nghèo, người có
hoàn cảnh khó khăn bị thiệt thòi hoặc không được tiếp cận với các dịch vụ
xã hội, nhất là dịch vụ đắt tiền, tốn kém.
6. Một số khuyến nghị về chính sách với vấn đề công bằng xã
hội.
Thứ nhất là chính sách khuyến khích tăng trưởng kinh tế nhanh,
thông qua việc lựa chọn các mô hình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế đất nước. Hướng nền kinh tế thông qua chính sách nhấn mạnh
vai trò của khu vực tư nhân và sự hỗ trợ tích cực của nhà nước trong
những lĩnh vực cần thiết.
Thứ hai là chính sách đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng nhanh nhưng không gây ra bất bình


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status