Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - Pdf 11

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay thì nó
cũng đặt ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nước ta. Để có thể thúc đẩy và
phát triển kinh tế-xã hội nước ta, thực hiện chủ chương đường lối CNH-HĐH
của Đảng và Nhà nước thì đòi hỏi lỗ lực rất lớn của Đảng và Nhà nước, các
thành phần kinh tế và toàn dân. Trong đó phải kể đến vai trò của khu vực kinh tế
tư nhân, nó là một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống nền kinh tế nước
ta. Những đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế là không nhỏ trong những
năm qua. Khu vực kinh tế tư nhân không chỉ đóng góp lớn vào GDP của cả
nước mà nó còn giúp giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao
động. Nhưng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì khu vực
kinh tế tư nhân cũng gặp không ít khó khăn, thách thức và cơ hội. Nguyên nhân
một phần là do xuất phát điểm của nước ta còn thấp, đường lối chính sách của
Đảng và Nhà nước còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó còn do thói quen dựa dẫm ỷ
lại, tư duy cũ của thể chế kế hoạch hoá tập trung và những suy nghĩ không đúng
đắn của một số bộ phận công chức công quyền về khu vực này. Từ đó dẫn đến
yêu cầu cấp thiết là phải có những giải pháp hợp lý để phát triển khu vực kinh tế
tư nhân trước thềm hội nhập đang đến gần. Điều đó đòi hỏi phải có sự phối kết
hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành, phía doanh nghiệp …Từ những vai trò và ý
nghĩa trên chúng em quyết định chọn đề tài: “Phát triển khu vực kinh tế tư
nhân trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”để viết.
1
I. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN THỜI
GIAN QUA
1. Những chuyển biến của khu vực kinh tế tư nhân
1.1. Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện
1.1.1. cải cách thủ tục hành chính tiếp tục được cải thiện
Trong năm 2004 vấn đề cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực
kinh tế tư nhân đã được cộng đồng các doanh nghiệp đánh giá cao. Chính sách
thuế và các vấn đề liên quan đến thuế là một trong những vấn đề bức xúc nhất
của cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và khu vực kinh tế tư nhân nói chung

Ngày5/4/2004, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 53/2004/QĐ-TTg về
một số chính sách khuyến khích đầu tư tại khu công nghệ cao, theo đó nhà đầu
tư sẽ được hưởng mức ưu đãi về thuế thu nhập ở mức cao nhất (10% trong suốt
thời gian thực hiện dự án; miễn bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm
50% trong chín năm tiếp theo ) ; ưu đãi về sử dụng đất; cho phép vay vốn tín
dụng trung hạn, dài hạn với lãi suất ưu đãi, bảo lãnh vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu
tư .v.v..
Các hình thức kinh tế cá thể, tiểu chủ đã được hưởng các chính sách ưu
đãi ở mức cao hơn bình thường như: Kinh tế trang trại, làng nghề .v.v.. Nghành
thuế cũng đã áp dụng phương thức thu thuế hoặc hoàn thuế phù hợp với năng
lực quản lý của các hộ kinh doanh cá thể. Nhiều chính sách tài chính khuyến
khích phát triển kinh tế tư nhân và thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn
đã được sửa đổi, bổ sung như : chính sách khuyến khích nghành nghề nông
thôn, chính sách khuyến tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng,
khuyến khích phát triển các loại hình kinh tế trang trại, dịch vụ nông thôn .
Công tác kiểm tra của hải quan được chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu
kiểm”, thực hiện kiểm tra có trọng điểm, mở rộng diện miễn kiểm tra hoặc kiểm
tra xác suất, giảm bớt các loại giấy tờ trong hồ sơ, thủ tục hải quan.
Các thủ tục hành chính về đăng kí kinh doanh và chế độ báo cáo của
doanh nghiệp tiếp tục được đơn giản hoá, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh
3
nghiệp. Nghị định 109/2004/NĐ-CP ngày 2/4/2004 về đăng ký kinh doanh thay
thế Nghị định 02/NĐ-CP năm 2000, đã đưa ra một số quy định mới thuận lợi
hơn cho đăng ký kinh doanh. Trình tự, thủ tục và hồ sơ thành lập doanh nghiệp
được rút ngắn. Thời gian thành lập doanh nghiệp đã được giảm từ khoảng hơn
90 ngày trước đây, xuống còn 7 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ (ở nhiều
địa phương thời gian đăng ký kinh doanh chỉ còn 2-4 ngày ). Thành phố Hồ Chí
Minh đã thử nghiệm đăng ký kinh doanh qua mạng, rút ngắn thời gian đăng ký
kinh doanh còn 1 giờ, chí phí kinh doanh giảm đáng kể .
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo đổi mới doanh nghiệp, các cơ quan thuế,

