Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn - Pdf 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ
QUỐC TẾ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM KẾT
Tên tôi là : Dương Nam Linh, sinh viên lớp KTQT48B, khoa Thương
mại và Kinh tế quốc tế.
Tôi xin cam đoan đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của
công ty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn–” là do tôi tự tìm tài liệu và tự viết
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và sự giúp đỡ của
công ty Cổ phần tập đoàn Thái Sơn.
Sinh viên
Dương Nam Linh
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản
của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn”, tôi đã nhận được rất nhiều sự
quan tâm và giúp đỡ từ các cá nhân và tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc
dân, các phòng ban, các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các thầy cô
trong Khoa Thương mại và Kinh tế quốc tế đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập tại trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Thường
Lạng, người trực tiếp quan tâm, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa.
Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú lãnh đạo công ty
cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn và các cô chú nhân viên phòng Xuất nhập khẩu
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập cũng như thu thập tài
liệu, đã chỉ bảo cho tôi biết nhiều kiến thức thực tiễn
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, gia đình đề tôi có thể
hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này.

HACCP
Hazard Analysis and
Critical Control Points
Hệ thống phân tích
mối nguy và kiểm soát
điểm tới hạn
QĐ-
BTM
Quyết định – Bộ
Thương mại
TG
value
Trị giá
QĐ-
HĐQT
Quyết định –
Hội đồng bộ
trưởng
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại
Thế giới
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính thiết yếu của đề tài
Ngày nay xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế đang diễn ra
mạnh mẽ, nhiều tổ chức và khu vực được hình thành. Bên cạnh đó, việc Việt
Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO làm cho hoạt động xuất nhập
khẩu của Việt Nam phát triển với nhiều điều kiện thuận lợi song cũng không ít
những khó khăn.

khẩu hàng nông sản của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn”
2.Mục đích nghiên cứu:
Chuyên đề thực hiện nhằm đưa ra những đề xuất,những giải pháp thúc
đẩy xuất khẩu hàng nông sản nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của đề tài là nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất
khẩu hàng nông sản của công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: tất cả các thị trường xuất khẩu của công ty: Nhật Bản, EU
Trung quốc,…
Về thời gian: từ năm 2005 tới nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số liệu của nhóm
hàng nông sản xuất khẩu, các mặt hàng sản xuất, xuất khẩu chủ đạo những năm
gần đây. Đề tài còn kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích đánh giá đồng thời
vận dụng các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước để làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của đề tài.
5. Bố cục của đề tài:
3
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,phụ lục đề tài
có kết cấu như sau
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần
Tập Đoàn Thái Sơn
Chương 2: Thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản
của công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của công ty Cổ
phần Tập Đoàn Thái Sơn trong thời gian tới.
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÁI SƠN

tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng hóa
phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Hiện
nay, công ty đã trở thành đối tác tin cậy đối với các bạn hàng ở trên 30 quốc gia
trên thế giới và quan hệ hợp tác kinh tế của công ty ngày càng được phát triển và
mở rộng cho phù hợp với các hoạt động kinh doanh.
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng: nông, lâm,
thuỷ hải sản chế biến, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác.
Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: vật tư,
nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và cả chuyển khẩu, tạm
nhập tái xuất.
Tổ chức sản xuất, lắp ráp gia công, liên doanh liên kết, hợp tác đầu tư với
các tổ chức trong và ngoài nước để sản xuất hàng nhập khẩu tiêu dùng.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nội địa, đặc biệt là xây dựng hệ
thống phân phối bán buôn, bán lẻ với chuỗi siêu thị điện máy
Hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ người Việt Nam định cư ở nước
ngoài.
Hiện tại, công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh trong nước và mở rộng
hoạt động kinh doanh ra thị trường nước ngoài với hơn 30 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới thông qua hoạt động xuất nhập khẩu trong đó Mỹ,
ASEAN, Trung Quốc, EU, Châu Phi và một số nước ở Châu Mỹ La Tinh là
những thị trường khách hàng tiềm năng của công ty.
6
1.1.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty
1.1.3.1 Quyền của công ty
Được chủ động trong giao dịch đàm phán, ký kết và thực hiện các hợp
đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế và các văn bản về hợp tác liên
doanh liên kết đã ký kết với khách hàng trong và ngoài nước thuộc phạm vi
hoạt động của công ty.
Được vay vốn kể cả ngoại tệ ở trong và ngoài nước, được liên doanh liên

Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức các đơn vị sản xuất kinh doanh phù hợp
với mục tiêu, nhiệm vụ của công ty; phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các
công ty thành viên trực thuộc nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh;
Thành lập mới các công ty TNHH, công ty cổ phần, chi nhánh, văn phòng
đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty hoạt động trong nước hoặc nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
Tuyển chọn, thuê mướn, bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn các
hình thức trả lương, thưởng, quyết định mức lương trên cơ sở cống hiến và hiệu
quả sản xuất kinh doanh và có các quyền khác đối với người sử dụng lao động
theo quy định của Bộ luật Lao động và các quy định của pháp luật khác có liên
quan.
1.1.3.2 Nghĩa vụ của công ty
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh sản xuất của
công ty theo quy chế hiện hành.
8
Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của nhà nước và thực hiện
nghiêm chỉnh các hợp đồng các văn bản pháp lý có liên quan mà công ty tham
gia ký kết.
Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc công ty theo quy chế hiện hành của
nhà nước và bộ thương mại.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, tự chủ về tài chính.
Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định
của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; chịu trách
nhiệm trước các cổ đông về kết quả kinh doanh như: chịu trách nhiệm vật chất
hữu hạn đối với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của công ty,
Thực hiện đầy đủ chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; định kỳ
báo cáo đầy đủ các thông tin theo mẫu được quy định và tình hình tài chính của
công ty với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi phát hiện các thông tin đã kê
khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ thì phải kịp thời hiệu đính lại


Phòng Kỹ thuật
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng xuất nhập khẩu II
Phòng Kinh doanh I
Phòng Kinh doanh II
cổ đông họp ít nhất một lần một năm và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ
ngày kết thúc năm tài chính.
- Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của
Công ty, có toàn quyên nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến
mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên. Các thành viên của hội
đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu, miễm nhiệm, bãi nhiệm với đa số
phiếu biểu quyết chấp thuận theo thể thức bỏ phiếu kín
- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát
mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc là người điều hành cao nhất mọi hoạt
động của Công ty và là người đại diện theo pháp luật của Công ty
- Phó tổng giám đốc: Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng
giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc giao. Có 2
phó tổng giám đốc thực hiện các công việc cụ thể do Tổng giám đốc giao.
- Phòng Tổ chức hành chính: tổ chức quản lý lao động của công ty theo
nhiệm vụ của công ty, yêu cầu điều động, sắp xếp bố trí lao động của giám đốc
trên cơ sở nắm vững các quy định về tổ chức, lao động tiền lương quy định của
bộ luật lao động. Có trách nhiêm đề xuất mua sắm phương tiện làm việc và các
nhu cầu sinh hoạt của công ty, sửa chữa nhà cửa nhằm phục vụ họat động kinh
doanh, quản lý văn thư lưu trữ, tài liệu, hồ sơ chung. Cất giữ, bảo quản và giữ
gìn những tài liệu hiện có không để hư hỏng mất mát, xuống cấp hoặc để ra cháy
nổ. Tổ chức tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên.

12
1.2 Khái quát về hoạt động đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của công ty cổ
phần Thái Sơn
1.2.1 Thị trường xuất khẩu
Biều đồ1: Các bạn hàng của công ty
NGUỒN:gov.vn
• Thị trường Đông Bắc Á
Bao gồm hai thị trường chính là Hàn Quốc và Trung Quốc, đây là hai thị
trường có quan hệ hợp tác kinh doanh lâu đời với công ty trong hoạt động xuất
khẩu hàng nông sản do thị trường Đông Bắc Á có vị trí địa lý và thị hiếu tiêu
dùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng
nông sản của công ty vào hai thị trường này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và duy
trì ở mức trên trên 30%. Sản lượng hàng nông sản xuất khẩu vào hai thị trường
có sự tăng đều qua các năm: năm 2005, sản lượng xuất khẩu đạt 14.139 tấn với
trị giá xuất khẩu là trên 39 triệu USD; năm 2006, sản lượng xuất khẩu tăng lên
đến 123.900 tấn đạt trên 50 triệu USD.
Cà phê là mặt hàng nông sản chủ lực xuất khẩu vào thị trường Trung
Quốc còn hạt tiêu và tinh bột sắn là hai mặt hàng được thị trường Hàn Quốc và
Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất. Dự đoán trong những năm tới, cà phê và hạt
13
tiêu vẫn là hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này trong đó Nhật Bản
là thị trường mà công ty có chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu vào để đến năm
2010, Nhật Bản cũng như Trung Quốc và Hàn Quốc trở thành thị trường xuất
khẩu chủ lực của công ty.
• Thị trường ASEAN
Là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty xuất nhập khẩu Thái Sơn với
các mặt hàng nông sản sau: tiêu trắng và cà phê bên cạnh đó còn có cao su. Kim
ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này luôn dao động trên 10 %, trị
giá xuất khẩu của các mặt hàng nông sản có sự tăng đều và ổn định qua các
năm. Năm 2005, công ty đã xuất sang thị trường này 17.632 tấn nông sản, trị giá

