Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội - Pdf 12

Khoá luận tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm đổi mới gần đây, đất nước ta có nhiều đổi thay và đã đạt
được nhiều thành tựu đáng tự hào. Kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân
ngày một nâng cao. Đi đôi với sự phát triển kinh tế – xã hội là sự gia tăng dân số và
tốc độ đô thị hóa diễn ra rất mạnh. Vấn đề ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trở
nên nghiêm trọng, trong đó chất thải rắn là một trong những nguồn gây ô nhiễm đáng
kể tới môi trường. Chất thải rắn được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau: công nghiệp,
sinh hoạt, xây dựng v.v…
Để bảo vệ môi trường của Thành phố Hà Nội bền vững thì công tác quản lý
chất thải rắn trong đô thị là vấn đề hết sức cấp bách và cần thiết. Hiện nay, quá trình
đô thị hóa ở Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, địa bàn đô thị ngày càng mở rộng, các
khu đô thị mới liên tiếp được mở ra, cùng với qúa trình đô thị hóa, hiện đại hóa đất
nước đã kéo theo lượng rác thải đô thị ngày càng tăng. Hà nội cũng như nhiều đô thị
trong cả nước hiện nay đang phải chịu nhiều hậu qủa do những tổn thất về môi
trường mà do chính qúa trình phát triển, tăng trưởng kinh tế xã hội đem lại.
Trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, vấn đề rác thải đô thị đã được quản
lý và quy hoạch, nhưng riêng về phế thải phát sinh trong quá trình xây dựng vẫn
chưa được quan tâm và xử lý đúng mức đã gây nhiều vấn đề về môi trường, làm
chất lượng môi trường bị suy giảm, không những ảnh hưởng tới sức khỏe con người
mà còn làm mất đi vẻ đẹp và mỹ quan đô thị. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu
trên, chúng tôi đã chọn đề tài:
“Thiết lập hệ thống thu gom - trung chuyển - xử lý phế thải xây dựng
trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu sau:
1. Mục đích:
* Quản lý được toàn bộ lượng phế thải xây dựng phát sinh trên địa bàn thành phố
từ nơi phát thải đến nơi xử lý.
* Giảm nồng độ bụi Thành phố, hạn chế ô nhiễm đất, bảo vệ hạ tầng kỹ thuật,
chống xâm lấn lòng hồ, sông, mương.
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
1

Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa và
khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam
- Vĩ độ Bắc: 20
0
53’ đến 21
0
23’;
- Kinh độ Đông: 105
0
15’ đến 106
0
03’.
- Giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía
Đông và Đông Nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía Nam và phía Tây.
- Diện tích tự nhiên: 921 km
2
- Chiều dài nhất từ phía Bắc xuống phía nam là hơn 50 km
- Chỗ rộng nhất từ tây sang đông là 30 km
- Cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn) so với mực nước biển
- Thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm), 12m so với mực nước biển.
* Địa hình:
Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng được bồi đắp bởi
các dòng sông với các bãi bồi và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi còn có các vùng
trũng với các hồ đầm (dấu vết của các lòng sông cổ).
Phần lớn diện tích của Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng
với độ cao trung bình từ 15 m đến 20 m so với mặt biển. Còn lại chỉ khu vực đồi núi
ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam
Đảo có độ cao từ 20m đến 400 m, đỉnh Chân Chim cao nhất là 462 m.
* Hệ thống sông ngòi:
Hà nội là thành phố gắn liền với những dòng sông, trong đó sông Hồng là lớn

mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt
trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà nội có độ ẩm và có
lượng mưa khá lớn.
- Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6
0
C, độ ẩm 79%, lượng mưa
khoảng 1.672,2mm
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
4
Khoá luận tốt nghiệp
- Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Sự luân chuyển của các mùa làm
cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có những nét riêng.
- Nhiệt độ thấp nhất là 2,7
0
C (tháng 1/1955).
- Nhiệt độ cao nhất: 42,8
0
C (tháng 5/1926).
Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa
thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
* Dân sô:
Dân số của thành phố năm 2006 có 3.216.700 người trong đố dân số nội thành
chiếm 65%, dân số ngoại thành chiếm 35%.
Dân cư Hà Nội phân bố không đều giữa các lãnh thổ hành chính và giữa các
vùng sinh thái. Mật độ dân số trung bình của Hà Nội là 2881 người/km
2
(mật độ
trung bình ở nội thành 19163 người/km

