luận văn: VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM - Pdf 11

Đề án Kinh tế Chính trị

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: “VAI TRÒ CỦA QUY LUẬT GIÁ
TRỊ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.”
Đề án Kinh tế Chính trị

2
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG

Đề án Kinh tế Chính trị

3
2. 2. 2. Vai trò của quy luật giá trị trong sự phát triển kinh tế thị trường ở
nước ta. 14
2. 2. 3. Thực trạng quá trình hội nhạp kinh tế ở Việt Nam trong những năm
qua và triển vọng những năm tới. 19
2.3. Một số vấn đề sản xuất hàng hoá và quy luật giá trị trong thời kỳ quá
độ tiến lên CNXH ở việt nam. 24
2. 3. 1. Chuyển sản xuất nông nghiệp sang kinh tế hàng hoá là yêu cầu to
lớn của phương thức sản xuất hàng hoá ở một nước tiến lên từ nền sản xuất nhỏ. 24
2. 3. 2. Gắn chặt quá trình sản xuất hàng hoá XHCN với 3 quá trình cách
mạng XHCN là quy luật hình thành và phát triển sản xuất hàng hoá ở nước ta. 26
2. 3. 3. Gắn với phân công hộp tác nhà nước XHCN là đặc điểm thời đại và là
điệu kiện phát triển nhanh chóng sản xuất hàng hoá XHCN ở nước ta. 27
2. 3. 4. Phát huy tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế phi XHCN. 28
2. 3. 5. Cần nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực. 29
2. 3. 6. Cần nâng cao vai trò quản lý của nhà nước.
29
2. 3. 7. Một số giải pháp giải quyết mâu thuẫn nãy sinh giữa việc phát triển nền
kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường với sự phân hoá giàu nghèo dưới tác dụng
của quy luật giá trị. 29
2. 4. Bài học kinh nghiệm từ Trung quốc 25 năm cải cách và phát triển thành tựu
và triển vọng 35
2. 4. 1. Những thành tựu chủ yếu đạt được trong 25 năm qua về kinh tế do áp
dụng quy luật trị một cách có hiệu quả. 35
2. 4. 2 Triển vọng của tình hình Trung Quốc trong những thập niên đầu của thế
kỷ mới. 37
KẾT LUẬN. 39


của quy luật này: sản xuất, trao đổi hàng hoá phải được tiến hành theo nguyên tắc
ngang giá. Những người sản xuất và trao đổi hàng hoá tuân theo mệnh lệnh của giá cả
thị trường. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động
của quy luật giá trị. Giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị hàng hoá và trở
thành cơ chế tác động của quy luật giá trị, Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị
trường thông qua cạnh tranh, cung cầu, sức mua của đồng tiền. Điều này cắt nghĩa vì
sao khi trình bày quy luật giá trị, một quy luật bao quát cả bản chất và các nhân tố cấu
thành cơ chế tác động của nó. Do tầm quan trọng của cơ chế tác động và để tăng ý
nghĩa thực tiễn của quy luật giá trị, những năm gần đây, các nhà khoa học thấy cần
phải nhấn mạnh các nhân tố cạnh tranh, lượng tiền cần thiết cho lưư thông và cung
cầu đối với sự biến động của giá cả thị trường và trình bày chúng thành các quy luật
kinh tế riêng, song về nhận thức lý luận, chúng ta cũng chỉ nên coi chúng là những
quy luật phát sinh từ quy nluật giá trị, hiểu thao nghĩa đầy đủ của quy luật này.
1. 1. 3. Mối quan hệ giữa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền và giá trị hàng
hoá.
Quy luật giá trị biểu hiện qua các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản thành
quy luật giá cả sản xuất( giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh) và thành quy
Đề án Kinh tế Chính trị

6
luật giá cả độc quyền ( giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền). Nó tiếp tục tồn tại và
hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộỉ các nước xã hội chủ nghĩa ở các
nước và ở nước ta.
Ta xét mối quan hệ giũa giá cả, giá cả thị trường, giá cả độc quyền với giá trị hàng
hoá:
Gía cả: là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá. Gía trị là cơ sở của giá cả. Khi
quan hệ cung cầu cân bằng,giá cả hàng hoá cao hay thấp là ở giá trị của hàng hoá
quyết định Trong diều kiện sản xuất hàng hoá, giá cả hàng hoá tự phát lên xuỗngoay
quanh giá trị tuỳ theo quan hệ cung cầu, cạnh tranh và sức mua của đồng tiền. Sự
hoạt động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự lên xuống của giá cả trên thị trường. Tuy

