Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn - Pdf 11

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại
quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc
gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh doanh
thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây
là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, góp một
phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước.
Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức
được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986
như sau : “Xuất khẩu là một trong ba chương trình cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế
xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ý nghĩa sống còn đối với tình
hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu không thể thiếu được để triển
khai Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo”.
Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát triển
góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Với tu duy đổi mới “Việt Nam mong
muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã tạo điều kiện
cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối tác thương mại
của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặc điểm
rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố con người. Tận
dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triển được những loại
cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt tiêu…Đây là những
mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu nói chung của đất
nước cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản nói riêng. Trong những năm gần
đây, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, xuất
khẩu hạt tiêu thứ nhất trên thế giới, xuất khẩu cà phê thứ ba trên thế giới…
2.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu hàng nông
sản của công ty Cổ phẩn Tập Đoàn Thái Sơn và yêu cầu bức thiết của việc cần
phải đẩy nhanh tốc độ và kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang các thị

toán độc lập có tài khoản (tiền VNĐ và ngoại tệ) tại ngân hàng, có con dấu theo
quy định của nhà nước.
- Căn cứ vào
+ Quyết định số 3192/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều
chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ-BTM ngày 23/12/2005
của bộ thương mại
+ Quyết định số 1009/QĐ-BTM ngày 12 tháng 6 năm 2006 về việc điều
chỉnh mục 1.4 thuộc điều 1 của quyết định số 3147/QĐ_BTM ngày 23/12/2005
của bộ thương mại
Công ty đã tiến hành từng bước cổ phần hoá như: Kiểm kê đánh giá,
kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp, thực hiện phương án cổ phần hoá, bán
hầu hết vốn nhà nước có tại công ty, phát hành thêm cổ phần để chuyển doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, bán cổ phần cho công nhân viên của
công ty…
3
- Đến ngày 14/7/2006 công ty triệu tập đại hội cổ đông lần thứ nhất thông
qua điều lệ tổ chức của công ty cổ phần, bầu các chức danh hội đồng quản trị,
chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc.
Hiện tại, công ty xuất nhập khẩu Thái Sơn đã trở thành một trong những
công ty hàng đầu về kinh doanh thương mại như xuất nhập khẩu, bán buôn, bán
lẻ hàng hóa trên thị trường, kinh doanh thị trường nội địa, chế biến thủy hải sản,
chế biến nông sản …Ngoài ra công ty còn tổ chức mở rộng thêm nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác như tổ chức sản xuất, gia công lắp ráp, liên doanh, liên kết, hợp
tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện
nay, công ty đã trở thành đối tác tin cậy đối với các bạn hàng ở trên 30 quốc gia
trên thế giới và quan hệ hợp tác kinh tế của công ty ngày càng được phát triển và
mở rộng cho phù hợp với các hoạt động kinh doanh.
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông, lâm,

nước và bộ thương mại.
Tự chủ trong kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình
thức kinh doanh, đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh;
đăng ký thay đổi, bổ sung các ngành nghề kinh doanh tuỳ theo yêu cầu hoạt
động kinh doanh của công ty.
5
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vốn và tài sản của công ty để kinh doanh;
thực hiện các lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty;
Sử dụng và quản lý các tài sản Nhà nước giao, cho thuê là đất đai, tài
nguyên theo quy định về đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty;
Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng
hết công suất.
Được cầm cố, thế chấp các tài sản, giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với
tài sản trên đất thuộc quyền quản lý của công ty tại các tổ chức tín dụng để vay
vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật;
Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn, phân bổ và sử dụng vốn;
Chủ động tìm kiếm thị trường, trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng
với các khách hàng trong và ngoài nước;
Đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn
bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật với mục đích phát
triển sản xuất, kinh doanh;
Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu;
Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp
với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các
công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh;
Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặc nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các

