quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triểncủa lực lượng sản xuất với việc phân tích tính tất yếu của nền kimh tế hàng hóa nhiều thành phần ở việt nam - Pdf 10

Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
LỜI NÓI ĐẦU
Sau đại hội toàn quốc lần thứ IX,tiếp tục đường lối được đề ra từ đại hội
XI của đảng chúng ta bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ “đẩy nhanh
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” định hướng phát triển nhằm mục
tiêu “ xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ ,văn minh”
Không phải ngẫu nhiên,việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất là một trong
những nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới CNXH mà chúng ta đang
tiến hành hôn nay.
Để phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động ,xây dựng chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất ,xây dựng kiểu xã hội mới –xã hội xã hội
chủ nghĩa .Trong thời kỳ quá độ thì nền kinh tế cũng có tính chất quá độ .
Đặc điểm cơ bản nhất xuyên suốt và bao trùm trong thời kỳ quá độ là sự tồn
tại nền kinh tế nhiều thành phần , đây là do quy luật quan hệ sản xuất phù
hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất qui định .
Do vậy vấn đề quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất là một trong những vấn đề nan giải mà chúng ta cần quan
tâm giải quyết .Việc thực hiện thắng lợi của CNXH ở nước ta một phần phụ
thuộc vào việc có vận dụng tốt quy luật này hay không .
1
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48

I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua các hình thái kinh tế- xã hội từ trước tới nay ,quy luật về sự

xuất. Để phân tích rõ hơn vấn đề này, tôi chọn đề tài : “Quy luật Quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triểncủa Lực lượng sản xuất với việc
phân tích tính tất yếu của nền kimh tế hàng hóa nhiều thành phần ở
Việt Nam” làm đề tài cho tiểu luận môn triết Triết học.Bài tiểu luận này
được hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của cô: TS. NGHIÊM THỊ CHÂU GIANG

Em xin chân thành cảm ơn !

3
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Nội dung Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất trình độ phát triển
của Lực lượng sản xuất.
a.Lực lượng sản xuất .
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất là năng lực thực tiễn cải
biến giơi tự nhiên của con người nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống của mình.
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản
xuất, trong đó “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công
nhân, là ngươi lao động”. Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao
động sản xuất, với sức mạnh và kỹ năng lao động của mình ,trước hết là
công cụ lao động ,tác đông vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật
chất .
Người lao động là người có tri thức, kinh nghiệm, sức lao động, kỹ năng lao
động.
Cùng với người lao động là công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ
bản của Lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất.
Công cụ lao động do con người sang tạo ra, là “sức mạnh tri thức đã được
vật thể hóa”, nó nhân sức mạnh của con người trong quá trình lao động sản

hình thức xã hội của sản xuất;giữa ba mặt của Quan hệ sản xuất thống nhất
với nhau ,tạo thành mộy hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận
động phát triển không ngừng của Lực lượng sản xuất.
Trong ba mặt của Quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu là quan
hệ xuất phát ,quan hệ cơ bản, đặc trưng cho quan hệ sản xuất trong xã hội.
5
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định về quan hệ tổ chức quản lý
sản xuất,quan hệ phân phối sản phẩm cũng như các quan hệ khác .
Lịch sử phát triển của nhân lọai đã chứng kiến có hai hình thức sở hữu
về tư liệu sản xuất: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân .Quan hệ tổ chức
và quản lý sản xuất trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất, điều khiển quá
trình sản xuất.Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của quá trình
sản xuất. Khi quan hệ quản lý không phù hợp quan hệ sở hữu làm biến dạng
quan hệ sở hữu.Quan hệ về phân phối sẩn phẩm do quan hệ sở hữu về tư
liệu sản xuất và quan hệ tổ chức quản người lý chi phối, song nó cũng tác
động kích thích trực tiếp đến thái độ của người lao động sản xuất,và do đó
có thể thức đẩy hoặc kìm hãm sản xuất phát triển.
c.Phương thức sản xuất .
Phương thức sản xuất là cách con người thực hiện quá trình sản xuất
vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người.
mỗi xã hội dặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định.Sự thay thế
kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát
triển xã hội loài người từ thấp đến cao.Còn theo kết cấu thì phương thức sản
xuất chính là sự thống nhất giữa Lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định
với Quan hệ sản xuất tương ứng .
d. Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức
sản xuất,chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một