Diện tích
(km
2
)
Dân số
(người)
1 Quận Ba Đình 14 phường 9,224 228.352
2 Quận Cầu Giấy 12 phường 12,04 147.000
3 Quận Đống Đa 21 phường 9,96 352.000
4 Quận Hai Bà Trưng 20 phường 14,6 378.000
5 Quận Hoàn Kiếm 18 phường 5,29 178.073
6 Quận Hoàng Mai 14 phường 41,04 216.277
7 Quận Long Biên 14 phường 60,38 170.706
8 Quận Tây Hồ 8 phường 24 115.163
9 Quận Thanh Xuân 11 phường 9,11 185.000
(Nguồn: tổng cục thống kê)
Tổng diện tích 921 km
2
(nội thành chiếm 19,97% và ngoại thành chiếm 80,03%
bằng 0,28% diện tích của cả nước). Các đơn vị hành chính của Hà Nội được thể hiện
chi tiết ở bảng 1.2
Bảng 1.2. Diện tích - dân số - đơn vị hành chính đến 01-04-2004
Diện tích
(km
2
)
Dân số
(1000 ng)
Mật độ dân số
(người/km

tốt. Tuy nhiên mạng lưới cung cấp nước tại các khu vực nông thôn vẫn chưa đạt yêu
cầu. Nước cấp cho thành phố được khai thác từ nguồn nước ngầm dưới lòng đất.
Cùng với sự phát triển của qúa trình đô thị hóa, nhu cầu về nước sinh hoạt sẽ tăng
trong thời gian tới. Do vậy Hà Nội đang tìm kiếm, khai thác nguồn cung cấp nước
sông. Thêm vào nữa, tiêu chuẩn chất lượng nước cũng đang được thành phố lưu tâm.
* Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:
Tình trạng ngập úng thường hay xảy ra tại Hà Nội, vào thời điểm cao nhất, tại
khu vực trung tâm thành phố mực nước ngập úng có thể sâu từ 50 đến 60 cm.
Theo kết qủa khảo sát các hộ gia đình, có 43,6% các hộ xả nước thải vào hệ
thống thoát nước thải thành phố và 40% xả trực tiếp xuống bể phốt sau đó sẽ được
thu gom và xử lý bởi các đơn vị dịch vụ môi trường công cộng. Tuy nhiên, có đến
16,5% số hộ gia đình không tiếp cận được với bất cứ hình thức xử lý nước thải nào ở
trên.
Về nhà vệ sinh, 75,8% số hộ gia đình có nhà vệ sinh dội nước. Lọai hình nhà vệ
sinh này phổ biến ở các khu vực trung tâm hơn, ở các vùng nông thôn của thành phố
loại nhà vệ sinh này vẫn còn chưa nhiều.
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
7
Khoá luận tốt nghiệp
Thành phố đang cải thiện hệ thống thoát nước nhằm giảm bớt tình trạng ngập
úng như hiện nay. Đồng thời, thành phố cũng đang lưu ý đến việc xác định vị trí và
công suất của các cửa xả, trạm bơm, hồ chứa và đường ống thoát nước.
Hệ thống xử lý nước thải của Hà Nội sẽ phải được nâng cấp hơn nữa mới có thể
đáp ứng được các tiêu chuẩn về nước thải của Việt Nam.
* Thu gom chất thải rắn (rác thải):
Hiện tại, 84% địa bàn thành phố Hà Nội đã có dịch vụ thu gom rác thải công
cộng, dịch vụ thu gom của tư nhân và tập thể cũng đã xuất hiện ở các khu vực còn
lại. Chỉ còn huyện Sóc Sơn là mới chỉ đảm bảo cung cấp được 30% nhu cầu về dịch
vụ này trong khi các huyện khác trung bình đã có thể đảm bảo cung cấp được 70%.
Trong những năm gần đây, dân số Hà Nội tăng nhanh song song với việc đô thị hóa

