Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu Intimex - Pdf 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, thương mại
quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi
quốc gia trong đó có Việt Nam. Từ lâu, xuất khẩu đã trở thành hoạt động kinh
doanh thế mạnh của Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói
riêng. Đây là lĩnh vực kinh doanh đã thu về một nguồn ngoại tệ lớn cho đất
nước, góp một phần không nhỏ trong công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại
hoá của đất nước. Vì vậy vai trò của hoạt động xuất khẩu đã được Đảng và
Nhà nước ta nhận thức được từ rất sớm và nhấn mạnh từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI năm 1986 như sau : “Xuất khẩu là một trong ba chương trình
cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế xã hội trong 5 năm 1986-1990, không những có ý
nghĩa sống còn đối với tình hình trước mắt mà còn là những điều kiện ban đầu
không thể thiếu được để triển khai Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong
những chặng đường tiếp theo”.
Hoạt động xuất khẩu phát triển là cơ sở cho hoạt động nhập khẩu phát
triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Với tu duy đổi mới “Việt
Nam mong muốn làm bạn với tất cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới” đã
tạo điều kiện cho sự mở rộng thị trường xuất nhập khẩu và tìm kiếm các đối
tác thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam với đặc trưng là một nước nhiệt đới gió mùa có những đặc
điểm rất riêng về điều kiện về khí hậu, địa hình, đất đai và cả yêu tố con
người. Tận dụng được những lợi thế này, Việt Nam đã và đang phát triển
được những loại cây nông nghiệp như lúa, cao su, cà phê, chè, hạt điều, hạt
tiêu…Đây là những mặt hàng góp phần không nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu

Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để bài
viết của được được hoàn thiện hơn.
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh nhằm thu doanh lợi bằng cách bán
hàng sản phẩm, hàng hoá hoặc dịch vụ vượt qua biên giới hải quan trên cơ sở
tiền tệ làm phương tiện thanh toán.
Cơ sở của hoạt động xuất khẩu là hoạt động mua bán và trao đổi hàng
hoá (bao gồm hàng hoá hữu hình và vô hình) trong nước. Khi sản xuất trong
nước phát triển và sự trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia ngày càng trở nên
phổ biến, phân công lao động quốc tế hình thành rõ rệt thì hoạt động xuất
khẩu phát triển như một tất yếu khách quan của nền kinh tế mỗi quốc gia
Xuất khẩu đã dần được khẳng định là hoạt động cơ bản của hoạt động
kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế của mỗi quốc gia nói
chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng phát triển. Chính phủ mỗi quốc gia
đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo
xuất khẩu, khuyến khích mở rộng sản xuất ở các khu vực tư nhân nhằm giải
quyết công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Vì vậy, việc
mở rộng xuất khẩu là một chính sách kinh tế, là một mục tiêu quan trọng nhất
của chính sách thương mại.
Hiện nay, hoạt động xuất khẩu đã phát triển rất mạnh cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Nó trở thành hoạt động tất yếu của mỗi quốc gia trên con
đường phát triển kinh tế. Do mỗi quốc gia có sự khác biệt về điều kiện tự
nhiên, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và điều kiện kinh tế xã

còn có các lĩnh vực khác như khoa học công nghệ, y tế, giáo dục…Chính bởi
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
vậy, thương mại quốc tế cũng như xuất khẩu có vai trò như sau:
1.1.2.1. Ở cấp độ vĩ mô
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, góp phần tăng dự
trữ ngoại tệ, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước
Mỗi quốc gia là chủ thể khi tham gia vào thương mại quốc tế thông qua
hoạt động xuất khẩu. Chính vì vậy lợi ích mà nó đem lại sẽ tạo ra một nguồn
vốn quan trọng và bền vững cho con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của
mỗi quốc gia, giúp quốc gia đó có thể phát triển nền kinh tế, thoát ra khỏi tình
trạng nghèo nàn, lạc hậu. Để phát triển kinh tế, điều quan trọng với mỗi quốc
gia là nguồn vốn, nguồn vốn này có thể huy động từ nhiều hoạt động khác
nhau như đầu tư nước ngoài, viện trợ, vay nợ…nhưng nguồn vốn an toàn và
bền vững nhất chính là nguồn vốn có được từ hoạt động xuất khẩu bởi nó thể
hiện được nội lực phát triển của quốc gia đó đồng thời quốc gia đó cũng
không phải chịu bất cứ điều kiện nào từ phía nhà cung cấp vốn.
Trong tương lai, nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài có tăng lên hay không
phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực cũng như khả năng xuất khẩu của mỗi quốc
gia. Vì vậy, tăng cường hoạt động xuất khẩu, thu về càng nhiều ngoại tệ cho
quốc gia chính là biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hoá của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế.
 Xuất khẩu đóng góp vào việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất và phân công lao động quốc tế phát triển
Nhờ có những thành quả to lớn của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật
trên thế giới, quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ đã phát triển không
ngừng với những bước tiến quan trọng đã dẫn đến sự dịch chuyển về cơ cấu
kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá ở quốc gia trên thế giới. Xu hướng