trên 18 triệu USD, chiếm 16,2% tỉ trọng xuất khẩu của công ty. Năm 2006, sản
lượng xuất khẩu của mặt hàng nông sản đạt 22.426 tấn, thu về trên 27 triệu
USD; tức là tăng gấp hơn 1.5 lần so với năm 2005. Trong 2 năm tiếp theo, tuy
sản lượng cũng như trị giá xuất khẩu vào thị trường này có giảm nhưng thị
trường này vẫn luôn duy trì được tỉ trọng trong kim ngạch xuất khẩu hàng nông
sản của công ty.
• Thị trường Bắc Mỹ:
Là thị trường xuất khẩu lớn của công ty trong đó Mỹ, Mexico là 2 quốc
gia nhập khẩu cà phê nhiều nhất còn Canada là quốc gia nhập khẩu hạt tiêu
nhiều nhất. Nếu như năm 2005, sản lượng nông sản xuất khẩu đạt 21.279 tấn với
trị giá xuất khẩu đạt trên 19 triệu USD thì đến năm 2006, sản lượng xuất khẩu
đã tăng lên đến 22.054 tấn với trị giá xuất khẩu trên 27 triệu USD. Trong hai
năm tiếp theo, sản lượng và trị giá xuất khẩu của công ty vào thị trường này đều
giảm nhưng công ty vẫn luôn duy trì tỷ trọng xuất khẩu hàng nông sản vào thị
15
trường này.
• Thị trường khác
Bao gồm một số quốc gia ở Trung Đông, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh.
Các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang các thị trường này chủ yếu là hạt tiêu và
cơm dừa. Tuy sản lượng nông sản xuất khẩu sang các quốc gia này còn thấp
nhưng đã có sự tăng nhẹ theo từng năm. Nếu như năm 2005, tỷ trọng hàng nông
sản xuất sang quốc gia này là 9.5% thì đến năm 2008 nó đã tăng lên đạt 10,8%.
Đây là những thị trường hứa hẹn là tiềm năng đối với công ty trong những hoạt
động tiếp theo.
1.3 Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu và các yếu tố tác động
tới xuất khẩu nông sản của công ty cổ phần Thái Sơn
1.3.1. Đặc điểm của mặt hàng nông sản xuất khẩu
Đặc trưng nổi bật nhất của hàng nông sản là sản phẩm của nông nghiệp do
đó nó chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng…
Hoạt động sản xuất và thu hoạch nông sản mang tính thời vụ nên nông sản là