độc quyền vượt quá giá trị chính là phần giá trị mà những người bán ( công nhân,
người sản xuất nhỏ, tư bản vừa và nhỏ…) mất đi. Nhìn vào phạm vi toàn xã hội, toàn
bộ giá cả độc quyền cộng với giá cả không độc quyền về đại thể bằng toàn bộ giá trị.
1. 1. 4. Các quy luật có liên quan và mối quan hệ của chúng với quy luật giá trị.
a/ Quy luật lưu thông tiền tệ.
Còn sản xuất hàng hoá thì còn lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ. Quy luật lưu
thông tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một tất yếu khách quan. Nội dung của quy luật
này thể hiện ở mối quan hệ giữa lượng tiền tệ phát hành với các nhân tố có liên quan.
Các Mác trình bày nội dung của quy luật này qua côngh thức khái quát và công thức
ở dạng cụ thể của nó:
Ở dạng khái quát, nội dung của quy luật này là:
M

=

P.Q
V
Trong đó:
M là lượng tiền phát hành cần thiết cho lưu thông
P là mức giá cả hàng hoá, dịch vụ
Q là khối lượng hàng hoá, dịch vụ đem ra lưu thông
V là vòng quay trung bình của đồng tiền cùng loại
Ở dạng cụ thể, khi Các Mác xem xét công thức khái quát gắn với các chức năng
thanh toán, gắn với tín dụng, công thức biểu diễn nội dung quy luật này là:

Đề án Kinh tế Chính trị

8
M


hơn cầu:
Đề án Kinh tế Chính trị

9
Khi cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị hàng hoá trong sản xuất
Khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất
Khi cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị hàng hoá trong sản xuất
Vai trò của quy luật cung cầu:Quy luật cung cầu giải thích rõ nhất, chính xác nhất
vì sao giữa giá trị và giá cả thị trường lại không ăn khớp với nhau, tạo điều kiện cho
quy luật giá trị có cơ chế hoạt động. Tuy cung cầu không trực tiếp quyết định sự hình
thành giá trị hàng hoá, nhưng nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến chu kỳ sản xuất sau
đối với việc hình thành giá trị hàng hóa, thông qua tác động của thị trường làm thay
đổi điều kiện sản xuất và thay đổi năng suất lao động, giúp các giám đốc có những
quyết định năng động, linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh và trong ký kết các hợp
đồng kinh tế
c/ Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa những người sản xuất với
nhau, giữa người sản xuất với người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ, nhằm giành được
những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình.
Những người sản xuất, tiêu thụ có điều kiện khác nhau về trình độ trang bị kỹ
thuật, chuyên môn, không gian, môi trường sản xuất, điều kiện nguyên vật liệu v. v.
nên chi phí lao động cá biệt khác nhau. Kết quả có người lãi nhiều, người lãi ít, người
phá sản. Để giành lấy các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
buộc họ phải cạnh tranh. Cạnh tranh có hai loại: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh
không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là dùng tài năng của mình về kinh tế và
quản lý để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả, vừa có lợi cho nhà kinh doanh, vừa
có lợi cho xã hội. Cạnh tranh không lành mạnh là dùng những thủ đoạn phi đạo đức,
vi phạm pháp luật (trốn thuế, nâng giá…) có hại cho xã hội và người tiêu dùng. Quy
luật cạnh tranh có tác dụng đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ để thúc đẩy xã

đổ xô vào ngành khác, quy mô sản xuất của ngành nàyđược thu hẹp, trong khi ở
ngành khác lại được mở rộng, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được phân bố
lại giữa các ngành. Hiện tượng này được gọi là sự điều tiết sản xuất. Sự điều tiết này
được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường.
Quy luật giá trị
Quy luật lưu
thông ti
ền tệ