thông thoáng, minh bạch, đơn giản hơn về quy trình, thủ tục giao đất, cho thuê
đất và quy trình thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng .
Trong năm 2004, Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định quy định chi tiết
việc thi hành Luật Đất đai: Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi
hành Luật Đất đai; Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày
16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; Nghị
định số 197/2004/NĐ-CP ngày 13/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 về
thu tiền sử dụng đất. Các nghị định này đã tạo điều kiện thuân lợi hơn cho doanh
nghiệp trong việc tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh. Tuy chưa phát
huy tác dụng trong năm 2004, những nghị định trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho các năm tiếp theo trong việc giải quyết các vấn đề bức xúc tồn tại nhiều năm
nay.
Để thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với
các nguồn vốn vay, Chính phủ đã ban hành một số quyết định mở rộng đôí
tượng được uỷ thác thực hiện tác nghiệp của Quỹ bảo lãnh cho Quỹ hỗ trợ phát
triển; giao hoặc uỷ thác cho quỹ đầu tư tài chính địa phương. Ngân hàng nhà
nước và các ngân hàng thương mại cũng đã có các quy định thông thoáng hơn,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể, chủ trang trại tiếp
5
cận thuận lợi hơn với các nguồn vốn tín dụng. Vì vậy, số lượng các doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng chính
thức đã tăng lên đáng kể.
Trong những năm gần đây và năm 2004, Chính phủ, các bộ ngành và một
số địa phương đã có nhiều biện pháp góp phần giúp cho doanh nghiệp giảm chi
phí sản xuất, nâng cao hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tính đến cuối năm
2004, đã bãi bỏ 343 loại phí và lệ phí, đã thống nhất áp dụng mức thu và giảm
thu đối với hàng chục loại phí và lệ phí với mức giảm bình quân chung là 20%,
giãn cách các mức phí, cải tiến quy trình thu phí, giảm giá cước và các dịch vụ

quản trị nội bộ ngày càng chính quy và minh bạch hơn. Thực tế nói trên phần
nào chứng tỏ các nhà đầu tư đã tin tưởng vào đường lối, luật pháp và cơ chế
chính sách, có xu hướng đầu tư dài hạn hơn, công khai hơn và quy mô lớn hơn.
Hình 1. Số lưọng các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
thời kỳ 1992-2004
Nguồn: cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2004

Điều đáng quan tâm là số lượng vốn huy động được qua đăng ký thành lập
mới và mở rộng quy mô tăng mạnh mẽ. Trong 4 năm các doanh nghiệp đã đầu
tư (gồm cả đăng ký mới và đăng ký bổ sung) đạt trên 182.175 tỷ đồng (tương
đương khoảng 12,1 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong
7
cùng thời kỳ); trong đó năm 2000 là 1,3 tỷ USD, năm 2001 là 2,3 tỷ USD, năm
2002 là gần 3 tỷ USD, năm 2003 khoảng 3,6 tỷ USD và hết tháng 5-2004
khoảng 1,8 tỷ USD. Riêng số vốn mới đăng ký giai đoạn 2000-2003 đã cao gấp
hơn 4 lần so với 9 năm trước đây (1991-1999). Vốn đăng ký mới ở tất cả các
tỉnh thành phố từ năm 2000 đến tháng 7-2003 đều cao hơn số vốn đăng ký thời
kì 1991-1999. Trong đó, có 33 tỉnh, thành phố đạt tốc tăng cao gấp hơn 4 lần; có
11 tỉnh đạt tốc độ tăng cao hơn 10 lần; thậm chí có những tỉnh như: Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Hưng Yên …đạt tốc độ hơn 20 lần. Xét về tỷ lệ gia tăng, vốn đăng
ký mới ở các tỉnh, thành phố phía bắc tăng nhanh và cao hơn nhiều so với các
tỉnh khác, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung.
Hình 2. Số vốn đăng ký hàng năm của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân
thời kỳ 1998-2004
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Trung tâm Thông tin doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2004
Kết quả là tỷ trọng đầu tư của dân cư và doanh nghiệp trong tổng đầu toàn
xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001 và 25,3% năm 2002; và
năm 2003 trên 27%. Tỷ trọng đầu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước liên
tục tăng và đã vượt lên hơn hẳn tỷ trọng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước

Đơn vị tính: triệu đồng
Loại hình doanh 1991- 1999 2000 2001 2002 2003 2004
9
nghiệp 1998
Doanh nghiệp tư
nhân
Công ty TNHH
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
197
1.006
11.832
-
400
1.360
5.136
-
439
1.091
4.223
550
546
1.276
4.923
88
629
1.513
6.473
-
665

