Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT - Pdf 11

Chuyên đề thực tập cuối khóa
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã mang lại một sự đổi mới toàn diện
trên mọi lĩnh vực. Chuyển đổi nền kinh tế nước ta từ kế hoạch tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa (XHCN). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đánh dấu bước ngặt quan
trọng của nền kinh tế đất nước, từng bước đưa nước ta hoà nhập vào nền kinh tế thế
giới bằng các quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và các quan hệ thương mại nói
riêng ngày càng phong phú và đa dạng. Đảng và Nhà nước ta đã nhận định rằng việc
tham gia các quan hệ mua bán quốc tế là “nhằm giới thiệu, thúc đẩy khai thác tiềm
năng và thế mạnh của đất nước trên cơ sở đó tiến hành phân công lại lao động xã hội.
Khai thác mọi tiềm năng để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, đồng thời thông qua hoạt
động nhập khẩu để tranh thủ khai thác được thế mạnh về vốn, công nghệ của nước
ngoài cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta để thúc đẩy quá trình tái sản
xuất, tiêu dùng phát triển kịp thời với tiến trình chung của nhân loại.
Nhập khẩu có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế của nước
ta hiện nay. Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời
sống trong nước. Nhập khẩu bổ sung các hàng hoá trong nước không sản xuất được
hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu về nhập khẩu để thay thế những hàng hoá mà nếu
sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. Nhập khẩu tạo điều kiện thúc
đẩy nhanh chóng quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo kinh tế phát triển cân đối, thúc
đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá.
Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT là 1 trong 15 công ty thành viên của
tập đoàn FPT, chuyên về các lĩnh vực như tích hợp hệ thống thông tin, bán các gói
giải pháp phần mềm, cho thuê nguồn lực CNTT trong nước (outsourcing), cho thuê
các quy trình nghiệp vụ( BPO) và dịch vụ tư vấn hoạch định nguồn lực doanh
nghiệp( ERP). Kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là hoạt động chính của công
ty, tuy nhiên lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Bằng nhập khẩu công ty có thể bổ
sung các thiết bị CNTT phục vụ cho việc sản xuất phần mềm, cung cấp các dịch vụ

Chương II: Thực trạng hoạt động nhập khẩu hàng hoá ở Công ty cổ
phần hệ thống thông tin FPT.
Chương III: Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động nhập khẩu của Công ty .
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
2
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HỆ THỐNG
THÔNG TIN FPT
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System – viết
tắt là FIS)
Trụ sở chính: 101 Láng Hạ- Đống Đa- Hà Nội
Điện thoại: +84 4 35626000
Fax: +84 4 35624850
Vốn điều lệ: 350 tỷ đồng.
Là thành viên của tập đoàn FPT. Từ tiền thân là Trung tâm Dịch vụ Tin học
của FPT thời điểm trước năm 1994, ngày nay FIS là sức mạnh hợp nhất của 3 lĩnh
vực: tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm và dịch vụ tư vấn triển khai ERP.
Công ty được thành lập với sứ mệnh giúp các khách hàng của mình - các tổ
chức và doanh nghiệp - nâng cao hiệu quả quản lý, năng lực cạnh tranh và hiệu quả
hoạt động sản xuất - kinh doanh thông qua việc tư vấn và cung cấp hệ thống công
nghệ thông tin toàn diện.
Quá trình hình thành:
1994: Thành lập trung tâm hệ thống thông tin FPT (FIS) và xí nghiệp giải
pháp phần mềm FPT(FSS) cùng với các trung tâm khác của FPT là trung tâm máy
tính, thiết bị văn phòng (FCO), trung tâm phân phối thiết bị tin học( FCD), trung tâm
bảo hành(FSM) trung tâm đào tạo tin học( FIT).Từ đó ngày 31/12 được chọn là ngày
thành lập FIS.

SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
4
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Sơ đồ 1 : SƠ ĐỐ TỔ CHỨC CÔNG TY CP HỆ THỐNG THÔNG TIN FPT.
Nguồn: Nội san chính thức của công ty: tạp chí“ FIS-link”-số tháng 2/2010.
Công ty có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và ban điều hành. Do có trên
mười một cổ đông là tổ chức và cá nhân sở hữu trên 50% số cổ phần của công ty nên
công ty có ban kiểm soát.
Đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm trong
các công việc chính sau: Các vấn đề liên quan đến cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, cổ
tức, huy động vốn; Các dự án đầu tư và phương án đầu tư; Chiến lược kinh doanh và
kế hoạch kinh doanh trung hạn; Tổ chức nhân sự cao cấp; Các dự án và hợp đồng
kinh tế lớn; Giám sát, chỉ đạo TGĐ FIS và các các bộ quản lý cao cấp khác trong
điều hành hoạt động hàng ngày. Chủ tịch hội đồng quản trị cũng chịu trách nhiệm cao
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
5
Chuyên đề thực tập cuối khóa
nhất trong việc xây dựng sự đoàn kết, thống nhất, phối hợp hành động trong nội bộ
FIS; Hỗ trợ các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kinh doanh và các công ty thành viên của FIS
trong việc quản trị các khách hàng chiến lược; Tìm kiếm các cơ hội đầu tư, kinh
doanh mới ngoài mảng kinh doanh truyền thống nhằm mang lại hiệu quả, thế và lực
mới cho FIS, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm cao nhất với tất cả các cam
kết của FIS với khách hàng, đối tác, bao gồm các cam kết bằng văn bản và các cam
kết khác được xây dựng trên sự tin tưởng hợp tác lâu dài với khách hàng và đối tác.
Điều hành công ty là ban giám đốc do tổng giám đốc đứng đầu- người điều
hành các hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho quyền lợi và
nghĩa vụ Công ty trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước cùng với sự trợ giúp
của 4 phó tổng giám đốc phụ trách các mảng riêng biệt như: phát triển thị trường, tài
chính kế toán, kinh doanh và toàn cầu hóa.
Nhằm phối hợp hiệu quả và huy động tối đa nguồn lực để phục vụ khách

243
11,970%
116
5,71% 17,68%
Đại học 1064 52,413% 488 24,037% 76,45%
Trên đại học 7 0,349% 12 0,551% 0,9%
Tổng 1399 68,919% 631 31,081% 100%
(Nguồn: Phòng nhân sự Công ty hệ thống thông tin FPT)
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy do đặc thù của sản phẩm kinh doanh (phần
mềm và các dịch vụ công nghệ thông tin) nên số lượng nhân viên chủ yếu là nam
chiếm 68,919% trong khi nữ chiếm 31,081%. Trình độ nhân viên khá cao và đồng
đều, trên đại học chiếm 0.9%, đại học chiếm đa số với 76.45%, cao đẳng 17.68% và
trung cấp chiếm 4.93%.
1.3. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.3.1. Lĩnh vực hoạt động.
Tích hợp các hệ thống CNTT, bao gồm:
• Hệ thống mạng
• Hệ thống máy chủ
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
7
Chuyên đề thực tập cuối khóa
• Hệ thống bảo mật
• Hệ thống lưu trữ
• Hệ thống trung tâm dữ liệu
• Hệ thống dự phòng và phục hồi sau thảm họa
• Giải pháp tòa nhà thông minh
Cung cấp các giải pháp phần mềm cho các lĩnh vực
• Tài chính ngân hàng
• An ninh quốc phòng
• Bưu chính - Viễn thông