cho Quan hệ sản xuất từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp, trở thành
xiềng xích của Lực lượng sản xuất, kìm hãm Lực lượng sản xuất phát triển.
Như vậy yêu cầu khách quan của sự phát triển Lực lượng sản xuất tất yếu
dẫn tới thay thế Quan hệ sản xuất cũ bằng Quan hệ sản xuất mới phù hợp
với trình độ phát triển mới của Lực lượng sản xuất để thúc đẩy Lực lượng
7
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
sản xuất tiếp tục phát triển. Và phương thức sản xuất mới ra đời. Nhưng rồi
quan hệ sản xuất mới dần lại trở nên không còn phù hợp với Lực lượng sản
xuất đã phát triển hơn nữa; sự thay thế phương thức sản xuất nước mới lại
diễn ra.
Lực lượng sản xuất quyết định Quan hệ sản xuất, nhưng Quan hệ sản
xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của
Lực lượng sản xuất . Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất tác
động đến thái dộ của con người trong lao động, đến phát triển và ứng dụng
khoa học công nghệ …và do đó tác động đến sự phát triển của Lực lượng
sản xuất.
Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng sản
xuất là động lực thúc đẩy cho Lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại,
Quan hệ sản xuất lỗi thời lạc hậu hoặc tiên tiến một cách giả tạo so với trình
độ phát triển của Lực lượng sản xuất. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn
giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất không phải đơn giản. Nó phải
thông qua nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người ,trong xã hội có
giai cấp phải thông qua cách mạng xã hội.
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của Lực
lượng sản xuất là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử
nhân loại. Sự thay thế phát triển của lịch sử nhân loại qua các chế độ XH từ
thấp đến cao là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất

phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Năm 1993, sau khi ban hành Nghị định
60/HĐBT đã có khoảng 900.000 cá nhân, nhóm kinh doanh được cấp đằng
ký thaeo loại hình đơn vị có vốn dưới mức pháp định. Cuối năm 2001 có
hơn 30.000 doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo luật Doanh Nghiệp.
9
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
+) Kinh tế tư bản Nhà nước: Là thành phần kinh tế mà chủ thể là các
nhà Tư bản và Nhà nước cùng góp vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 1998, sau khi Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài, Việt
Nam đã có 3 dự án đầu tư được cấp phép dưới hình thức doanh nghiệp 100%
vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh giữa Việt Nam với nước
ngoài với tổng số vốn đăng ký là 366 triệu USD, chỉ riêng năm 1995 có 404
dự án với 6,6 tỷ USD vốn đăng ký. Đến tháng 12 năm 2000, số dự án được
cấp giấy phép lên tới 3.112 dự án với vốn đăng ký ;là 43,16 tủ USD.
+) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Nghị quyết đại hội IX đã căn
cứ vào điều kiện thực tiễn của nền kinh tế đã đưa thêm thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục đích khai thác những tiềm nằng, lợi thế so
sánh và các nguồn lực từ phía cá đối tác bên ngoài nhằm thúc đẩy quá trình
phát triển kinh tế đất nước.
Hoạt động đầu tư nước ngoài diễn biến khá sôi động trong năm 1998.
Cuối năm 2000 cả nước có khoảng 3.000 dự án của hơn 700 doang nghiệp
thuộc 62 nước và lãnh thổ với tổng vốn đăng ký là 36 tỷ USD, vốn thực hiện
16,89 tỷ USD ( chưa tính đến liên doanh dầu khí Vietsopetrol ), hoạt động
đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách 1,52 tỷ USD, tạo 21,6 tỷ hàng hóa xuất
nhập khẩu, giải quyết việc làm cho 32 vạn lao động trực tiếp và 1 triệu lao
động gián tiếp.
b. Tính tất yếu khách quan của nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần
trong thời kỳ quá độ.
Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào cũng có phương thức sản