 Mở rộng và đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
xuất khẩu
Thị trường tiêu thụ là nhân tố rất quan trọng quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp xuất khẩu. Khi mà thị trường trong nước trở nên
bão hoà và nền kinh tế thế giới đang lâm vào tình trạng khủng hoảng như hiện
nay thì các công ty buộc phải khai thác thị trường quốc tế nhằm tìm kiếm
khách hàng và cơ hội bán hàng tại các thị trường này. Việc duy trì những thị
trường xuất khẩu truyển thống và mở rộng xuất khẩu sang những thị trường
tiềm năng giúp cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng nhanh thông qua việc
tăng doanh số bán hàng tại các thị trường.
Đặc biệt trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì đa dạng hoá thị trường
tiêu thụ sản phẩm chính là biện pháp giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu
khai thác được những cơ hội bán hàng quốc tế, giúp cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp giải quyết được những khó khăn trước mắt về đầu ra
cho sản phẩm và ổn định nguồn thu cho doanh nghiệp.
 Tăng doanh thu bán hàng và tiếp thu kinh nghiệm quốc tế
Mục tiêu của các doanh nghiệp kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu là thu được lợi nhuận lớn. Tăng doanh thu bán hàng
thông qua xuất khẩu chính là hình thức kinh doanh tối ưu được các doanh
nghiệp lựa chọn khi mà nền kinh tế trong nước cũng như thế giới gặp nhiều
khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, khi tham gia vào thị trường quốc
tế, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thu được nhiều kinh nghiệm trong việc tạo
nguồn hàng, quản trị, nâng cao chất lượng sản phẩm…do phải tìm hiểu và
thích ứng với nhiều sự khác biệt về môi trường văn hoá, kinh tế, chính trị
khác nhau.
1.1.3. Các hình thức xuất khẩu
1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp

doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam lựa chọn hình thức này
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tuy nhiên, khi nhà xuất khẩu lựa chọn hình thức xuất khẩu này cũng có
nghĩa là nhà xuất khẩu bị chia sẻ lợi nhuận với các đại lý, môi giới, bị mất
liên lạc trực tiếp với thị trường và trong một số trường hợp vốn kinh doanh
còn bị các đại lý chiếm dụng.
1.1.3.3. Buôn bán đối lưu
Là phương thức kinh doanh mà xuất khẩu được ký kết trực tiếp với nhập
khẩu, người bán đồng thời là người mua, trong đó xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hoá khác có giá trị tương đương.
Phương thức kinh doanh này là sự kết hợp chặt chẽ giữa xuất khẩu và
nhập khẩu, hai bên trao đổi với nhau một lượng hàng hoá có giá trị tương
đương. Mục đích của xuất khẩu là thu được một hàng hoá có giá trị tương
đương thay vì ngoại tệ như các hinh thức khác. Do vậy, ưu điểm của hình
thức này là hạn chế sử dụng tiền để thanh toán và bù trừ hàng hoá, nó đảm
bảo yêu cầu cân bằng trong trao đổi về mặt hàng, giá cả, tổng giá trị hợp đồng
và điều kiện cơ sở giao dịch.
1.1.3.4. Kinh doanh tái xuất
Là phương thức kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng nhập khẩu sang
nước khác chưa qua gia công chế biến sử dụng ở nước tái xuất. Hình thức
xuất khẩu này là loại giao dịch có liên quan đến ít nhất 3 nước tham gia: nước
xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Điều cần lưu ý khi các doanh nghiệp lựa chọn hình thức xuất khẩu này là
phải chắc chắn có hợp đồng mua và hợp đồng bán mới nên ký hợp đồng, cần
quan tâm đến việc giữ bí mật kinh doanh thông qua việc sử dụng L/C giáp
lưng (Back to Back L/C) đồng thời hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng tái xuất
cần phải cân nhắc thời hạn giao hàng để đảm bào thực hiện đúng hợp đồng.
Vì vậy, để thực hiện được hình thức xuất khẩu này các doanh nghiệp của Việt

Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Là phương thức kinh doanh được tổ chức tại một nơi nhất định trong
một khoảng thời gian nhất định ở đó thông qua những người môi giới, người
mua và người bán sẽ tiến hành mua bán hàng hoá với số lượng lớn có phẩm
chất tương đồng và tiêu chuẩn hoá.
Hình thức mua bán này phải được thực hiện dựa theo điều kiện quy định
của sở giao dịch và sử dụng hợp đồng mẫu đã có. Phần lớn các giao dịch ở sở
giao dịch là mua khống , bán khống để hưởng chênh lệch giá cả. Hiện nay,
hình thức mua bán này đã và đang được triển khai tại Việt Nam.
1.1.4. Nội dung của hoạt động xuất khẩu
1.1.4.1. Nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu
Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, bước đầu tiên mà
các doanh nghiệp cần phải thực hiện là nghiên cứu đặc điểm của thị trường
xuất khẩu: dung lượng thị trường lớn hay nhỏ, đặc điểm của các loại hàng
hoá, thị hiếu tiêu dùng của thị trường ra sao, các doanh nghiệp đang kinh
doanh loại hàng hoá đó trên thị trường có những điểm mạnh hay điểm yếu gì ,
giá của mặt hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế, các chính sách của chính
phủ trong kinh doanh mặt hàng đó như thế nào…Sau khi đã nghiên cứu kỹ
đặc điểm của thị trường, doanh nghiệp sẽ tiến hành lựa chọn thị trường xuất
khẩu căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế, mục đích kinh doanh, khả năng của
doanh nghiệp…sao cho thị trường đó có là thị trường có tiềm năng đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.4.2 Lập phương án kinh doanh
Sau khi nghiên cứu lựa chọn thị trường xuất khẩu, trước hết doanh
nghiệp sẽ tiến hành bước đầu của công việc lập phương án kinh doanh bằng
cách xác định mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp. Với mục tiêu đặt ra, các nhà
hoạch định sẽ đưa ra chiến lược kinh doanh tối ưu nhất đồng thời lựa chọn
thời điểm tốt nhất để thực hiện phương án kinh doanh sao cho hiệu quả nhất

Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Theo nghĩa hẹp, thị trường là một nơi nhất định nào đó, tại đó diễn ra các
hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ. Với nghĩa này có thị trường Hà Nội,
thị trường miền Trung, thị trường Phía Nam
Trong kinh tế học, thị trường được hiểu theo nghĩa rộng hơn là nơi có
các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người
mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào.
Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hoá -
dịch vụ (còn gọi là thị trường sản lượng), thị trường lao động và thị trường
tiền tệ.
Từ những quan điểm trên, có thể thấy rằng thị trường chính là nơi mà
giá trị sử dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó
được thừa nhận thông qua việc hàng hoá đó có bán được hay không, bán với
giá thế nào. Người tiêu dùng và người sản xuất sẽ thu thập những thông thị
trường thông qua sự biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng,
chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hoá, giá cả, tình hình cung cầu về các
loại hàng hoá.
1.2.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu và phát triển thị trường xuất
khẩu
Thị trường chính là khái niệm chung cho tất cả các loại thị trường. Mỗi
doanh nghiệp khi kinh doanh cần phải xác định những thị trường riêng, thị
trường mục tiêu của chính doanh nghiệp đó. Đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu, khái niệm thị trường xuất khẩu trở thành một khái niệm không thể bỏ
qua. Vậy thị trường xuất khẩu có nghĩa là gì? Thị trường xuất khẩu là nơi mà
các quốc gia nói chung hay doanh nghiệp nói riêng tiến hành các hoạt động để
đưa loại hàng hoá nhất định vào tiêu thụ. Đây là môi trường diễn ra các hoạt
động mua bán giữa các doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp trong
nước và các chính phủ với nhau dựa trên quan hệ cung cầu và sự biến động về

Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năng. Những sản phẩm mới cũng được ra đời sao cho phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu của những khu vực thị trường mới. Những khu vực thị trường phải
được lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện của
doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh
vực xuất khẩu còn có thể kết hợp cả hai hướng phát triển thị trường trên khi
thấy được rằng việc phát triển thị trường này là phù hợp và đem lại hiệu quả
kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Hiện nay, hình thức kết hợp phát triển thị trường theo chiều rộng và
chiều sâu đang được các doanh nghiệp Việt Nam ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là
những doanh nghiệp có thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông
sản, thuỷ hải sản…
1.2.3 Vai trò của thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Trong thời gian gần đây, hội nhập và toàn cầu hoá đang trở thành xu
hướng phát triển nhất trên thế giới. Điều này đã mở ra cơ hội cho các doanh
nghiệp ở mỗi quốc gia, đặc biết là các doanh nghiệp xuất khẩu được có cơ hội
được tiếp cận và tham gia vào thị trường quốc tế. Hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp có thực sự hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào thị
trường mà doanh nghiệp đó đã, đang và sẽ mở rộng kinh doanh. Chính vì vậy,
thị trường xuất khẩu có những vai trò rất to lớn đối với các doanh nghiệp xuất
khẩu.
Trước hết, thị trường xuất khẩu quyết định mặt hàng và chất lượng hàng
hoá mà doanh nghiệp kinh doanh. Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng ở mỗi thị
trường khác nhau là khác nhau. Vì vậy, các doanh nghiệp khi thâm nhập vào
các thị trường phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường, phân đoạn thị trường,
lựa chọn các đoạn thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu phù hợp với mặt
hàng mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Hơn nữa, nhu cầu thị trường luôn
thay đổi theo thời gian, điều này đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu phải

16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nắm bắt đặc điểm này để tạo nguồn hàng xuất khẩu ổn định chất lượng, dồi
dào về số lượng với chi phí thấp, giá rẻ bởi vào khoảng thời gian trái vụ, hàng
nông sản thường khan hiếm, nếu có thì chất lượng cũng không cao mà giá cả
thì đắt đỏ.
Chất lượng của hàng nông sản cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của các điều
kiện bên ngoài như thời tiết, thổ nhưỡng… Nếu điều kiện tự nhiên ưu đãi
cùng với mưa thuận, gió hoà thì chất lượng của hàng nông sản đạt được là rất
cao. Ngược lại, chỉ cần có một chút hay đổi về thời tiết như mưa trái mùa thì
cũng là cho sản lượng cũng như chất lượng của mặt hàng nông sản giảm đi
đáng kể. Chất lượng của hàng nông sản còn phụ thuộc rất lớn vào khâu bảo
quản và chế biến. Vì vậy, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, quy cách cũng cần
được chú trọng, đầu tư để hạn chế những thiệt hại về chất lượng hàng hoá
cũng như rủi ro của doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản
Hàng nông sản là mặt hàng phong phú, đa dạng nhiều chủng loại như:
gạo, rau quả, điều, cà phê, cao su, hạt tiêu, cơm dừa…đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của người tiêu dùng. Thị trường xuất khẩu hàng nông sản là thị
trường cạnh tranh lành mạnh nhưng khá gay gắt giữa các doanh nghiệp đến từ
nhiều quốc gia trên thế giới. Nhu cầu về hàng nông sản là rất lớn trong điều
kiện hiện nay khi mà dân số thế giới đang tăng lên nhanh chóng vì vậy kinh
doanh xuất khẩu cần có chiến lược lâu dài và bền vững để nâng cao chất
lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm thoả mãn được nhu cầu của thị trường
xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu nông sản cũng như các thị trường xuất khẩu khác
chịu ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan, luật pháp quốc tế,
chính sách bảo hộ hàng nông sản của các quốc gia nhập khẩu cũng như chính
sách điều tiết của nước xuất khẩu.
1.3.2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu của doanh nghiệp
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế

18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Khoa học kỹ thuật là nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng và
sản lượng của hàng nông sản. Khoa học kỹ thuật càng tiên tiến, càng hiện đại,
càng được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp bao nhiêu thì càng tiết kiệm
được chi phí về nguồn nhân lực trong khi đó năng suất lao động tăng cao do
chất lượng về giống gieo trồng được cải tiến, nâng cao, sản lượng thu hoạch
đạt chất lượng cao. Hoa Kỳ là một quốc gia có số lượng lao động hoạt động
trong nông nghiệp là thấp nhất tuy nhiên Hoa Kỳ lại đứng trong số những
quốc gia có sản lượng về mặt hàng nông sản có chất lượng cao. Vì vậy, đầu tư
và nâng cao sự ứng dụng khoa học kỹ thuật là điều mà các doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần phải thực hiện một cách nhanh
chóng để đạt được hiệu quả cao nhất
- Môi trường chính trị, luật pháp và chính sách xuất khẩu của Nhà nước
Môi trường chính trị ổn định tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh
được thuận lợi, tạo tiền đề cho sự đầu tư sản xuất có hiệu quả để phục vụ mục
tiêu xuất khẩu của doanh nghiệp.
Môi trường luật pháp với khung pháp lý tốt, chặt chẽ tạo điều kiện cho
hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp được đảm bảo, tránh
những rủi ro do những lỗ hổng về luật pháp. Bên cạnh đó, các chính sách mới
ra đời được điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị
trường cũng là nhân tố giúp cho hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu
được thuận lợi khi tham gia vào thị trường xuất khẩu quốc tế
Ngoài ra, chính sách xuất khẩu của nhà nước cũng có sự tác động mạnh
mẽ tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước. Các mặt hàng
được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu sẽ có được nhiều lợi thế hơn
khi xuất khẩu.
- Hàng rào bảo hộ của các nước nhập khẩu
Ngày nay khi mà hội nhập trở thành xu thế của toàn cầu cùng với sự phát
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế

20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
USD so vơi mức 4,9 tỷ USD vào tháng 12/2008 và gần 25% so với cùng kỳ
năm 2008. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều giảm mạnh so
với cùng kỳ năm ngoái như cà phê giảm 30%, cao su giảm 54%...Mặt hàng
xuất khẩu chủ lực duy nhất của Việt Nam tăng trưởng so với cùng kỳ là gạo.
Loại hàng này có mức tăng gần 2,5 lần so với tháng 1/2008.
Cơ hội kinh doanh đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong điều kiện
khủng hoảng kinh tế hiện nay là rất khó khăn. Nhu cầu về mặt hàng nông sản
trên thế giới vẫn là khá cao nhưng không có sự tăng trưởng mạnh và thuận lợi
như trong giai đoạn 2006-2008. Tuy nhiên, những mặt hàng nông sản xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam như cao su, cà phê, chè, hạt tiêu, điều, gạo…vẫn
có nhiều cơ hội để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Thị trường xuất khẩu nông sản trong những năm qua của Việt Nam cũng
được mở rộng đáng kể. Một số thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt
Nam:
- ASEAN: đây là thị trường khá thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
NAM xuất khẩu vào do có khoảng cách về vị trị địa lý tương đối gẫn,
nhu cầu, thị hiếu và tập quán tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng.
Trong đó, Inđônêxia, Malaysia, Philipin là những nước nhập khẩu
gạo, hạt điều, cao su, cà phê, hồ tiêu lớn.
- Các nước EU: kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường này
khoảng 290-350 triệu USD/năm với các mặt hàng chủ yếu là cao su,
cà phê, hồ tiêu, chè…Trong những năm gần đây, EU là một trong
những thị trường có sự đòi hỏi cao nhất về chất lượng của hàng nông
sản nhập khẩu Việt Nam nói riêng và các nước khác nói chung
- Nga và các nước Đông ÂU: đây là những thị trường xuất khẩu có mối
quan hệ hợp tác lâu dài với Việt Nam, tuy nhiên trong những năm
gần đây do gặp phải sự cạnh tranh lớn đối với nhiều nước như Trung
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU INTIMEX
2.1. Khái quát về công ty xuất nhập khẩu Intimex
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty xuất nhập khẩu Intimex ngày nay tiền thân là công ty xuất khẩu
hàng hóa nội thương và hợp tác xã, trực thuộc bộ Nội Thương (nay là Bộ
Công Thương)
- Ngày 10/8/1979, công ty xuất nhập khẩu nội thương được thành lập
theo quyết định số 58/NT/QD1 với nhiệm vụ cải thiện cơ cấu quỹ hàng, đẩy
mạnh xuất khẩu thông qua hoạt động xuất khẩu.
- Ngày 22/10/1985, công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã
được chuyển thành tổng công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã trực
thuộc Bộ Nội Thương
- Ngày 08/03/1993, theo quyết định 387/HĐBT và theo quyết định của
tổng giám đốc công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã, Bộ trưởng
Bộ Thương Mại ra quyết định tổ chức lại tổng công ty thành hai công ty:
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hà Nội
+ Công ty xuất nhập khẩu nội thương và hợp tác xã Hồ Chí Minh
- Ngày 20/03/1995, Bộ trưởng Bộ Thương Mại quyệt định biến công ty
thương mại và dịch vụ Việt Kiều và công ty xuất nhập khẩu nội thương và
hợp tác xã Hà Nội thành công ty trực thuộc Bộ.
- Tuy nhiên, do ở thời điểm đó việc trao đổi hàng hóa theo hệ thống nội
thương không phù hợp với bối cảnh kinh tế thế giới nên ngày 08/06/1995 Bộ
trưởng Bộ Thương Mại đã ra quyết định đổi tên công ty xuất nhập khẩu nội
thương và hợp tác xã Hà Nội thành tổng công ty xuất nhập khẩu dịch vụ
Nguyễn Phương Liên Lớp: Thương mại Quốc tế
23

Trích đoạn Cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty xuất nhập khẩu Intime Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu của công ty xuất nhập khẩu Intime Ưu điểm và những thành công đạt được của công ty Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu của công ty Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status