thống quản lý thuế, cấp phát ngân sách, thuế thu nhập cá nhân, phần mềm kế toán
kho bạc, hải quan điện tử…đều do FIS xây dựng thiết kế phát triển. Ngoài ra công ty
còn phát triển phần mềm ứng dụng cho các lĩnh vực như chính phủ điện tử ( eGOV)
cho trên 20 tỉnh thành trên cả nước.
1.3.2. Tình hình kinh doanh của công ty những năm qua.
Mặc dù nền kinh tế Việt nam và thế giới năm 2009 gặp nhiều khó khăn, thị
trường CNTT Việt Nam và thế giới tăng trưởng thấp, nhưng với sự lãnh đạo và định
hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn của HĐQT, với thế và lực đang có, với sự
điều hành linh hoạt và quyết đoán của ban điều hành, sự nỗ lực cao độ của các cán bộ
quản lý các cấp cũng như của toàn bộ các thành viên, FIS đã vượt qua năm 2009 với
những kết quả kinh doanh rất ấn tượng.
Năm 2009 là năm đầu tiên tất cả các đơn vị và công ty thành viên đều kinh
doanh có lãi. Nhóm công ty có lãi từ 12 tỷ đến 20 tỷ đồng bao gồm Trung tâm INF,
ENT Hồ Chí Minh, các công ty Dịch vụ CNTT FPT, Giải pháp phần mềm FPT, Giải
pháp Tài chính công FPT. Nhóm công ty có lãi trên 40 tỷ đồng bao gồm các công ty
Dịch vụ quản lý và hoạch định nguồn lực ERP, Hệ thống thông tin Viễn thông và
dịch vụ công, Hệ thống thông tin Ngân hàng Tài chính. Đặc biệt lĩnh vực Toàn cầu
hóa đã vượt qua ngưỡng Breakeven( hòa vốn) với doanh số 36,5 tỷ lợi nhuận 6 tỷ
VNĐ.
Mặc dù trong năm 2009 gặp khó khăn do tình hình kinh tế có nhiều biến
động nhưng công ty đã vượt qua nhiều khó khăn để cán đích với kết quả ấn tượng.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
9
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Doanh thu 2.994,6 tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2008, hoàn thành 90,4% kế
hoạch năm 2009. Lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 414,8 tỷ đồng, hoàn thành
108,3% kế hoạch năm 2009 và tăng trưởng 29,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi
nhuận sau thuế của công ty đạt 339.8 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với cùng kỳ.
Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận 2 năm liên tiếp.
(Đơn vị: triệu đồng )

11
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Biểu đồ 2: Lợi nhuận sau thuế công ty giai đoạn 2005-2009
( Đơn vị: triệu đồng)
Lợi nhuận sau thuế tăng rất nhanh, nếu năm 2005 chỉ là khoảng 2 con số( 53 tỷ
VNĐ) thì sau 4 năm đã tăng lên 3 con số( sấp xỉ 340 tỷ VNĐ). Trung bình mỗi năm
lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 150%, đó là một con số mà không phải bất kỳ
công ty CNTT nào cũng đạt được.
Năm 2009 công ty đã thực hiện tốt việc chuyển hướng kinh doanh sang phần mềm và
dịch vụ với việc nâng tỷ trọng doanh số phần mềm và dịch vụ công nghệ lên 17.7 %
so với năm 2008 là 15%. Đây cũng là nguyên nhân giúp cho công ty đạt mức lợi
nhuận cao trong năm 2009. Hướng phát triển của FIS trong năm 2010 tỷ trọng phần
mềm và dịch vụ sẽ chiếm 20->21% doanh số toàn công ty.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
12
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Bảng 4: Tỷ trọng doanh số giữa các lĩnh vực kinh doanh.
Đơn vị: %
Lĩnh vực Thực hiện 2008 Thực hiện 2009
Tích hợp hệ thống 85.2% 82.4%
Phần mềm 9.7% 12.3%
Dịch vụ 5.2% 5.3%
Tổng 100% 100%
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh FIS 2009
Về thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước, trong năm 2009 công ty đã nộp ngân
sách nhà nước 96 tỷ VNĐ.
Về tình hình tài chính
 Khả năng sinh lời:
Bảng 5: Các chỉ số thể hiện khả năng sinh lời giai đoạn 2007-2009
Đơn vị: %

