Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Pdf 11

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong quá trình xây dựng đất nước Đảng và nhà nước ta đã không ngừng đổi
mới nhận thức, quan điểm về vấn đề sở hữu, các thành phần kinh tế cho phù hợp
với từng chặng đường phát triển kinh tế đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã
khẳng định nền kinh tế nước ta hiện nay bao gồm sáu thành phần kinh tế : kinh tế
nhà nước, kinh tế tập thể , kinh tế cá thể,tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, và kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số đó kinh tế nhân là thành phần kinh tế dựa trên
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.Kể từ năm 1990 khi nhà nước ban hành Luật
doanh nghiệp tư nhân, đến nay kinh tế tư nhân đã hình thành và phát triển qua một
chặng đường hình thành và phát triển khá dài.
Sự nhận thức cũng như định hướng phát triển đối với khu vực kinh tế tư
nhân được nâng dần từ thấp đến cao qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế.
Hội nghị lần thứ V của ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX đã ra nghị quyết
số 14 NQ/ TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều
kiện phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ: “ Kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu
chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức các hộ kinh doanh cá thể và
các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp cả nước”. Đây là
khu vực kinh tế có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy động
nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống
nhân dân, góp phần giữ vững ổn đình chính trị - xã hội của đất nước.
Việc nhìn nhận đánh giá chặng đường phát triển của kinh tế tư nhân để có
những giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển phù hợp, đáp ứng yêu cầu của
giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hoá của đất nước là vô cùng cấp thiết. Nó luôn
là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và nhà nước ta. Vấn đề này cũng không nằm
ngoài sự quan tâm của em. Chính vì vậy mà em chọn đề tài cho đề án kinh tế chính
1
trị của mình là: “Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Em xin chân thành cảm ơn cô Hiếu đã giúp em hoàn thành tốt đề án kinh tế
chính trị này.
2

sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
Kinh tế cá thể tiểu chủ cũng là hình thức dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất nhưng có thuê mướn thêm lao động tuy nhiên thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào
sức lao động và vốn của bản thân và gia đình.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ đang có vị trí quan trọng trong nhiều ngành nghề ở
nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn,
sức lao động, tay nghề của từng gia đình từng lao động. Do đó, việc mở rộng sản
xuất kinh doanh của thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ cần được khuyến khích.
Hiện nay, ở nước thành phần kinh tế này chủ yếu hoạt động dưới hinh
thức hộ gia đình, đang là một bộ đông đảo, có tiềm năng to lớn, có vị trí quan
trọng, lâu dài. Đối với nước ta cần phát triển mạnh mẽ thành phần kinh tế này để
tăng thêm của cải cho xã hội, vừa giải quyết việc làm cho người lao động - một vấn
đề bức bách hiện nay của đời sông kinh tế xã hội. Trong những năm qua thành
phần kinh tế này phát triển nhanh trong nông, lâm, ngư, nghiệp và thương mại dịch
vụ. Nó đã góp phần quan trọng vào thành tựu kinh tế xã hội.
II. VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ NHIỀU
THÀNH PHẦN ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
1. Tính tất yếu khách quan của sự tồn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong thời kỳ quá độ sang kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở đó tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều
trình độ phát triển thuộc nhiều phương thức sản xuất khác nhau đan xen nhau, tạo
nên sự đa dạng trong cơ cấu các hình thức kinh tế thời kỳ quá độ. Trong các hình
thức kinh tế kinh tế tư nhân đã và sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
4
kinh tế. Lịch sử phát triển hàng trăm năm của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng
như hơn 70 năm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã chứng minh điều đó. Sau mấy
trăm năm phát triển, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa vẫn chủ yếu là nền kinh
tế tư nhân; còn sau hơn 70 năm thử xây dựng nền kinh tế gồm hai thành phần chi
phối là nhà nước và tập thể, phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa trước đây phải trở