Quy luật cạnh tranh Quy luật cung cầu
Đề án Kinh tế Chính trị

11
Có thể hiểu vai trò điều tiết này thông qua những trường hợp biến động quan hệ cung
cầu xảy ra trên thị trường:
Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn nhu cầu xã hội, giá cả cao
hơn giá trị, hàng hoá bán chạy với lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất,
những người trước đây sản xuất hàng hoá khác, nay chuyển sang sản xuất hàng hoá
này. Như vậy, tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển và ngành này nhiều hơn
vào các ngành khác. Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu
xã hội, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hoá bán không chạy, có thể lỗ vốn, tình hình đó
buộc người sản xuất ở ngành này thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành
khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này mà tăng ở ngành
khác mà họ thấy có lợi hơn.
Như vậy là theo “mệnh lệnh” của giá cả thị trường lúc lên, lúc xuống xoay quanh
giá trị, khiến cho ngành sản xuất khác có lợi hơn ngành sản xuất này, mà có sự di
chuyển tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành này sang ngành khác, quy mô sản
xuất của ngành khác được mở rộng nhanh hơn ngành này. Điều đó làm cho tư liệu
sản xuất và sức lao động bỏ vào từng ngành trong từng lúc có xu hướng phù hợp với
yêu cầu của xã hội. Đó là biểu hiện vai trò điều tiết của quy luật giá trị, tạo nên những

được chuyển dịch.
b/ Sự luân chuyển vật chất trong quá trình sản xuất có thể được thực hiện được bằng
nhiều cách:
Chu chuyển nội bộ: chu chuyển trong doanh nghiệp, như sợi được chuyển từ phân
xưởng sợi qua phân xuởng dệt, vải được chuyển từ phân xưởng dệt sang phân xưởng
nhuộm, in hoa…
Chu chuyển qua mua bán, khi đó,các phân xưởng nói trên trở thành các doanh
nghiệp độc lập, thuộc các chủ riêng rẽ.
Theo lý thuyết trên, chỉ có sự luân chuyển theo phương thức mua bán mới được gọi
là kinh tế thị trường, trong đó mua bán là sự trao đổi ngang giá trị. Sự trao đổi là kết
quả tất yếu của phân công lao động xã hội. Nhưng trao đổi theo cách nào lại tuỳ
thuộc vào chế độ xã hội. Trao đổi ngang giá trị hoặc sự mua bán chỉ xảy ra khi xuất
Đề án Kinh tế Chính trị

13
hiện tư hữu. Khi chưa xuất hiện tư hữu về tư liệu sản xuất, việc trao đổi ít xảy ra,
nhưng nếu có, cũng chỉ là sự san xẻ, nhường nhịn, đắp đổi cho nhau giữa các thành
viên của những cộng đồng nguyên thuỷ. Do đó, một trong những dấu hiệu của nền
kinh tế thị trường là sự trao đổi ngang giá.
c/ Sự trao đổi chủ yếu bằng phương thức mua bán có nghĩa là: Qúa nửa số chủng loại
sản phẩm được trao đổi bằng phương thức mua bán. Với mỗi chủng loại sản phẩ, tỷ lệ
lưu thông bằng phương thức mua bán chiếm quá nửa tổng số sản phẩm đó trong luân
chuyển. Phạm vi lưu thông rộng lớn, không bó hẹp trong cộng đồng làng xã, mà mở
rộng ra cả nước và xuyên quốc gia và hội nhập quốc tế.
2. 1. 2 Người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao
đổi trên thương trường.
a/ Quyền tự do phải được thực hiện trên ba mặt sau đây: Tự do lựa chọn nội dung
trao đổi. Có nghĩa là, nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trườngchỉ khi nào trong
nền kinh tế đó, người tham gia trao đổi có quyền chọn cái mà mình cần bán hay cần
mu. Bởi vì, nếu không như thế, hành vi mua bán sẽ không còn đúng nghĩa của nó

đuổi lợi nhuận bằng bất cứ giá nào.
2.1.5. Có sự quản lý của nhà nước.
Đặc trưng này mới hình thành ở các nền kinh tế thị trường trong vài thập kỷ gần
đây, do nhu cầu không chỉ của nhà nước, xuất phát từ lợi ích của giai cấp cầm quyền
mà còn do nhu cầu của chính mọi thành viên tham gia kinh tế thị trường. Nhà nước
được coi như là nhân tố bảo đảm cho nền kinh tế thị trường có được các đặc trưng
nêu ở trên. Nói cách khác là, ngày nay không có nền kinh tế nào được gọi là kinh tế
thị trường mà không có sự quản lý của nhà nước.
2. 2. Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về bản chất và cấu
trúc của nó.
Về bản chất: Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức nền kinh tế vừa dựa trên những
nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên nguyên tắc và mục tiêu
của xã hội chủ nghĩa, gồm hai nhóm nhân tố cơ bản được kết hợp với nhau, tồn tại
trong nhau, xâm nhập và bổ sung cho nhau, đó là các nhân tố cơ bản của kinh tế thị
trường và nhóm các nhân tố của xã hội đang định hướng xã hội chủ nghĩa. Nói cách
Đề án Kinh tế Chính trị