luôn giữ ở mức tốt nhất có thể được, tăng nhanh vòng quay vốn trong năm 2010.
 Thay đổi vốn cổ phần:
Cuối tháng 8 năm 2009 công ty đã cổ phần hóa và nâng vốn điều lệ từ 250 tỷ
lên 350 tỷ trong đó FPT chiếm 95% tổng vốn điều lệ, cán bộ công nhân của FIS nắm
giữ 5% còn lại.
Tóm lại công ty cổ phần hệ thống thống thông tin FPT trực thuộc tập đoàn
FPT là 1 trong những doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây khá ấn tượng.
Trong tương lai FIS có chiến lược tích hợp hệ thống thông tin hướng ra toàn cầu bao
gồm bán các gói giải pháp phần mềm do FIS phát triển và cho thuê nguồn lực CNTT
ra nước ngoài, vì vậy hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với
công ty. Bằng nhập khẩu công ty có thể bổ sung các thiết bị CNTT phục vụ cho việc
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
14
Chuyên đề thực tập cuối khóa
sản xuất phần mềm, cung cấp các dịch vụ CNTT đồng thời phục vụ cho nghiệp vụ tái
xuất sau này.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
15
Chuyên đề thực tập cuối khóa
CHƯƠNG 2:
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY.
2.1.1 Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại công ty.
Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Công ty cổ phần hệ thống
thông tin FPT.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
Tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu.

Khiếu
nại và
giải
quyết
khiếu
nại
Mua
bảo
hiểm
hàng
hoá
Lập phương án mua hàng.
Nghiên cứu thị trường.
16
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Trong phần này em chủ yếu tập trung vào nội dung quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng nhập khẩu, các nội dung khác như nghiên cứu thị trường, lập phương án mua hàng,
giao dịch và đàm phán sẽ được trình bày kỹ trong phần 2.1.2 “Thực trạng hoạt động
nhập khẩu của công ty”
Thuật ngữ:
- PO man CTTV: Cán bộ đặt hàng Công ty thành viên.
- PO man: Cán bộ đặt hàng tại phòng Xuất nhập khẩu.
- AM: Cán bộ phụ trách khách hàng
- XNK: Phòng Xuất nhập khẩu (thuộc Ban tài chính kế toán FIS).
- Cán bộ XNK: Cán bộ Xuất nhập khẩu của FBP HO
- FIS BP( hoặc BP) : Ban Kế hoạch kinh doanh.
- iPO: đơn đặt hàng nội do Poman Công ty thành viên lập gửi lên BP hoặc phòng
Xuất nhập khẩu.
- ePo: đơn đặt hàng với nhà cung ứng( đơn đặt hàng ngoại).
- AF: phòng tài chính kế toán.

shipment
(Bước 7)
Check hàng
thừa, thiếu
(Bước 11.1)
Hợp đồng/
dự án đã ký
Sai, thiếu
Lập kế hoạch đặt hàng
(Bước 1)
Kiểm
soát
đặt
hàng
(
Bước 4)
Đạt
Kiểm soát
theo phụ lục HĐ
(Bước 4.2)
Sai vs phụ lục
BB test hàng
sau 7 ngày
Lập kế hoạch đặt hàng/ syn.
Hàng hóa/Kiểm tra tồn kho
(Bước 4.4;4.5; 4.6)
Theo dõi ePO
(Bước 6.1)
Đúng
Đạt