sản lượng của hàng nông sản. Các điều kiện tự nhiên như khí hậu nhiệt đới gió
mùa ẩm, độ ẩm, lượng mưa, số giờ nắng trong ngày… là nhân tố quyết định đến
sự thành công của mặt hàng nông sản. Những vùng, miền địa lý có điều kiện tự
nhiên thuận lợi như trên chính là những nơi có sản lượng nông sản lớn trên thế
giới và Việt Nam chính là ví dụ điển hình. Sản lượng hàng nông sản ở Việt Nam
trong những năm gần đây tương đối cao và năm 2007, Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới.
Mặt khác, do chịu ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính nên trong vài năm gần
17
đây, điều kiện thời tiết của các nước trên thế giới trong đó có Việt nam có những
biến đổi bất thường gây những hiện tượng như lũ lụt, hạn hán…làm cho sản
lượng nông nghiệp giảm sút, thu nhập của người dân cũng vì vậy mà giảm
sút,cuộc sống của ngưòi nông dân lâm vào tình trạng bấp bênh.
• Cung cầu hàng nông sản trên thị trường
Cung hàng nông sản trên thế giới tiếp tục tăng nhanh và có sự cạnh tranh
lớn giữa hàng nông sản đến từ khắp các quốc gia trên thế giới. Mỗi hàng nông
sản mang đặc trưng của các vùng miền khác nhau tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn
cho người tiêu dùng trong đó hàng nông sản đến từ các quốc gia như Brazil,
Trung Quốc, Inđônêsia, Thái Lan. Ấn Độ…đang tạo ra một sức ép cạnh tranh
rất lớn lên hàng nông sản của Việt Nam
Cầu thị trường về hàng nông sản tiếp tục tăng nhanh trong những năm gần
đay do sự phát triển không ngừng về dân số thế giới. Điều này, mở ra cơ hội
xuất khẩu cho các quốc gia có lợi thế về mặt hàng nông sản đặc biệt là những
mặt hàng nông sản có chất lượng cao đang được ưu chuộng và dần thay thế
những hàng nông sản bình thường hoặc có chất lượng kém.
• Trình độ khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và sản
lượng của hàng nông sản. Khoa học kỹ thuật càng tiên tiến, càng hiện đại, càng
được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp bao nhiêu thì càng tiết kiệm được chi
phí về nguồn nhân lực trong khi đó năng suất lao động tăng cao do chất lượng

• Bộ máy quản trị của doanh nghiệp
19
Dù là doanh nghiệp có quy mô lớn hay nhỏ thì bộ máy quản trị của doanh
nghiệp vẫn đóng vai trò là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu là hình thức thâm nhập thị trường có
chi phí và rủi ro thấp tuy nhiên để hoạt động xuất khẩu đạt được thành công thì
đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu, đội ngũ cán
bộ nghiên cứu thị trường, đội ngũ cán bộ có năng lực lãnh đạo, phân công công
việc hợp lý phát huy được thế mạnh của công ty là không thể thiếu. Hoạt động
kinh doanh của công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thiếu đi bộ máy quản trị
tốt. Vì vậy, công tác nâng cao năng lực, nghiệp vụ và sự quản lý trong bộ máy
quản tị của công ty phải luôn được coi trọng và đổi mới không ngừng.
1.4 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản mà công ty áp dụng
1.4.1 Kinh nghiệm từ việc xuất khẩu hàng nông sản của công ty
INTIMEX
1.4.2 Bài học đối với công ty
Từ những kinh nghiệm của công ty bạn về xuất khẩu hàng nông sản đã để
lại cho công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Sơn nhiều bài học quý giá nhằm đẩy
mạnh kim ngạch xuất khẩu :
1.4.1Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
Thị trường là đích hướng đến của mọi doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường
cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có lợi thế trong kinh doanh về mặt hàng
nào đó so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác. Vì vậy, trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt như hiện nay, khi mà thị phần của doanh nghiệp ở các thị trường
có xu hướng giảm do có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh thì đa dạng
hóa thị trường xuất khẩu chính là chiến lược được các doanh nghiệp quan tâm
và hướng tới. Chiến lược này đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
20
nghiệp tránh được rủi ro khi thị trường thay đổi, giúp cho doanh nghiệp thoát
khỏi sự bị động khi phải phụ thuộc vào một lượng khách hàng nhất định tại một

USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghì
n
USD)
SL
(tấn)
TG
(Nghìn
USD)
Cà phê 124.15 100.63 108.00 135.00 3370 5.010 14.018 20500
Hạt tiêu 853 1.150 985 1.600 280 900 126,47 408
Chè 10 18,2 77 86 120 146 100 121
Cơm
dừa
132 143 156 160 359 358 313 529
Tinh bột
sắn
472,6 113 472 112 690 137 59 13.8
Hạt điều 3,8 15 3,11 12 9,22 39,72 16.39,7 2.47,6
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Cổ Phần Tập Đoàn Thái Sơn qua
các năm
Số lượng hàng hóa xuất khẩu tăng dần theo từng năm giúp tăng kim ngạch xuất


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status