15
khác, nó là một kiểu tổ chức kinh tế được kết hợp giữa cái chung (kinh tế thị trường)
và cái đặc thù là xã hội chủ nghĩa, trong đó cái đặc thù quy định tính chất của tổ chức
kinh tế đó.
Bản chất kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã quy định việc tổ chứa
nền kinh tế theo bốn nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc về sở hữu: Với tính đa dạng
về hình thức, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai trò chủ đạo; Nguyên tắc về cơ chế vận
hành: Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính
sách và các công cụ khác. Nhà nước nói ở đây là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà
nước của dân do dân và vì dân;Nguyên tắc về phân phối thu nhập: Thực hiện sự kết
hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội (phân phối theo lao động,
phân phối thông qua phúc lợi xã hội) và nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường
như phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối theo vốn, theo tài sản; Kết hợp hài

kinh tế nhà nước đảm bảo, còn một yếu tố không kém phần quan trọng,nếu không
muốn nói là quyết định, đó là sự tác động của nhà nước thông qua vai trò quản lý vĩ
mô đối với nền kinh tế thị trường. Với tư cách là cái chung của kinh tế thị trường hiện
đại, vai trò nói trên của nhà nước thì các nước đều có, nhưng ở nước ta, vai trò đó có
sự khác biệt. Có lẽ ngoài sự khác nhau về trình độ phát triển của kinh tế thị trường, về
kinh nghiệm và trình độ quản lý vĩ mô của nhà nước, phải kể đến sự khác nhau cơ
bản là ở tính chất của nhà nước pháp quyền. Một bên là nhà nước xã hội chủ nghĩa
mà tính chất của nó là của dân, do dân và vì dânvà quyền lực của nó thể hiện ở hệ
thống luật pháp dựa trên sự thống nhất có phân công giữa ba quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp và tư pháp, từng bước được hiện thực hoá. Còn nhà nước trong nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, mặc dù vẫn tồn tại hai tính chất: tính giai cấp và
tính nhân dân, nhưng tính trội thuộc về giai cấp tư sản, mà nhà nước là công cụ phục
vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền. Chính sự khác nhau này là các đảm bảo để khu
vực kinh tế nhà nước giữ được vai trò chủ đạo; là các đảm bảp cho bản sắc dân tộc
được giữ gìn và phát huy đúng hướn; là các đảm bảo cho phép phát huy được ưu thế
tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực của kinh tée thụ trường, nhất là về mặt xã
hội, môi sinh, thong qua cá chính sách thuế, chính sách xã hội của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Phấn đấu cho đặc trưng này trở thành hiện thực, đủ sức vạch hành lang,
tạo môi trường kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi cho các chủ thể thuộc các thành
Đề án Kinh tế Chính trị

17
phần kinh tế, đưa nền kinh tế thị trường phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa đã chọn là ván đề rất bưc xúc và không dễ dàng.
Bốn nhược điểm nói trên có quan hệ biện chứng với nhau, mỗi đặc diểm có vị trí
tưong đối nhất định của nó, song đặc điểm thứ nhất và đặc điểm thứ tư có ý nghĩa
đặcbiệt quan trộng, nếu không muốn nói là có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại và
phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
2.2.1. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước
ta.

trường ở nước ta qua các vai trò sau:
a/ Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức là thực
hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành hàng hoá.
Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị _ sản xuất và trao đỏi hàng hoá phải
dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Cụ thể:Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá
nhân khi sản xuát các sản phẩm đều cố gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ
hơn thời gian lao động xã hội; Xét ở tầm vĩ mô:Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng
cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần
thiết. Do vậy, mỗi người phải luôn tự hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn
của mình. Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến may móc, mẫu mã, nâng cao tay
nghề lao động. Nếu không, quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện vai trò đào thải của nó:
loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân\, nghành, doanh nghiệp phát
huy tính hiệu quả. Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát triển của lực lượng sản xuất mà
trong dó đội ngũ lao động có tay nghề chuyên môn ngày càng cao, công cụ lao động
luôn luôn được cải tiến. Và cùng với nó, sự xã hội hoá, chuyên môn hoá lực lượng
sản xuất cũng được phát triển.
b/ Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Việc chuyển từ chế độ tầp trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì
cùng với nó là việc loại bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, bảo hộ trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp phải tự hạch toán, không bị ràng buộc quá đáng bởi
các chỉ tiêu ssản xuất mà nhà nước đưa ra và phải tự nghiên cứu để tìm ra thị trường
phù hợp với các sản phẩm của mình; thực hiện sự phân đoạn thị trường để xác định
Đề án Kinh tế Chính trị