• Bán FOB/CIF: Tên/địa chỉ khách hàng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh
toán
• Miến thuế (nếu có thì đóng dấu “hàng miễn thuế”): Cần có thông tin đánh giá
về nhà cung ứng (nếu NCU mới), trường hợp không có thông tin thì BP sẽ đưa
ra nhà cung ứng phù hợp.
Bước 3: Nhận và kiểm tra đơn đặt hàng
Trong bước này, các cán bộ BP cần:
• Nhận đơn đặt hàng từ các Po man CCTV
• Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ
• Kiểm tra giá, cấu hình…
• Phê duyệt đơn hàng
Bước 4: Kiểm soát đặt hàng
Đơn hàng sau khi được cán bộ BP ký được chuyển tới phòng xuất nhập
khẩu( XNK ). Tại đây, cán bộ phòng xuất nhập khẩu sẽ kiểm tra rà soát lại đơn hàng,
nếu đơn hàng sai so với phụ lục hợp đồng thì trả lại cho POman CCTV. Nếu phù hợp
thì tiến hành ký duyệt, synchronize để hàng về đồng bộ trong vòng 15 ngày( hoặc
theo kế hoạch từng đợt triển khai )
Bước 5: Làm đơn đặt hàng ngoại( ePO):
Cán bộ phòng XNK tiến hành làm đơn đặt hàng ePO (hoặc load ePO theo
quy định của các nhà cung ứng)
Kiểm tra lần 2 đối với các đơn đặt hàng, nếu có sai sót thông báo cho PO
man, thời gian PO man phản hồi không quá 24 tiếng.
Trưởng phòng XNK ký phê duyệt đối với những đơn hàng có giá trị nhỏ hơn
500 triệu đồng, đối với những đơn hàng lớn hơn phải trình ban giám đốc phê duyệt.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
19
Chuyên đề thực tập cuối khóa
 Chuẩn bị hồ sơ.
Sau khi đặt hàng cán bộ XNK cần chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu gồm hợp
đồng ngoại, chứng từ giao hàng (hoá đơn, phiếu đóng gói, C/O…), khai tờ khai hải

cầu các công ty mua bảo hiểm cho hàng hóa của FIS. Điền thông tin vào các
điều khoản chính của Đơn yêu cầu bảo hiểm như sau:
+ Số vận tải đơn: Dùng số vận tải đơn của lô hàng cần mua bảo
hiểm.
+ Số kiện: Thể hiện trên vận đơn hàng hóa.
+ Trọng lượng: Thể hiện trên vận đơn hàng hóa.
+ Số hợp đồng mua bán: Số hợp đồng ngoại của lô hàng cần mua
bảo hiểm.
+ Tên hàng hoá được bảo hiểm: Tuỳ thuộc vào mô tả hàng hoá
trên Hợp đồng
+ Số tiền bảo hiểm: Thể hiện trên hoá đơn.
+ Các thông tin khác: Dựa vào vận đơn.
- Ký, fax và thông báo cho công ty bảo hiểm biết những thông tin đã điền đầy
đủ vào Đơn yêu cầu bảo hiểm.
- Theo dõi, đốc thúc việc cung cấp Đơn bảo hiểm hàng hóa trong thời gian
nhanh nhất đảm bảo cho lô hàng vận chuyển được mua bảo hiểm giảm rủi ro
đến mức tối thiểu.
- Nhận Đơn bảo hiểm hàng hóa từ Nhà bảo hiểm chứng minh hàng hóa kê khai
đã được bảo hiểm.
Khi được báo hàng hoá có dấu hiệu bất thường hoặc bị tổn thất. Ngay lập tức
cán bộ phụ trách phải báo cho nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm đến hiện trường
để xác nhận; đồng thời tập hợp toàn bộ hồ sơ và lập đơn kiếu nại gửi cho nhà
cung cấp dịch vụ bảo hiểm trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày phát
hiện tổn thất. Hồ sơ gồm:
- Đơn yêu cầu bồi thường tổn thất
- Hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan, vận đơn, invoice, packing
list....)
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
21
Chuyên đề thực tập cuối khóa

