Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ &Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp - Pdf 10

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
MỞ ĐẦU
Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá nền kinh tế, hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà
ngày càng được mở rộng thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trên thị trường thế
giới. Hoạt động xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại đối
với bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia
khai thác được lợi thế của mình trong phân công lao động quốc tế, tạo nguồn thu ngoại
tệ quan trọng cho đất nước, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đặc biệt là tạo công ăn việc
làm cho người lao động.
Đối với Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc để thực hiện
thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Có đẩy mạnh xuất
khẩu, mở cửa nền kinh tế Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội và ổn định đời sống nhân dân.
Từ đặc điểm nền kinh tế là một nước nông nghiệp với dân số chủ yếu tham
gia vào hoạt động nông nghiệp, Việt Nam đã xác định nông sản là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng nhằm tạo nguồn thu ban đầu cực kỳ cần thiết cho phát triển kinh tế
đất nước. Chính vì vậy nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích sự tham
gia của các Công ty trong lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản. Mặt hàng nông sản là
một trong những mặt hàng được Công ty Sản xuất-Dịch vụ và Xuất nhập khẩu
Nam Hà Nội (HAPRO) chú trọng trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình.
Với định hướng trên cùng nhận thức : Trong quy trình hoạt động xuất khẩu,
tạo nguồn và mua hàng là khâu cơ bản mở đầu và hết sức quan trọng đem lại thắng
lợi cho hoạt động xuất khẩu; sau một thời gian thực tập tại Công ty, tôi đã chọn đề
tài: “Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty Sản xuất-Dịch vụ
&Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (HAPRO) – Thực trạng và giải pháp”. Tôi hy
vọng sử dụng được những kiến thức đã học ở trường kết hợp với tình hình hoạt
động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu thực tế của Công ty để có thể học
hỏi, nghiên cứu và đóng góp một số ý kiến bổ ích cho hoạt động xuất khẩu nông
1

đơn vị, một địa phương, một vùng đều là nguồn hàng cho xuất khẩu mà chỉ có
phần hàng hoá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu mới là nguồn hàng cho xuất khẩu.
1.1.1.2 Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu
Phân loại nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp là việc phân chia, sắp
xếp các hàng hoá có được từ hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu theo
các tiêu thức cụ thể riêng biệt để doanh nghiệp có chính sách, biện pháp thích hợp
nhằm khai thác tối đa lợi nhuận của mỗi loại nguồn hàng.
Các nguồn hàng cho xuất khẩu của doanh nghiệp có thể phân loại dựa trên
các tiêu thức sau:
a. Theo khối lượng hàng hoá mua được:
Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:
- Nguồn hàng chính : Là nguồn hàng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng khối
lượng hàng hoá mà doanh nghiệp mua về để cung ứng cho khách hàng trong kì.
Đối với nguồn hàng chính, nó quyết định khối lượng hàng hóa của doanh nghiệp
mua được, nên phải có sự quan tâm thường xuyên để bảo đảm sự ổn định của
nguồn hàng này.
3
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
- Nguồn hàng phụ, mới: Đây là nguồn hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong trong khối
lượng hàng mua được. Khối lượng mua từ nguồn hàng này không ảnh hưởng tới
doanh số bán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần chú ý khả năng phát
triển của nguồn hàng này và nhu cầu thị truờng quốc tế đối với mặt hàng, cũng như
những thế mạnh khác của nó để phát triển trong tương lai.
- Nguồn hàng trôi nổi : Đây là nguồn hàng mua được trên thị trường của đơn vị
tiêu dùng hoặc đơn vị kinh doanh bán ra. Đối với nguồn hàng này cần xem xét kỹ
chất lượng hàng hoá, cũng như nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá, giá cả hàng hoá,.
Nếu có nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể mua để tăng thêm
nguồn hàng cho doanh nghiệp.
b. Theo nơi sản xuất ra hàng hoá :
Theo tiêu thức này, nguồn hàng của doanh nghiệp chia thành:

Theo tiêu thức này nguồn hàng của doanh nghiệp được chia thành:
- Nguồn hàng tự sản xuất, khai thác: Đây là nguồn hàng do chính doanh
nghiệp tổ chức bộ phận (xưởng, xí nghiệp…) tự sản xuất, tự khai thác ra hàng hoá
để đưa vào kinh doanh.
- Nguồn liên doanh, liên kết: Doanh nghiệp liên doanh, liên kết với đơn vị
khác có thế mạnh cùng để khai thác, sản xuất, chế biến ra hàng hoá và đưa vào
xuất khẩu.
- Nguồn đặt hàng và mua: Đây là nguồn hàng doanh nghiệp đặt hàng với
các đơn vị sản xuất trong nước hoặc xuất nhập khẩu, ký kết hợp đồng và mua về
cho doanh nghiệp để cung ứng cho thị trường quốc tế v.v…
- Nguồn hàng của đơn vị cấp trên: Trong cùng một hãng (tổng công ty) có
các công ty trực thuộc (cấp dưới), nguồn hàng được điều chuyển từ đơn vị đầu mối
về các cơ sở xuất khẩu.
5
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
- Nguồn hàng nhận đại lý: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng đại lý cho các
hãng, doanh nghiệp sản xuất ở trong nước, hoặc các hãng nước ngoài. Nguồn hàng
này là của các hãng khác, doanh nghiệp nhận đại lý chỉ được hưởng đại lý theo
thoả thuận với số hàng bán được.
- Nguồn hàng ký gửi: Doanh nghiệp có thể nhận bán hàng ký gửi của các
doanh nghiệp sản xuất, các hãng nước ngoài, các tổ chức và cá nhân.Doanh nghiệp
được hưởng tỷ lệ ký gửi so với doanh số bán hàng.
Ngoài các tiêu thức trên, nguòn hàng của doanh nghiệp còn được phân loại
theo một số tiêu thức khác nhau: theo chất lượng hàng hoá (tính chất kỹ thuật cao,
trung bình, thông thường); theo thời gian (nguồn hàng đã có, chắc chắn có, sẽ có);
theo sự tín nhiệm (lâu dài, truyền thống, mới, không có quan hệ trước).
1.1.1.3 Vai trò của nguồn hàng xuất khẩu
Đối với doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh xuất khẩu thì nguồn hàng xuất
khẩu đóng một vai trò vô cùng quan trọng, được thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Nguồn hàng là một điều kiện của hoạt động kinh doanh. Với doanh

nghiệp có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn chương trình kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Nguồn hàng tốt còn giúp cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp
thuận lợi. Bởi vì, khi đó hàng hoá sẽ được bán ra có chất lượng tốt, phù
hợp với yêu cầu của khách hàng về số lượng, thời gian và địa điểm giao
hàng. Điều này khiến cho doanh nghiệp bán được hàng nhanh, đẩy
nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hoá, cung ứng hàng diễn ra liên tục, tránh
đứt đoạn. Mặt khác, nó còn hạn chế bớt được tình trạng thừa, thiếu,
hàng ứ đọng, chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất, không bán được.
Tất cả những điều trên sẽ giúp cho doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, có
tiền bù đắp chi phí kinh doanh, có lợi nhuận để phát triển và mở rộng
kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động và thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
1.1.2 Hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
7
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
 Khái niệm tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản
xuất, kinh doanh cho đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng,
thực hiện hợp đồng nhằm tạo ra hàng hoá có những tiêu chuẩn cần thiết cho xuất
khẩu.
 Hình thức của hoạt động tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
* Liên doanh, liên kết tạo nguồn hàng
Đối với các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh, việc có sẵn các cơ sở sản
xuất kinh doanh nhưng do điều kiện thiếu vốn, thiếu nguyên nhiên vật liệu, kỹ
thuật, thiếu cơ sở tiêu thụ sản phẩm… làm cho các doanh nghiệp không nâng cao
được chất lượng và sản lượng mặt hàng. Doanh nghiệp có thể lợi dụng ưu thế của
mình về vốn, về nguyên vật liệu hoặc thị trường tiêu thụ, cùng với các doanh
nghiệp khác liên doanh, liên kết để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sản
lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Liên doanh, liên