19
tấn công vào đâu, bằng những sản phẩm gì. Mặt khác, cùng với xu hướng công khai
tài chính doanh nghiệp để giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến
trình gia nhập AFTA, WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức
cạnh tranh của mình để có thể đứng vững khi bão táp của qúa trình hội nhập quốc tế

xuất thaaps và tuân theo sự điều tiết của quy luật giá trị, chi phí sản xuất thấp sẽ làm
cho giá cả thấp, và do đó thắng trên thương trường.
e/ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Xã hội hoá kinh tế và hội nhập kinh tế đã hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý về
nghành cũng như trên địa bàn lãnh thổ, giải quyết mối quan hệ về lơi ích phát triển
giữa toàn cục với bộ phận, đầu tư có trọng điểm ở từng thời kỳ và gắn với thị trường
thế giới. Các thành phần kinh tế được động viên tham gia kinh tế đối ngoại theo sự
quy định và phân công hợp lý, lấy sản xuất làm khâu trọng tâm. Tất cả các tác động
tích cực trên được thể hiện rất rõ trong thực tế:Một là:thể hiện ở sự gia tăng đội ngũ
giáo sư, tiến sĩ, đội ngũ kỹ sư, công nhân lao động lành nghề. Số lao động có trình độ
đại học, cao đẳng ngày càng gia tăng. Việc các nghiên cứu sinh Việt Nam đoạt các
giải cao ở nước ngoài và các cuộc thi quốc tế ngày càng nhiều. Máy móc trang thiết
bị cũng ngày càng được nâng cao về chất lượng. Chủ trương đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học trong sinh viên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hệ quả tất yếu của
sự phát triển lực lượng sản xuât đã dẫn tới sự trao đổi quốc tế về lao động. Thực tế
nước ta: Những năm 80 trở về trước, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu lao động lành nghề
sang Liên Xô cũ và Đông Âu, đến nay vẫn còn khoảng 300 ngàn lao động ở lại. Hiện
nay, thị trường xuất khẩu lao động đã mở rộng sang các nước khác: Hàn Quốc và
một số nươc châu á. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam vẫn sẽ là nước thừa
lao động nên sẽ là một thị trường xuất khẩu sức lao động trong khu vực. Thị trường
nhập khẩu lao động Việt Nam ở Lào, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Li Bi, trong đó
thị trường Đài Loan vẫn đang cần khá nhiều lao động nữ cho các công việc nội trợ
gia đình, chăm sóc người già và trẻ em. Ngành lao động đang tập trung nghiên cứu
phát triển thị trường Nga và các nước Đông Âu, khu vực Đông Nam á, Thái Bình
Dương, Trung Đông và châu Phi, từng bước tiếp cận thị trường Mỹ và Bắc Mỹ.
Chính phủ đang rất coi trọng việc duy trì và đẩy mạnh công tác xuất khẩu sức lao
động. Quản lý việc xuất khẩu sức lao động được giao cho cục quản lý lao động với
Đề án Kinh tế Chính trị

21


22
tiếp hoặc gián tiếp xét theo một quá trình dài đã tăng lên đáng kể. Ta đã nhận viện trợ
từ ngân hàng thế giới, chương trình hỗ trợ phát triển của liên hợp quốc …
Theo bản tin về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, các chương trình tài trợ trung
hạn cho Việt Nam như sau: Ban giám đốc ngân hàng thế giới đã thông qua “chiến
lược hỗ trợ quốc gia Việt Nam giai đoạn 2003-2006” với mức vay trung bình 500-
800 triệu USD/ năm triển châu á (ADB) đã hoàn thành việc xây dựng dự thảo
“chương trình tài trợ của ADB thời kỳ 2003-2005” ADB dự kiến sẽ cho Việt Nam
vay từ quỹ phát triển châu á AD;Sau một quá trình thảo luận với các cơ quan hữu
quan của Việt Nam, ngân hàng phát F bình quân mỗi năm là 240 triệu USD để thực
hiện 13 dự án trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, điện, tài chính, giáo dục và
y tế.
2. 2. 3. Thực trạng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của việt nam những năm
qua và triển
Hoạt động của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế luôn là một
chủ đề nóng hổi bởi vì trước hết, các doanh nghiệp là nền tảng của nền kinh tế quốc
gia và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trực tiếp tác động đến hoạt động của các
doanh nghiệp, việc nắm vững các cam kết hội nhập hiện nay của Việt Nam và triển
vọng của quá trình trong tương lai có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, vì
nó là cơ sở để các doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt
động phù hợp với tình hình đan xen giữa các cơ hội và thách thức, đặc biệt là sự cạnh
tranh ngày càng tăng từ nhiều phía ngay cả trên thị trường trong nước. Có thể nói hội
nhập kinh tế quốc tế của việt nam thực sợ bắt đầu cùng với sự nghiệp đổi mới, được
đại hội Đảng bộ lần \/I khởi xướng. Đây là quá trình từng bước tiến hành tự do hoá
các hoạt đọng kinh tế, mở cửa thị trường và tham gia vào các tổ chức, thể chế kinh tế
khu vực và thế giới. Điều này có nghĩa là chúng ta từng bước tháo gỡ những chói
buộc và cản trở đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế kinh tế
mới dựa trên những nguyên tắc của thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, mử
cửa và tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nớc ngoài vào làm ăn, giảm và đi đến xoá bỏ