7
Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm; đánh giá
khách quan và đúng đắn về hoạt động của công ty, thực hiện đúng chế độ và các
quy định về quản lý vốn, tài sản.
Tuân thủ các quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và
danh lam thắng cảnh.
1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Ghi chú Điều hành trực tuyến
Kiểm soát hoạt động
BAN KIỂM SOÁT
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tài chính
n
Phòng xuất nhập khẩu I
8
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
Phòng Kế hoạch

Phòng Kỹ thuật
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng xuất nhập khẩu II
Phòng Kinh doanh I
Phòng Kinh doanh II
Trong đó:
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao
nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng
cổ đông họp ít nhất một lần một năm và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính.

động kinh tế và kiểm tra công tác kế toán toàn công ty.
- Phòng kinh doanh và các chi nhánh: Giao dịch với các khách hàng
trong và ngoài nước trong giới hạn ngành nghề kinh doanh Công ty được cấp
phép với mục đích tiến tới các hợp đồng kinh doanh có hiệu quả cho Công ty.
Được Tổng Giám đốc ủy quyền ký kết các hợp đồng mua bán, xuất khẩu, nhập
khẩu, hợp đồng ủy thác, giao nhận vận chuyển, đại lý, dịch vụ…Thực hiện các
phương án và hợp đồng đã được phê duyệt theo đúng nội dung đã được phê
duyệt và luật phát Việt Nam, thông lệ quốc tế.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Tìm kiếm những nhà cung cấp mới phù hợp với
những đòi hỏi của công ty nếu cần thiết, liên hệ nhà cung cấp để hỏi hàng, đặt
hàng, ký kết hợp đồng và các công việc liên quan khác, giữ vững và duy trì mối
quan hệ với những nhà cung cấp của công ty để thỏa thuận được những chính
sách tốt nhất từ phía họ và sự ủng hộ nhiệt tình của họ trong trường hợp có bất
cứ vấn đề gì xảy ra và đàm phán phương thức thanh toán, bảo hiểm và phương
tiện vận chuyển phù hợp tùy thuộc vào điều kiện của hợp đồng.
- Phòng kỹ thuật: Xây dựng các dịch vụ kỹ thuật phù hợp định hướng
của công ty, thỏa mãn các yêu cẩu của khách hàng bằng những giải pháp kỹ
thuật, tổ chức những khóa học để cải tiến những kỹ năng và kiến thức về kỹ
thuật và giao tiếp, cập nhật các thông tin về sản phẩm và công nghệ mới đối với
10
công ty và hỗ trợ khách hàng, nhà cung cấp, các chi nhánh và các bộ phận khác
trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, sản phẩm...
1.2 Khái quát về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty cổ
phần Thái Sơn
1.2.1 Thị trường xuất khẩu
Biều đồ1: Các bạn hàng của công ty
NGUỒN:gov.vn
• Thị trường Đông Bắc Á
Bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc, đây là hai thị
trường có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu đời với công ty trong hoạt động xuất

