Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng - Pdf 32

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................2
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu hiệu
chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh tế là
cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế
nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên
khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế
góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc
sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển................................3
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp
ứng được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước. ....................................3
Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam
được nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và muốn
phát triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng................................3
1. KHÁI QUÁT VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ......................................................................................................................................4
1.1 Tổng quan về tăng trưởng kinh tế .....................................................................................4
1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế..............................................................................4
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế.............................................................................4
1.1.3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế..............................................................................5
1.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng................................................................................7
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế, thể
hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng
duy trì nó trong dài hạn..............................................................................................................7
1.2.2. Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng .............................................................7
2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA....8
2.1. Một số thành tựu đạt được....................................................................................................8
Nước ta hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế được đánh giá là cao trong khu vực. Sau hơn

tình trạng kém phát triển, mà còn làm tiền đề để thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội
khác như giảm thất nghiệp, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách, phát triển giáo
dục, y tế, văn hoá, xóa đói giảm nghèo... Về cơ bản, những thành tựu tăng trưởng đã đến
được với đại bộ phận người dân, thể hiện ở mức tăng về thu nhập và tiêu dùng của tất cả các
nhóm dân cư trong thời gian qua. Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang bộc lộ ngày càng rõ
những lo ngại về chất lượng và sự bền vững của quá trình tăng trưởng, thể hiện dưới các góc
độ: chuyển dịch cơ cấu, hiệu quả của tăng trưởng, và một số khía cạnh về phát triển xã hội.10
KẾT LUẬN................................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................23
LỜI MỞ ĐẦU
2
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo những dấu
hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong đó, tăng trưởng kinh
tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Tăng trưởng kinh tế
nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên
khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng. Đồng thời, tăng trưởng kinh tế
góp phần làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc
sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và
tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn hoá... phát triển.
Ở bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, mục tiêu kinh tế hàng đầu là đạt tốc độ tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định. Trong những năm qua, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững nhằm phù hợp với xu thế kinh tế thế giới và đáp ứng
được yêu cầu phát triển nội tại của nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên hiện nay, xét trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đánh giá, Việt Nam
được
nhận định có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng không cao và muốn phát
triển bền vững Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng.
Vì vậy, em chọn đề tài “Bình luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
trong thời gian qua. Tại sao nói mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình tăng

theo hiện vật và giá trị.
1.1.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bề ngoài của tăng trưởng và
được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng.
4
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.
Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:
y = dY/Y × 100(%),
Trong đó Y là qui mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô
kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP
(hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực
tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng
kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
Hiện tại, có các chỉ tiêu đo lường như:
1. Tổng giá trị sản xuất (GO);
2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP);
3. Tổng thu nhập quốc dân (GNI);
4. Thu nhập quốc dân sản xuất (NI);
5. Thu nhập quốc dân sử dụng (DI);
6. GDP bình quân đầu người.
Tuy nhiên, chỉ tiêu thường được sử dụng nhất và được đánh giá là chính xác
nhất: GDP và GDP/người. Và hiện nay, các nước đang phát triển có nhu cầu và khả
năng đạt tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn các nước phát triển.
1.1.3. Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế
Qua quá trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát
triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng

định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư
bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia
nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ
thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc
gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi....
• Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không
phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư
bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công
nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản
lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát
triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh
học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia
tăng hiệu quả của sản xuất.
6
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
1.2 Tổng quan về chất lượng tăng trưởng
1.2.1. Nghĩa hẹp của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh
tế, thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng
và khả năng duy trì nó trong dài hạn.
1.2.2. Nghĩa rộng của chất lượng tăng trưởng
Chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên
tính chất, sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến
các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội - môi trường.
1.2.3. Phân tích chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp
Chất lượng tăng trưởng kinh tế theo nghĩa hẹp có thể được phân tích trên nhiều
nội dung:
• Phân tích hiệu quả tăng trưởng
• Phân tích cấu trúc đầu vào của tăng trưởng
• Phân tích cấu trúc tăng trưởng theo ngành

lạc hậu, với mức thu nhập bình quân đầu người rất thấp và có nhiều người trong diện
nghèo đói. Đường lối đổi mới và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nhiều
cơ hội việc làm cho người lao động, dẫn đến nâng cao thu nhập cho người dân. Tốc độ
tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam trong giai đoạn 1990 - 2002 đạt
trung bình 5,2%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 của người dân Việt Nam đã
đạt 820 USD/năm. So với năm 1995, mức thu nhập bình quân đầu người hiện nay của
Việt Nam đã tăng khoảng 2,8 lần.
• Tỷ lệ nghèo đói có xu hướng giảm mạnh. Trên cơ sở kinh tế tăng trưởng
nhanh, mức độ nghèo đói của dân cư giảm mạnh. Năm 2006, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt
Nam là 18,1% (tính theo chuẩn nghèo quốc tế) và được thế giới đánh giá là thành công
trong việc chống nghèo đói.
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam tăng lên đáng kể. Nhờ chú
trọng giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, hạn chế tỷ lệ sinh, nên chỉ số phát triển
con người của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Năm 2006, HDI của Việt Nam đạt
0,709, cao hơn nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
8
Tiểu luận Kinh Tế Phát Triển
• Đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân ngày càng được cải thiện. Đến
nay ở Việt Nam có 89,4% xã đã có điện, 94,6% xã có đường trải nhựa, 98,9% xã có
trường tiểu học và 99% các xã có trạm y tế. Nhiều mục tiêu đề ra đã đạt được hoặc
vượt mức như tỷ lệ chết ở trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 2,1%, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ
em dưới 5 tuổi còn 25%, tỷ lệ thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng đạt 79,8%. Tuổi thọ
của người dân (năm 2006) đạt 71,3 tuổi. Phần lớn người dân Việt Nam đã có những
tiện nghi tối thiểu cho sinh hoạt hằng ngày như điện, nước sạch, ti vi... Tỷ lệ hộ dân
có phương tiện đi lại bằng xe máy, ô-tô và sử dụng các phương tiện sinh hoạt cao cấp
như điện thoại di động, máy tính cá nhân,... ngày càng có xu hướng tăng nhanh.
• Cơ cấu kinh tế có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng hiện đại hóa. Nếu năm
1990, ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tới 38,7% GDP, thì đến năm 2006 giảm
còn 20,4%. Trong khi đó, các ngành công nghiệp và xây dựng ngày càng chiếm tỷ
trọng lớn, tăng tương ứng từ 22,7% lên 41,5%. Ngành dịch vụ duy trì khá ổn định ở


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status