hoá nhằm có được hàng hoá xuất khẩu.
Do đó, mua hàng xuất khẩu là khâu kế tiếp tạo nguồn hàng xuất khẩu
 Hình thức hoạt động mua hàng cho xuất khẩu
* Mua theo đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế ký trước
Để có hàng hoá, dựa vào mối quan hệ kinh doanh và các nguồn hàng sẵn có,
hoặc chào hàng của người cung cấp, doanh nghiệp phải đặt hàng với các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đơn hàng là yêu
cầu cụ thể về loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần mua để đảm bảo nguồn hàng
cung ứng cho các khách hàng.
Đối với loại hàng hoá có nhiều quy cách, cỡ loại, nhiều dạng, kiểu, màu sắc,
cách đóng gói khác nhau thì đơn hàng là bản phụ lục hợp đồng để hai bên mua bán
ký kết và thực hiện việc giao nhận.
9
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
Mua hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và thực hiện việc giao nhận hàng
có chuẩn bị trước, có kế hoạch trong hoạt động kinh doanh. Hình thức mua hàng
này giúp cho doanh nghiệp ổn định được nguồn hàng, có nguồn khá chắc chắn để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp cần quan tâm, theo dõi, kiểm tra,
giúp đỡ và hợp tác chặt chẽ với đơn vị nguồn hàng để thực hiện đúng hợp đồng đã
ký.
* Mua hàng không theo hợp đồng
Trong quá trình kinh doanh, tìm hiểu thị trường, nguồn hàng, có những loại
hàng hoá doanh nghiệp kinh doanh, có nhu cầu của khách hàng, có thể mua hàng
không theo hợp đồng ký trước bằng quan hệ hàng – tiền, hoặc trao đổi hàng –
hàng. Đây là hình thức mua đứt, bán đoạn và mua hàng trôi nổi (vẵng lai) trên thị
trường. Với hình thức mua hàng này, người mua phải có trình độ kỹ thuật và
nghiệp vụ mua hàng thông thạo, phải kiểm tra kỹ số lượng, chất lượng hàng hoá và
nếu có thể phải xem xét nguồn gốc hàng hoá để bảo đảm hàng mua về có thể bán
được.
* Mua qua đại lý

hoạt động tạo nguồn và mua hàng cho xuất khẩu.
Mặt khác, doanh nghiệp chủ động được nguồn hàng sẽ chủ động được hoạt
động kinh doanh của mình. Nếu quá trình tạo nguồn và mua hàng tốt, có hiệu quả
sẽ đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng hàng hoá,
mở rộng quy mô xuất khẩu, từng bước tăng trưởng và phát triển, nâng cao được uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó đáp ứng nhu cầu không chỉ của một hay
một số thị trường nhỏ hẹp nào đó mà còn đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường
khác với những đơn hàng có giá trị lớn, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp
mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, duy trì sự ổn định và tăng trưởng cao.
Ngược lại, nếu doanh nghiệp tổ chức hoạt động tạo nguồn và mua hàng không tốt
sẽ không đảm bảo được yêu cầu của khách hàng. Điều đó sẽ làm cho doanh nghiệp
mất dần đi bạn hàng và thị trường. Vì vậy, không ngừng hoàn thiện hoạt động tạo
11
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
nguồn và mua hàng xuất khẩu là một vấn đề quan trọng hàng đầu của các doanh
nghiệp.
1.2 Tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu
1.2.1.1 Đặc điểm chung của mặt hàng nông sản
- Các mặt hàng nông sản thường là những hàng hóa thiết yếu đối với đời
sống và sản xuất của mỗi quốc gia. Nó là một trong những mặt hàng có
tính chiến lược bởi vì đại bộ phận việc mua bán hàng nông sản quốc tế
được thực hiện thông qua hiệp định giữa các Chính phủ, mang tính dài
hạn. Cho nên đa số các nước trên thế giới đều trực tiếp hoạch định các
chính sách can thiệp vào sản xuất, xuất khẩu lương thực và nước nào
cũng quý trọng chính sách dự trữ quốc gia và bảo hộ nông nghiệp, coi an
ninh lương thực là vấn đề cấp bách.
- Quá trình sản xuất, thu hoạch, buôn bán hàng nông sản mang tính thời vụ
bởi vì các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển theo quy luật sinh vật
nhất định. Mặt khác, do sự biến thiên về điều kiện thời tiết - khí hậu, mỗi