trong những thị trường gây cho công ty nhiều khó khăn nhất khi thâm nhập vào
thị trường này. Nguyên nhân là do EU là thị trường phát triển bậc nhất trên thế
giới, đây là thị trường có những quy định nghiêm ngặt về chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng nông sản. Tuy nhiên, nếu
đạt được những tiêu chuẩn đó thì xuất khẩu vào thị trường EU sẽ đem lại lợi
nhuận lớn cho công ty.
12
Nắm bắt được điều đó, trong giai đoạn 2006-2008, công ty xuất nhập khẩu
Thái Sơn đã có những biện pháp để nâng cao chất lượng hàng nông sản xuất
khẩu đồng thời thiết lập các mối quan hệ để đưa hàng nông sản của công ty thâm
nhập thành công vào thị trường này. Kết quả là sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu hàng nông sản của công ty vào thị trường này có sự tăng đều qua các năm,
dần chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Nếu như năm 2005 là 12,8%
thì đến năm 2007 đã là 13,8% với kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 7 triệu USD
trong đó cà phê, hạt tiêu, tinh bột sắn và hạt điều là những mặt hàng nông sản
được xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này.
• Thị trường Nga – Đông Âu:
Đây là một trong những thị trường có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với
công ty lâu đời nhất với công ty. Tinh bột sắn, cơm dừa và hạt điều là những mặt
hàng nông sản mà công ty Intimex xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này. Kim
ngạch xuất khẩu vào thị trường Nga – Đông Âu vào năm 2005 là 22.250 tấn, đạt
trên 18 triệu USD, chiếm 16,2% tỉ trọng xuất khẩu của công ty. Năm 2006, sản
lượng xuất khẩu của mặt hàng nông sản đạt 22.426 tấn, thu về trên 27 triệu
USD; tức là tăng gấp hơn 1.5 lần so với năm 2005. Trong 2 năm tiếp theo, tuy
sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu vào thị trường này có giảm nhưng thị
trường này vẫn luôn duy trì được tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông
sản của công ty.
• Thị trường Bắc Mỹ:
Là thị trường xuất khẩu lớn của công ty trong đó Mỹ, Mexico là 2 quốc
gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất còn Canada là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu

cho sản lượng cũng như chất lượng của mặt hàng nông sản giảm đi đáng kể.
14
Chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất lớn vào khâu bảo quản và chế
biến. Vì vậy, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, quy cách cũng cần được chú trọng,
đầu tư để hạn chế những thiệt hại về chất lượng hàng hoá cũng như rủi ro của
doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản
Hàng nông sản là mặt hàng phong phú, đa dạng nhiều chủng loại như: gạo,
rau quả, điều, cà phê, cao su, hạt tiêu, cơm dừa…đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản là thị trường cạnh
tranh lành mạnh nhưng khá gay gắt giữa các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia
trên thế giới. Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn trong điều kiện hiện nay khi
mà dân số thế giới đang tăng lên nhanh chóng vì vậy kinh doanh xuất khẩu cần
có chiến lược lâu dài và bền vững để nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực
phẩm nhằm thoả mãn được nhu cầu của thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu nông sản cũng như các thị trường xuất khẩu khác
chịu ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luật pháp quốc tế,
chính sách bảo hộ hàng nông sản của các quốc gia nhập khẩu cũng như chính
sách điều tiết của nước xuất khẩu.
1.3.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp
• Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như
sản lượng của hàng nông sản. Các điều kiện tự nhiên như khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày… là nhân tố quyết định đến
sự thành công của mặt hàng nông sản. Những vùng, miền địa lý có điều kiện tự
nhiên thuận lợi như trên chính là những nơi có sản lượng nông sản lớn trên thế
giới và Việt Nam chính là ví dụ điển hình. Sản lượng hàng nông sản ở Việt Nam
trong những năm gần đây tương đối cao và năm 2007, Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới.
15
Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính nên trong vài năm gần

nước
Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh
được thuận lợi, tạo tiền đề cho sự đầu tư sản xuất có hiệu quả để phục vụ mục
tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường luật pháp với khung pháp lý tốt, chặt chẽ tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp được đảm bảo, tránh những rủi ro
do những lỗ hổng về luật pháp. Bên cạnh đó, các chính sách mới ra đời được
điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cũng là nhân
tố giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu được thuận lợi khi tham
gia vào thị trường xuất khẩu quốc tế
Ngoài ra, chính sách xuất khẩu của nhà nước cũng có sự tác động mạnh mẽ
tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Các mặt hàng được
nhà nước khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu sẽ có được nhiều lợi thế hơn khi xuất
khẩu.
• Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu
Ngày nay khi mà hội nhập trở thành xu thế của toàn cầu cùng với sự phát
triển không ngừng của các nền kinh tế trên thế giới thì các vấn đề về vệ sinh an
toàn thực phẩm, chất lượng theo tiêu chuẩn… của các mặt hàng nông sản đã trở
thành vấn đề đang được các nước nhập khẩu quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì
vậy, các hàng rào bảo hộ đã được các nước nhập khẩu lập ra ngày càng gắt gao
và tinh vi.
• Bộ máy quản trị của doanh nghiệp
17
Dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì bộ máy quản trị của doanh
nghiệp vẫn đóng vai trò là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường có
chi phí và rủi ro thấp tuy nhiên để hoạt động xuất khẩu đạt được thành công thì
đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, đội ngũ cán
bộ nghiên cứu thị trường, đội ngũ cán bộ có năng lực lãnh đạo, phân công công
việc hợp lý phát huy được thế mạnh của công ty là không thể thiếu. Hoạt động

TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghì
n
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
Cà phê 124.15 100.63 108.00 135.00 3370 5.010 14.018 20500
Hạt tiêu 853 1.150 9.85 1.600 280 900 126,47 408
Chè 10 18,2 77 614
Cơm
dừa
132 143 156 160 359 358 313 529
Tinh bột
sắn
472,6 113 472 112 690 137 59 13.8
Hạt điều 3,8 15 3,11 12 9,22 39,72 16.39,7 2.47,6
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn qua

(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
Đông Bắc Á 1.413 3.952 4.051 5.199 1.350 1.698 1.108 1.281
ASEAN 1.763 1.447 1.375 1.704 511 643 473 550
EU 1.791 1.470 1.593 2.613 588 739 425 491
Nga-Đông
Âu
2.253 1.849 2.246 27.86 6.903 8.680 6.033 6.977
Bắc Mỹ 2.127 1.953 2.254 2.726 76 92 67 71
Thị trường
khác
1.395 860 922 529 379 402 325 440
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn qua các
năm
Công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn có quan hệ xuất khẩu lâu dài với hơn
30 quốc gia trên thế giới. Thông qua bảng trên, có thể thấy rằng trong giai đoạn
từ 2005-2008, mặt hàng nông sản của công ty chủ yếu được xuất sang những thị
trường truyền thông của công ty bao gồm:
- Thị trường Đông Bắc Á bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và
Trung Quốc, đây là hai thị trường có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu đời với

TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Giá trị
TT
(%)
Trực tiếp 999 6,5 1.917 7,8 1.692 7,5 1.194 8,1
Ủy thác 418 3,5 481 2,2 414 2,5 257 1,9
Nguồn: Phòng kế công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng, trực tiếp là hình thức xuất khẩu chủ
yếu, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong các hình thức xuất khẩu. Tỉ trọng của
hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng dần qua các năm từ 67,5% năm 2005 đã tăng
lên 71,8% vào năm 2006, 76,5% vào năm 2007 và đến năm 2008 thì đã tăng lên
đến 82,5%. Những mặt hàng mà công ty xuất khẩu trực tiếp là những mặt hàng
chủ lực của công ty bao gồm cà phê và hạt tiêu. Điều này cho thấy công tác xuất
khẩu của công ty đang trở nên chủ động hơn, không còn bị phụ thuộc nhiều vào
các nhà phân phối nước ngoài trong thâm nhập, đưa mặt hàng nông sản vào thị
trường nước ngoài.
Hình thức ủy thác xuất khẩu của công ty tuy có sự gia tăng về giá trị nhưng
lại có sự giảm dần về tỉ trọng qua các năm. Năm 2005, hình thức ủy thác xuất
khẩu chiếm tỉ trọng 32,5% thì đến năm 2006 chỉ còn 28,2%, năm 2007 là 23,5%
và đến năm 2008 là 17,9%. Những mặt hàng nông sản mà công ty nhận ủy thác
xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu là những mặt hàng như hạt điều, quế, hồi, cao
su…Đây là những mặt hàng chiếm tỉ trọng nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của công ty. Tuy hình thức ủy thác không phải là hình thức xuất khẩu


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status