+) Thứ ba: Để phát triển kinh tế, củng cố Kinh tế - Chính trị - Xã hội,
Nhà nước xây dựng những cơ sở kinh tế mới, hình thành thành phần kinh tế
Nhà nước . Mặt khác, trong điều kiện quốc tế hóa đời sống kinh tế thông qua
11
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
hợp tác và đầu tư nước ngoài, Nhà nước cùng các nhà Tư bản, công ty trong
và ngoài nước hình thành kinh tế Tư bản Nhà nước.
c. Vai trò của cơ cấu kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
Tính tích cực của nền kinh tế nhiều thành phần biểu hiện qua các khía
cạnh:
+) Có khả năng khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả sứ mạnh
tổng hợp của các thành phần kinh tế trong nước, tận dụng vốn và công nghệ
của nước ngoài. Do đó phát huy được cả nội lực và ngoại lực.
+) Giải quyết phần lớn công an việc làm cho nhân dân, phát triển làng
nghề truyền thống, tận dụng vốn và nhân công nhàn rỗi có hiệu quả, phát
huy thế mạnh vốn có của con người Việt Nam, đẩy mạnh phát triển Lực
lượng sản xuất.
+) Tạo ra sự đa dạng về quy mô và trình độ kỹ thuật phù hợp với hiển
trạng về cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật của nước ta. Tạo sự liên kết, liên
doanh với nước ngoài với chiều hướng có lợi hơn.
+) Khi các thành phần kinh tế đều phát huy thế mạnh, hoạt động tích
cực làm cho năng suất lao động phát triển, từ đó nhanh chóng tăng cừơng
kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân.
Là bước khởi đầu, đặt nền móng cho thời kỳ quá độ với cơ sở vật chất
kỹ thuật chắc chắn để đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên
CNXH bỏ qua giai đoạn Chủ nghĩa tư bản.
Kết quả thực tế công cuộc đổi mới từ 15 năm đã cho thấy mặt tích cực
của cơ chế kinh tế nhiều thành phần là rất to lớn. Việt Nam từ một nước

Với cách nhìn đó thì chế độ công hữu Xã hội chủ nghĩa được xác lập
như một tất yếu khách quan bởi sự phù hợp giữa Quan hệ sản xuất với tính
chất và trình độ cao của Lực lượng sản xuất.
13
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
Nhìn trên góc độ khác, trong mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và
định hướng Xã hội chủ nghĩa, có thể thấy rằng kinh tế thị trường biểu thị nổi
bật như phương thức vận động của Lực lượng sản xuất, còn định hướng Xã
hội chủ nghĩa thể hiện như Quan hệ sản xuất cần đạt tới phương thức vận
động của đó
Chủ nghĩa Xã hội cũng có thể hiểu đó là một nền tảng kinh tế xã hội
được dựa trên chế độ đổi mới thực hiện được ý tưởng cao đẹp do lịch sử
giao phó là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh với ý nghĩa đích thực
của nó. Có lẽ do quy luật này mà Đảng ta khẳng định tính nguyên tắc của
phát triển Kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
14
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
III/ KẾT LUẬN.
Rõ ràng Quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển
của Lực lượng sản xuất là một quy luật kinh tế cơ bản, phổ biến, chi phối
mọi phương thức sản xuất, không loại trừ một quốc gia , một dân tộc nào.
Điều đó, đòi hỏi chúng ta muốn phát triển kinh tế đất nước thì phải nhận
thức đúng để hoạt động phù hợp với quy luật khách quan.
Ở nước ta trong cơ chế tập trung ,quan liêu ,bao cấp trước đây, đã có
lúc chúng ta tưởng rằng có thể thiết lập được một quan hệ sản xuất cao hơn
đi trước mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Song kết quả diễn ra
lại trái với mong muốn của chúng ta. Đó là Lực lượng sản xuất không phát
triển, tình trạng trì trệ kéo dài, hàng hóa sản xuất ra kém chất lượng, giá

trường vừa vận động theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Khi đó chúng ta
phải coi các thành phần kinh tế đều là “ đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước
pháp luật; hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Lấy việc nâng cao hiệu quả
kinh tế làm mục tiêu hàng đầu trong công cuộc khuyến khích phát triển các
thành phần kinh tế. Chủ động đổi mới, phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể. Đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân. Thực hiện công bằng tiến bộ Xã hội ngay trong từng chính sách phát
triển kinh tế. Tăng cường hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước nhằm
phát huy những mặt tích cực, ngăn ngừa tiêu cực trong cơ chế thị trường.
Mở rộng các mối quan hệ quốc tế hội nhập khu vực, nhưng đảm bảo tính độc
lập tự chủ của quốc gia. Đó là những điều kiện quan trọng cho sự phát triển
của mỗi thành phần kinh tế cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
16
Tiểu luận triết học Đỗ Thị Hiền
Lớp QTKD Thương Mại B-Khóa48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Giáo trình triết học Mac – Lênin ( NXB Chính trị Quốc gia )
• Giáo trình Kinh tế chính trị ( NXB Chính trị Quốc gia )
• Tạp chí nghiên cứu kinh tế
• Tạp chí cộng sản
• www.chungta.com
• www.cpv.org.vn
17


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status