Cán bộ thanh toán dựa váo các hợp đồng để phân loại các phương thức
thanh toán, lên lịch thanh toán và chuyển kế hoạch thanh toán cho bộ phận AF
Bước 2: Làm đề nghị thanh toán
• Thanh toán trước toàn bộ hoặc 1 phần( theo phương thức TT) bộ hồ sơ
gồm: đơn đề nghị thanh toán, hợp đồng ngoại.
• Thanh toán sau khi nhận hàng, gồm: đơn đề nghị thanh toán, hợp đồng
ngoại, TK hải quan, hoá đơn thương mại, vận đơn đường biển/ hàng
không.
• Thanh toán bằng L/C, gồm: hợp đồng ngoại, đơn xin mở L/C theo mẫu của
ngân hàng.
Tiến hành chuyển bộ hồ sơ thanh toán tới phòng AF để thực hiện thanh toán,
thông báo cho nàh cung ứng biết đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán.
Bước 3: Kiểm soát việc thực hiện trả tiền
Cán bộ kiểm soát thanh toán kiểm tra lại số tiền của chứng từ thanh toán khi
nhận được chứng từ thanh toán từ phòng kế toán, lưu trữ hồ sơ giấy tờ cần thiết liên
quan đến việc thanh toán.
Bước 4: Kiểm tra chứng từ hàng hoá .
cán bộ kiểm soát thanh toán kiểm tra sự phù hợp giữa hoá đơn và PO, giữa
hoá đơn và hàng nhập thực tế, giải quyết phát sinh nếu có.
Bước 5: Xem xét các nguyên nhân
Phối hợpvới người theo dõi vận tải thông báo cho nhà cung ứng về tình hình
hàng hoá thực tế sai với hoá đơn để xử lý đồng thời phối hợp với cán bộ đặt hàng liên
hệ với nhà cung ứng làm phụ lục cho hợp đồng hoặc sửa chứng từ thanh toán cho phù
hợp với điều kiện mới.
 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Sau khi kiểm hàng nếu thấy hàng thiếu hụt hay chất lượng không đảm bảo
theo yêu cầu của hợp đồng, công ty sẽ tiến hành thủ tục khiếu nại, khởi kiện nhà cung
cấp và các đối tượng có liên quan khác như công ty bảo hiểm, công ty vận chuyển...
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
23

định trong hợp đồng bảo hiểm.
SV: Phùng Thị Hồng Thùy Lớp: Kinh doanh quốc tế 48B
24
Chuyên đề thực tập cuối khóa
Khi đưa ra yêu cầu đòi bồi thường thì trước hết công ty phải viết đơn đòi bồi
thường, kèm theo giấy chứng nhận do cơ quan thương kiểm cấp, bản sao hợp đồng
bảo hiểm, hoá đơn, bản sao của vận đơn, báo cáo xử lý hàng hoá của hải quan, cơ
quan cảng vụ, chứng nhận dỡ thiếu hay hư hỏng hàng hoá thường do thuyền trưởng
ký xác nhận và có kiểm nghiệm của công ty bảo hiểm, tất cả đều phải có dấu xác
nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Công ty thường căn cứ vào các nguyên nhân
khác nhau gây ra tổn thất để giải quyết đòi bồi thường, từ đó các đối tượng phải bồi
thường và mức độ bồi thường cũng khác nhau.
Nói chung thì hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp đều phải tuân theo
một quy trình nhất định, tuy nhiên do có sự khác nhau nên mỗi công ty lại thực hiện
quy trình đó theo đặc điểm riêng biệt của mình.
Trên đây là toàn bộ quy trình nhập khẩu tại công ty hệ thống thông tin FPT,
mặc dù đã có rất nhiều cố gắng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả nhưng hiện tại công
ty cũng đã xuất hiện những mặt hiệu quả và chưa hiệu quả trong hoạt động nhập
khẩu của mình.
2.1.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty.
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động nhập khẩu.
Hiện nay đảm nhiệm chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu là 2 phòng xuất
nhập khẩu tại Hà Nội và TP HCM hoạt động như 2 đơn vị độc lập trực thuộc ban kế
hoạch kinh doanh của công ty. Tổ chức nhân sự bao gồm 35 nhân viên, trong đó có 4
thạc sĩ, 24 cử nhân kinh tế, ngoại thương và 7 nhân viên có trình độ cao đẳng. Mỗi
phòng được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó
phòng và các nhân viên phụ trách những mảng riêng biệt như hỏi hàng, soạn thảo hợp
đồng, tính thuế, bảo hiểm, giao nhận, thanh toán, theo dõi hợp đồng và nhập liệu.
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty có thể được biểu hiện bằng bảng dưới đây:
Bảng 7 : Hiệu quả sử dụng lao động bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status