Tháng 12/2002, tại Brunei,các nước ASEAN và CER(úc và Niudilân) đã ký
tuyên bố chung thiết lập Đối tác kinh tế gần gủi(CEP) giữa hai bên. Các nhà đàm
phán của các nước ASEAN và CER sẽ tiếp tục đàm phán cụ thể hoá các cam kết của
Đề án Kinh tế Chính trị

24
đối tác kinh tế gần gũi này trong thời gian tới: Với Nhật Bản, tại hội nghị cấp cao
ASEAN –Nhật Bản ở Campuchia đầu tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN và
Nhật Bản đã nhất trí thiết lập đối tác kinh tế toàn diện, trong đó bao gồm cả một khu
vực mậu dịch tự do ASEAN - Nhật Bản, dự kiến sẽ được thành lập sớm, co thể là
trước cả khu vực mậu dịch tự do ASEAN -Trung Quốc;Với Mỹ, vừa qua tại hội nghị
cấp cao ở Mehico(tháng 10/2002) Tổng thống Mỹ đã đưa ra “Sáng kiến vì sự năng
động ASEAN” nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Mỹ và ASEAN thông qua việc
từng bước ký các hiệp định thương mại tự do song phương với từng nước
ASEAN;Bên cạnh việc tham gia liên kết kinh tế song phương như đã nêu trên, trong
những năm qua, Việt Nam cũng đồng thời tham gia vào các liên kết kinh tế tiểu vùng
như lưu vực Mêkông mở rộng (GMS). Hành lang Đông Tây(WEC). Tam giác phát
triển Việt Nam –Lào –Campuchia…
Như vậy Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tiến trình từng bước
từ thấp đến cao, diễn ra trên cả phương diện đơn phương, song phương và đa phương,
lồng ghép các phạm vi tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu, diễn ra trên hầu
hết các lĩnh vực gồm hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ… Cho đến nay, các
cam kết hội nhập chủ yếu của Việt Nam gồm những nội dung cơ bản sau:
a, Về cắt giảm thuế quan
Trong AFTA: Bắt đài thực hiện giảm thuế quan vào năm 1996; về cơ bản đưa
mức thuế xuất suống còn 0-5% vào năm 2005 đối với hàng hoá nhập khẩu từ các
nước ASEAN và đạt được 100% số dòng thuế ở mức 0% vào năm 2015. Trong
APEC: về cơ bản thực hiện mức thuế suất suất 0% vào năm 2000. Hiệp định Việt
Mỹ: Cắt giảm thuế quan đối với khoảng 400 dòng thuế theo những lộ trình khác
nhau. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN –Trung quốc: Theo chương trình thu hoạch

TRIPS và các công ước của WIPO. theo đó, Việt nam Sẽ phải tôn trọng và thực hiện
bảo hộ các quyền và bản quyền tác giả, bằng phát minh sáng chế, thương hiệu, thiết
kế, kiểu dáng công nghiệp, giống vật nuôi cây trồng…
f, Về công khai hoá
Việt Nam phải công khai hoá các chính sách, luật lệ, quy định về chế độ
thương mại, thủ tục hành chính có liên quan và bảo đảm cho mọi người có thể tiếp
cận một cách có thuận lợi và dễ dàng các thông tin đó. Những gì Việt Nam đã cam


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status