Số dự án ưu đãi theo
ngành nghề
Số dự án được ưu
đãi theo địa bàn :
- Địa bàn kinh tế
xã hội khó khăn
- Địa bàn kinh tế
xã hội đặc biệt
khó khăn
6.496
1.863
550
63.135
8.350
1.720
789.069
165.080
76.540
Nguồn: Viện nghiên cứu QLKTTƯ tổng hợp qua báo cáo của các tỉnh/thành phố
1.3. Tạo nhiều công ăn việc làm mới
Nước ta hàng năm có thêm khoảng 1,4-1,5 triệu người đến tuổi tham gia
thị trường lao động. Ngoài ra, số lao động nông nghiệp có nhu cầu chuyển sang
làm việc trong các ngành phi nông nghiệp cũng không nhỏ. Nhu cầu hàng năm
phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là một áp lực xã hội mạnh đối với
chính phủ và các cấp chính quyền địa phương
Thực tế ở địa phương cho thấy, 1 ha trồng lúa chỉ giải quyết dược 5 lao
động (gồm 2 thường xuyên và 3 thời vụ) và có doanh thu từ 20-30 triệu đồng,
hàng năm 1 ha trồng cây lâu năm cho doanh thu từ 40-50 triệu đồng .Trong khi
1 ha đất phục vụ phát triển công nghiệp có thể sử dụng hàng chục hàng trăm lao
động mỗi năm với thu nhập bình quân mỗi năm gần 10 triệu đồng. Theo điều

thấp, dưới 10%; tuy nhiên cũng có một số cá biệt như; Hà Giang chiếm 60%
xuất khẩu của địa phương, Quảng Ngãi 34%, Bình Thuận 45%.
1.5. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách
Đóng góp của các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân vào nguồn
ngân sách nhà nước đang có xu hướng tăng lên trong mấy năm gần đây, từ
khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7,4% năm 2002 (tỷ lệ tương ứng của doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là 5,2% và 6%, của DNNN là
21,6% và 23,4% ). Thu từ thuế công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh
12
năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch và tăng 13% so với năm 2001. Năm 2003, số thu
từ doanh nghiệp dân doanh chiếm 15% tổng số thu tăng 29,5% so với cùng kỳ
các năm trước.
So với ngân sách trung ương, đóng góp của các doanh nghiệp dân doanh
trong nguồn thu của ngân sách địa phương lớn hơn nhiều. Ví dụ, Thành phố Hồ
Chí Minh đóng góp của doanh nghiệp dân doanh trong tổng thu của ngân sách
địa phương là 15%, Tiền Giang 24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Ninh Bình
19%, Yên Bái 16%, Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33% v.v..
Nhìn chung đóng góp trực tiếp vào nguồn ngân sách nhà nước của các
doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể theo Luật Doanh nghiệp trong mấy năm qua
là chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực kinh tế này. Ngoài đóng
góp vào ngân sách, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp còn tích cực tham gia
đóng góp xây dựng các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông nông
thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp phúc lợi xã hội khác ở các địa phương
trong cả nước.
1.6. Góp phần phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Từ năm 2000 đến nay, thực hiện Luật Doanh nghiệp, Luật KKĐTTN và
các cơ chế, chính sách của Nhà nước hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn, khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh cả về số lượng, vốn đầu tư đến
quy mô hoạt động, đã đóng góp phần không nhỏ vào phục hồi và thúc dẩy tăng
trưởng kinh tế. Tác động tích cực này được chuyển tải thông qua tăng thêm vốn

nghiên cứu, triển khai của khối DNNN ở Việt Nam cũng còn ở mức thấp,
khoảng 0,2% doanh thu, qúa thấp so với tỷ trọng 5-10% của doanh nghiệp các
nước phát triển. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân hầu như chưa tham gia
hoạt động nghiên cứu và triển khai. Trong ba giai đoạn phát triển công nghệ là
tiếp thu, làm chủ công nghệ và sáng tạo công nghệ, hầu hết doanh nghiệp Việt
Nam chỉ dừng ở giai đoạn tiếp thu công nghệ một cách thụ động thông qua nhập
khẩu máy móc và thiết bị. Trong công nghệ nhập khẩu, tỷ trọng giá trị phần
mềm công nghệ chỉ chiếm khoảng 17% tổng giá trị nhập khẩu, còn lại chủ yếu
14

Trích đoạn Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược sản xuất kinh doanh thích hợp Phát huy vai trò tích cực của các hiệp hội doanh nghiệp trong thu thập và
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status