của từng gia đình và dòng họ, phát huy truyền thống gắn liền với hiện đại.
Thứ sáu, tạo sự cân đối về sự phát triển giữa các vùng, góp phần tích cực vào
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng nhu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá nông
nghiệp, nông thôn.
Thứ bẩy, tuyển chọn cán bộ quản lý, phát triển kỹ năng lao động. Nâng cao
khả năng tiếp cận thị trường trong và ngoài nước. Đối với những nước đang trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân thực sự là một động
lực đối với tăng trưởng kinh tế.
Tóm lại, khu vực kinh tế tư nhân là một khu vực kinh tế năng động, đầy riềm
năng, có vai trò quan trọng đối với việc thu hút vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm,
nâng cao chất lượng lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Mặc dù sẽ có những hạn chế nhưng không thể phủ nhận vai trò to lớn của
nó với nền kinh tế quốc dân.
III. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM.
1. Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân trước đổi mới( 1954 – 1986).
1.1. Giai đoạn từ 1955 đến 1975.
Trong giai đoạn đầu khi miền Bắc giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến
tranh(1955 - 1957), trong nhận thức đã đặt ra vấn đề “ không thể dung thứ sự tồn
tại của kinh tế tư doanh”. Nhưng trong thực tế vẫn “ hướng dẫn, khuyến khích, giúp
6
đỡ kinh doanh tư nhân tư sản dân tộc. Tư sản ngoại quốc cũng được chiếu cố một
cách đích đáng”( Báo cáo tại quốc hội lần thứ 4, tháng3 năm 1955). ở nông thôn
sau khi hoàn thành cải cách ruộng đất có 2 triệu hộ gồm 9,5 triệu người được chia
ruộng đất, điều này đã tạo điều kiện cho kinh tế cá thể phát triển. Các cơ sở công
nghiệp và thủ công nghiệp cũng tăng, kéo theo đó là sự tăng về nhu cầu sử dụng lao
động. Trong lĩnh vực thương nghiệp, kinh tế tư nhân bị giảm do bị hạn chế. Năm
1955 thương nghiệp chiếm 71,9% trong tổng doanh số bán buôn và 79,7% doanh
số bán lẻ, đến năm 1957 chỉ còn 47,3% doanh số bán buôn và 61,8% tổng doanh số
bán lẻ. Nhà nước nắm độc quyền ngoại thương, năm 1955 nhà nước nắm 77% kim
ngạch ngoại thương, năm 1995 tăng lên 95%.

Lực lượng sản xuất của ta sau chiến tranh còn yếu kém, đi lên chủ nghĩa xã hội từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu. Quan hệ sản xuất triển cao, nó không phù hợp
với trình độ của lực lượng sản xuất, cản trở lực lượng sản xuất phát triển. Trên thực
tế mô hình tập thể hoá nông nghiệp không còn phù hợp thay vào đó là chỉ thị 100
về khoán sản phẩm ( 1/1981 Ban Bí thư trung ương Đảng). Hình thức này gắn với
lợi ích cá nhân người lao động nhưng dựa trên cơ sở kinh tế tập thể chưa thừa nhận
kinh tế cá thể. Sau khi ra chỉ thị này có tới 80% tổng số hợp tác xã đã khoán trắng
cho nông dân.
Trong lĩnh vực thương nghiệp vẫn chủ trương “xoá bỏ thương nghiệp tư bản
tư doanh”, “ tổ chức lại thương nghiệp nhỏ, chuyển phần lớn tiểu thương sang sản
xuất”. Đến cuối năm 1978 có khoảng 9 vạn người buôn bán
nhỏ được chuyển sang sản xuất và 15.000 người được tuyển dụng vào thương
nghiệp quốc doanh.
8
Trong giai đoạn này kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Trước tình hình đó nghị quyết Hội nghị TW lần thứ sáu( khoá IV)
đã hé mở tư duy mới, đặt ra nhiệm vụ phải tận dụng các thành phần kinh tế quốc
doanh, công ty hợp doanh, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân được kinh doanh hợp
pháp. Nhưng do sự quản lý của nhà nước còn non kém , tác động vào thị trường
nên đã nảy sinh ra nhiều hiện tượng tiêu cực, làm cho tư thông trở nên rối ren nên
lại nhấn mạnh xoá bỏ tư thương. chính sự không nhất như vậy nên kinh tế tư nhân
trong thời kì này cũng chưa phát triển.
2. Tình hình hoạt động của kinh tế tư nhân sau đổi mới ( 1986 đến nay).
2.1. Sự phát triển về số lượng các hình thức kinh tế thuộc khu vực kinh tế tư
nhân.
Trước đổi mới kinh tế tư nhân là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa, không
được luật pháp bảo vệ và khuyến khích phát triển.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI( tháng 12 năm 1986) và nhất là từ
khi ban hành Luật doanh nghiệp tư nhân năm (1990) cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết
và nhiều chính sách khuyến khích khác, kinh tế tư nhân đã được hồi sinh và phát

nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có tác động của khủng hoảng tài
chính khu vực, sự phát triển hậm lại của nền kinh tế nước ta nói chung và những
yếu kém của bản thân các doanh nghiệp, cùng với hạn chế của những chính sách,
giải pháp vĩ mô chưa kịp với tình hình v.v…
2.2. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân theo ngành nghề sản xuất kinh
doanh.
Các số liệu thống kê cũng như kết quả điều tra cho thấy: đa số các cơ sở kinh
tế thuộc khu vực kinh tế tư nhân đều tập chung vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ,
kế đó mới đến công nghiệp và sau cùng là sản xuất nông
10
nghiệp.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 1995, trong tổng số 1.882.792 cơ sở
kinh tế cá thể, tiểu chủ thì có đến 940.944 cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực thương
mại, khách sạn, nhà hàng; 707.053 cơ sở hoạt động trong ngành nông nghiệp, xây
dựng và chỉ có 234.751 cơ sở trong các lĩnh vực còn lại; nghĩa là lĩnh vực thương
mại, dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất(49%) sau đó đến công nghiệp(38%) và
cuối cùng là các lĩnh vực khác(13%).
Những năm gần đây, xu thế trên vẫn được duy trì và có chiều hướng tập
chung vào các lĩnh vực dịch vụ và sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: trong tổng số
2,2 triệu hộ cá thể, tiểu chủ được khảo sát thời kỳ 1997-1998 thì: lĩnh vực dịch
vụ( bán lẻ, vận tải, dịch vụ cá nhân, khách sạn, nhà hàng, bán buôn và đại lý) có
trên 1,2 triệu cơ sở, chiếm tới 55% tổng số; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng( chế
biến thức ăn, dệt, may, sản phẩm gỗ, xây dựng, khai thác) với 527.000 cơ sở chiếm
26,3% và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp
(ngư nghiệp, chăn nuôi lâm nghiệp và các doanh nghiệp khác) với khoảng 369
ngàn cơ sở, chiếm 18,8%.
Đối với các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu
hạn thì tình hình cũng tương tự trên. Cụ thể là:
Giai đoạn 1991-1996, trong tổng số 17.442 cơ sở: lĩnh vực thương mại,dịch
vụ với khoảng 6.802 cơ sở, chiếm tỷ trọng 39%; công nghiệp chế biến với khoảng

2.3. Sự phát triển của kinh tế tư nhân theo vùng lãnh thổ.
Con số thống kê năm 1995 cho thấy: 55% số doanh nghiệp tư nhân tập trung
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, trong khi đó vùng đồng
bằng Sông Hồng con số đó là 18,1%, vùng Duyên hải miền
12
Trung 10,1%. Trong các tỉnh phía Nam thì riêng thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình
Dương và tỉnh Đồng Nai đã chiếm 63% các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ.
Năm 1996, trong tổng số 1.439.683 cơ sở kinh doanh thuộc doanh nghiệp tư
nhân( bao gồm 1.412.166 cơ sở của cá nhân và nhóm kinh doanh, 17.535 doanh
nghiệp tư nhân và 6883 công ty trách nhiêm hữu hạn) thì : 24% tập trung ở đồng
Bằng sông Cửu Long, 21% ở vùng đồng Bằng sông Hồng, 19% ở vùng Đông Nam
Bộ, 13% ở Khu Bốn cũ, 10% ở vùng duyên hải miền Trung, 9% ở vùng núi và
trung du Bắc Bộ và 4% vùng Tây Nguyên.
Đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân, mức độ phát triển mạnh và tập trung
chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long lên tới 40%; đồng bằng sông Hồng là
33%; và Đông Nam Bộ là 25%. Các công ty cổ phần lại phát triển ở vùng Đông
Nam Bộ lên đến 54%, Đồng bằng sông Hồng 23%.
Sự phát triển và phân bố không đồng đều của kinh tế tư nhân vẫn diễn ra
không đồng đều tên cả nước trong những năm gần đây. Năm 1997, trong tổng số
25.002 cơ sở kinh tế tư nhân( chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân) thì 18.728 doanh
nghiệp tập trung ở miền Nam, chiếm tới 75%, trong khi đó ở miền Bắc chỉ có 4.178
doanh nghiệp, chiếm 17%, và miền Trung có 2.087 doanh nghiệp, chiếm 8,3%.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh có số lượng 6.304 doanh nghiệp, chiếm 25%, bằng
toàn bộ số doanh nghiệp của miền Bắc và miền Trung cộng lại. Năm 1998, các con
số tương ứng là: ở miền Nam 73%, lớn gần gấp 3 lần miền Bắc và miền Trung
cộng lại( 27%); thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa bàn có số lượng lớn nhất(25%),
Hà Nội và miền Trung có số lượng tương đương nhau( khoảng 8%). Tính đến thời
điểm hiện nay thì mặc dù các cơ sở kinh tế nhân đã phát triển ở tất cả mọi nơi trên
đất nước nhưng sự chênh lệch giữa các vùng miền vẫn rõ rệt. Các cơ sở kinh tế tư
nhân tập trung nhiều nhất là ở miền Nam đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các

Trích đoạn Nguyên nhân
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status