- Chủng loại hàng nông sản hết sức phong phú đa dạng, chất lượng của
một mặt hàng cũng rất phong phú. Hàng nông sản được sản xuất ra từ các
địa phương khác nhau, với các yếu tố về địa lý, tự nhiên khác nhau, mỗi
vùng, mỗi hộ, mỗi trang trại có phương thức sản xuất khác nhau với các
giống nông sản khác nhau. Vì vậy, chất lượng hàng nông sản không có
tính đồng đều, hàng loạt như sản phẩm công nghiệp, do đó vấn đề quản
lý chất lượng sản phẩm phải được quan tâm trong hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu hàng nông sản
- Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xuất khẩu hàng nông sản
và cũng nhập khẩu hàng nông sản do điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ
nhưỡng ở các quốc gia là khác nhau. Do đó, mỗi quốc gia lại có mặt hàng
nông sản đặc trưng. Tuy nhiên, để phát huy lợi thế tương đối thì thông
thường các nước chậm phát triển và đang phát triển là những nước xuất
khẩu hàng nông sản chủ yếu, hoạt động xuất khẩu hàng nông sản có tầm
ý nghĩa chiến lược đối với các quốc gia này. Song do công nghệ chế biến
13
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
thu hái còn lạc hậu nên sản phẩm chủ yếu ở dạng thô hay chỉ qua sơ chế
nên giá trị xuất khẩu chưa cao.
1.2.1.2 Đặc điểm của một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính.
Để đảm bảo yêu cầu xuất khẩu, các mặt hàng nông sản cần có các tiêu
chuẩn sau:
 Gạo
Gạo được hiểu là phần còn lại của hạt thóc sau khi đã tách bỏ các vỏ trấu,
một phần hay toàn bộ cám và phôi. Tùy theo kích thước, hình dạng hạt gạo, tỷ lệ
gạo tấm, gạo được phân thành: hạt rất dài, hạt dài, hạt trung bình, hạt ngắn. Về mặt
cảm quan, gạo phải có mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại gạo. Về mức xát thì
tùy thuộc vào thỏa thuận của hợp đồng mua bán có thể chia ra: xát rất kỹ, xát kỹ,
xát bình thường. Về tiêu chuẩn vệ sinh, các tiêu chuẩn thường đề cập đến là: dư
lượng hóa chất, vi nấm, côn trùng. Về cách bao gói, bảo quản và vận chuyển:

 Cách bao gói, vận chuyển bảo quản:
Bao gói: lạc hạt, lạc quả phải được đựng trong bao gói bền, sạch, khô. Bao
gói không có mùi lạ ảnh hưởng đến chất lượng, không có hiện tượng nhiễm bẩn và
nấm mốc. Lạc được đóng chặt, không lỏng, miệng bao xếp bằng nhau, mép gấp hai
lần, được khâu kín bằng dây khâu bền chắc, khô sạch.
Bảo quản: kho bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, độ ẩm không khí tương
đối được 70%. Lạc có thể bảo quản ở hai hình thức: đóng bao hoặc lạc đổ rời. Thời
hạn bảo quản đối với lạc vỏ không quá 12 tháng, đối với lạc hạt không quá 6 tháng.
Vận chuyển: phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, khô, có điều kiện che
mưa che nắng.
 Chè:
Chè thường được chia thành 2 loại chính là chè xanh và đen: Chè xanh là
chè sau khi làm héo được duyệt men, sau đó đem sao sấy.Chè đen là chè sau khi
làm héo thường được lên men bằng phòng lạnh với điều kiện nhiệt độ thích hợp rồi
mới đem sao sấy.
15
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
Tuỳ theo các chỉ tiêu cảm quan về ngoại hình, màu nước pha, mùi, vị, chè
xanh và chè đen lại được phân thành nhiều loại khác nhau: OP, P, FBOP, PS, BPS,
F, DUST.
Mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu được đánh giá qua hệ số quan trọng và
được trình bày trong bảng sau:
Tên chỉ tiêu
Hệ số quan trọng
Theo % Bằng số
1. Ngoại hình
2. Màu nước pha
3. Mùi
4. Vị
25

và một số yếu tố vi lượng khác. Đặc biệt rau quả còn có những chất xơ, giúp cho
bộ máy tiêu hoá hoạt động dễ dàng. Đối với rau quả, độ tươi được đánh giá rất cao,
tiếp theo là hương vị, hình dáng, màu sắc của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng như các
mặt hàng nông sản khác, thời hạn sử dụng và chất lượng rau quả phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện thời tiết bên ngoài. Do đó để đảm bảo chất lượng rau quả cho xuất
khẩu, cần có hình thức bảo quản hợp lý, tuỳ theo từng mặt hàng, cụ thể:
- Bảo quản trên điều kiện thường: nghĩa là không bảo quản lạnh hoặc bất kỳ
cách xử lý nào khác ngoài hệ thống thông gió. Loại kho này thường dùng
cho: khoai tây, cà rốt, củ cải, cải bắp, chuối quả, chuối buồng…
- Bảo quản lạnh: kho lạnh phải đạt tiêu chuẩn, trần và sản nhà đều phải cách
nhiệt tốt.
- Bảo quản bằng điều chỉnh khí quyển: Phòng kho phải kín lạnh hoặc không
lạnh, có hệ thống thông gió và cung cấp các khí oxy, nitơ, cacbonic, với
thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm các khí này một cách tự động. Phương pháp này
áp dụng cho táo, lê, măng tây, cải bắp, xà lách…
- Ngoài ra còn bảo quản rau quả tươi bằng các hoá chất được phép sử dụng,
trong đó có chất chống thối, mốc, chống nảy mầm…
• Riêng đối với rau quả chế biến, có thể chia thành các nhóm sau:
- Sơ chế
- Đông lạnh: tất cả các loại rau quả đều có thể sắt miếng cho vào bao bì
thích hợp, bảo quản đông lạnh trong thời gian dài, vận chuyển đi xa.
- Sấy khô: sấy bằng không khí nóng, với các sản phẩm đặc trưng là táo,
chuối, mận, nhãn, vải … Sấy thăng hoa áp lực cao có thể áp dụng đối với
hầu hết các loại rau quả.
- Sản phẩm muối: muối mặn và muối chua, dùng cho ngô, hành kiệu, chanh,
cà, dưa chuột…
17
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
• Bao bì: Bao bì đóng gói rau quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Bảo vệ tốt các sản phẩm trước tác động của môi trường

Ngoài ra, do đặc tính tươi sống và chịu tác động lớn của điều kiện tự nhiên
của mặt hàng nông sản , trong quá trình bảo quản cần có hệ thống kho bãi đủ tiêu
chuẩn quy định về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…; đồng thời cũng cần có cách bao
gói, chồng xếp hợp lý. Cũng do đặc tính trên của hàng nông sản , các phương tiện
vận chuyển cũng cần có những tiêu chuẩn nhất định như: phải khô sạch, không
nhiễm bẩn, không có mùi vị lạ, không nhiễm thuốc sâu, hoá chất, xăng dầu…
Mặt khác, do dự phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng của mặt
hàng nông sản việc phân loại hàng nông sản phải dựa vào rất nhiều chỉ tiêu khác
nhau. Để đánh giá chính xác các chỉ tiêu này cần có sự hỗ trợ của các máy móc
kiểm tra chất lượng.
Tóm lại, có đảm bảo đầy đủ các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nói trên thì
hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp mới đem
lại hiệu quả cao.
 Thị trường nông sản thế giới:
Mặt hàng nông sản cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác đều chịu ảnh
hưởng của cung và cầu trên thị trường thế giới. Mỗi sự thay đổi của nhu cầu và giá
trên thị trường nông sản thế giới đòi hỏi sự điều chỉnh tương ứng của doanh nghiệp
trong hoạt động xuất khẩu. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tạo nguồn
và mua hàng của doanh nghiệp.
Mặt khác, mỗi loại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cũng quy định cách
thức tạo nguồn và mua hàng khác nhau. Những thị trường lớn đòi hỏi cách thức tạo
nguồn và mua hàng khác với thị trường có dung lượng nhu cầu nhỏ. Thị trường
nhập khẩu hàng nông sản ở các nước chậm phát triển thường là hàng sơ chế phục
vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân, do đó không đỏi hỏi nghiêm ngặt các tiêu
chuẩn chất lượng, mẫu mã, chủng loại, vấn đề quan trọng chỉ là giá cả và thời gian.
Đối với các nước phát triển, nhu cầu tiêu thụ hàng nông sản rất lớn các tiêu chuẩn
19
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi
hàng hoá lưu thông trên thị trường.

toàn bộ các mặt hoạt động. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có trình độ quản lý
cao, bao quát, tập trung vào mối quan hệ tương tác của tất cả các mặt hoạt động để
mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
1.2.3 Nội dung hoạt động tạo nguồn và mua hàng nông sản xuất khẩu
1.2.3.1 Nội dung hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu
Hoạt động tạo nguồn hàng nông sản xuất khẩu được thể hiện dưới sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG TẠO NGUỒN

Bước 1.Tìm hiểu cơ hội và xác lập phương án tạo nguồn
A. Nghiên cứu thị trường:
Nghiên cứu thị trường nguồn hàng trong nước và thị trường xuất khẩu nhằm
các mục đích sau:
 Xác định nhu cầu cụ thể của khách hàng về các mặt: khối lượng
hàng hoá; cơ cấu mặt hàng; quy cách chủng loại cụ thể; kiểu dáng,
mẫu mã, màu sắc; thời hạn khách hàng cần giao hàng, địa điểm giao
hàng; giá cả mà khách hàng chấp nhận.
Nhu cầu của khách hàng có thể được xác định thông qua:
- Nghiên cứu số liệu thống kê về tình hình bán hàng.
21
Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu môi trường kinh
doanh và tiềm lực của doanh
nghiệp
Xác lập phương án tạo
nguồn
Thực hiện tạo nguồn
Khai thác nguồn hàng
Đánh giá hoạt động tạo nguồn
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
- Điều tra chọn mẫu.
- Tổng hợp đơn hàng của khách hàng.

doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn thì doanh nghiệp thường chọn nhiều nhà
cung ứng, bởi lẽ: thứ nhất, với quy mô kinh doanh của mình khó có những nhà
cung ứng nào đáp ứng được; thứ hai, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng;
thứ ba, bảo vệ cho doanh nghiệp trước rủi ro nếu như đơn vị cung ứng quyết định
thay đổi mặt hàng kinh doanh.
B. Nghiên cứu đánh giá hoàn cảnh môi trường kinh doanh và tiềm lực doanh
nghiệp.
 Môi trường kinh doanh: Nghiên cứu các nhân tố môi trường kinh
doanh là một công việc rất quan trọng trong hoạt động tạo nguồn hàng
nông sản xuất khẩu cũng như hoạt động kinh doanh. Sự biến động của
môi trường sẽ tác động mạnh mẽ tới mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Để hoạt động tạo nguồn thích ứng được sự biến đổi đó cần phải
nghiên cứu chúng kỹ lưỡng.
Các yếu tố của môi trường kinh doanh cần được xem xét là:
 Các yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế có rất nhiều nhưng quan trọng nhất
là sự tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, các chính sách
tiền tệ tín dụng, sự gia tăng đầu tư… Chúng tác động đến sức mua, dạng
nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, là "máy đo nhiệt độ" của thị trường, quy
định cách thức doanh nghiệp sự dụng các nguồn lực của mình.
Dự báo về kinh tế là cơ sở để dự báo ngành kinh doanh: dự báo hoạt động
kinh doanh và dự báo hoạt động tạo nguồn của doanh nghiệp.
Dự báo về kinh tế Dự báo ngành kinh doanh Dự báo mại vụ của
(Ảnh hưởng xa) (Ảnh hưởng gần) doanh nghiệp
 Chính trị pháp luật và hệ thống chế độ chính sách của Nhà nước: sự hoàn
thiện và hiệu lực thi hành của pháp luật tác động đến việc bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp trong cạnh tranh,
chống lối kinh doanh vô trách nhiệm như làm hàng kém chất lượng, buôn
23
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Vũ Thu Chinh
lậu. Chế độ chính sách ưu đãi dành cho hoạt động kinh doanh của doanh

Chú ý: Trong mỗi lần nghiên cứu, để lựa chọn ra phương thức tạo nguồn
không nhất thiết người ta phải lựa chọn hoặc chỉ tự sản xuất hoặc chỉ liên doanh
liên kết hoặc đầu tư cho cơ sở sản xuất. Ngược lại, người ta có thể có nhiều
phương án tạo nguồn, mỗi phương án lại có nhiều hình thức tạo nguồn khác nhau
tùy theo từng loại hàng hóa nhất định.
Tùy thuộc vào mỗi phương án tạo nguồn ta sẽ có những bước đi tiếp theo.
 Nội dung chủ yếu của phương án tạo nguồn :
־ Xem xét khía cạnh kinh tế - xã hội tổng quát có liên quan đến việc
thực hiện và phát huy tác dụng của phương án tạo nguồn.
־ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hành
các hoạt động dịch vụ.
־ Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của phương án.
־ Phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân lực của phương án.
־ Phân tích khía cạnh tài chính của phương án.
־ Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của phương án.
Bước 3.Thực hiện tạo nguồn theo phương án đã lựa chọn.
Thời gian thực hiện phương án tạo nguồn phụ thuộc nhiều vào hình thức tạo
nguồn của phương án đã chọn, vào công tác chuẩn bị, vào việc quản lý quá trình
thực hiện và việc quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên quan trực
tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong phương
án tạo nguồn.
Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện tạo nguồn theo phương án đã chọn tỏ
ra đảm bảo tính đồng bộ, giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm
thích hợp với quy mô tối ưu thì hiệu quả trong hoạt động của các kết quả này và
mục tiêu của phương án chỉ phụ thuộc trực tiếp vào quá trình tổ chức quản lý hoạt
động các kết quả đầu tư. Làm tốt các công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu và thực
hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các
kết quả đầu tư.
Bước 4.Khai thác nguồn hàng.
25


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status