Tỷ lệ trên tổng diện tích đất (%) 1.9
Tỷ lệ giữa chiều dài trên diện tích
(km/km
2
)
0.74
(Nguồn: HAIDEP, nghiên cứu quy hoạch tổng thể thành phố Hà Nội, tập 1)
* Du lịch:
Một điểm đáng lưu ý là số lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài đến
thăm Hà Nội tăng nhanh trong thời gian vừa qua ở các mức tương ứng là 13% và
20%. Điều này cho thấy Hà Nội đang hội nhập tích cực vào thị trường toàn cầu và
thực sụ có tiềm năng thu hút thương mại, đầu tư vào du lịch không chỉ trong nước mà
còn từ nước ngoài. Với nhiều cơ hội phát triển như vậy, Hà Nội cần phải có một kế
hoạch phát triển phù hợp cho tương lai.
* Lối sống:
Đa số các gia đình Hà Nội sống trong nhà riêng và sở hữu một hoặc nhiều xe
máy. Số người sở hữu ô tô còn thấp, dưới 2%. Còn nhiều gia đình với thu nhập ở
mức thấp nhất không thể mua được bất cứ loại phương tiện giao thông cơ giới nào.
* Văn hóa:
Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà
Nội. Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ đây trên sóng
phát thanh và truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới của
40 nhà xuất bản trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài, làm phong phú đời
sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới.
* Giáo dục đào tạo:
Các đây gần 1000 năm, Thăng Long có Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại
học đầu tiên của nước ta, và nay Hà Nội là nơi tập trung 49 trường đại học và cao
đẳng của đất nước, với hơn 340 nghìn học sinh - sinh viên. Sau cách mạng Tháng
Tám 1945, tất cả các trường của Việt Nam đều dùng tiếng Việt.
Bên cạnh đó là 25 trường trung học chuyên nghiệp với 15 nghìn học viên, tăng

liệt, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân vốn đầu tư XDCB đối với các công trình trọng
điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Phấn đấu trong năm 2008, hoàn thành GPMB
cho 12 dự án, khởi công và triển khai xây dựng 29 công trình và các hạng mục công
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
10
Khoá luận tốt nghiệp
trình, hoàn thành 8 công trình và hạng mục công trình. Đẩy mạnh chương trình phát
triển nhà ở xã hội để phục vụ nhu cầu của các đối tượng có thu nhập thấp. Khởi công
xây dựng khu tổ hợp cao 65 tầng tại Liễu Giai - Đào Tấn, công viên Yên Sở, gói thầu
xây lắp cầu và đường thuộc dự án đường Văn Cao – Hồ Tây, bảo tàng Hà Nội,
trường chuyên Amsterdam....Số lượng cấp giấy phép xây dựng khoảng 3100 giấy
phép, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước.
Hạ tầng thương mại trên địa bàn được tập trung đầu tư phát triển; triển khai đầu
tư xây dựng 27 trung tâm thương mại kết hợp chợ; thực hiện đề án chuyển đổi mô
hình quản lý chợ của các quận, huyện. Chuẩn bị và đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân
cả về số lượng và chất lượng hàng hóa.
1.3.1. Cơ cấu sử dụng đất
Phát triển thành phố Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc,
phía Tây và Tây Nam; nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng. Dự báo cơ cấu sử dụng đất
được thể hiện ở bảng 1.4
Bảng 1.4. Dự báo cơ cấu sử dụng đất
Đơn vị:%
2000 2005 2010
Tổng diện tích đất tự nhiên 100 100 100
1. Diện tích đất đô thị 12,4 21,1 31,8
2. Diện tích đất thổ cư nông thôn 7,3 3,5 1,9
3. Đất dành cho các khu đặc biệt 1,1 6,8 8,6
4. Đất xây dựng giao thông 5,6 6,8 7,9
5. Đất dành cho thủy lợi 5,3 5,9 6,3
6. Đất không bố trí kinh tế 7,8 7,8 7,8

210,0 768,0 195,0 768,0
4 Quận Đống Đa 268,0 1.008,5 255,0 1.008,5
5 3 phường quận Tây Hồ 50,0 309,7 50,0 309,7
( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền
vững vùng Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới năm 2020 được
thể hiện ở bảng 1.6
Bảng 1.6. Các chỉ tiêu khống chế đối với khu vực phát triển mở rộng tới
năm 2020
TT Khu vực
Dân số Các chỉ tiêu thống kê
Quy mô
1000 ng
Mật độ
dân số
(ng/ha)
MĐXD
(%)
Tầng cao
tb (tầng)
HSSĐ
1
5 phường quận Tây
Hồ
70,0 70,0 40 - 50 3,5 - 5,0 1,4 - 2,25
2
Khu vực quận Cầu
Giấy
203,0 80,0 45 - 50 3,3 - 5,0
1,35 -

thị (ha)
Dân số
(1000 ng)
Đất XD đô
thị (ha)
Khu Hà Nội mới
(Bắc sông Hồng)
325,0 3,234 1000 12.820
1 Bắc Cầu Thăng Long 127,0 100 - 1500 311 3.850
2 Khu vực Cổ Loa - - 256 3.245
3 Khu vực Đông Anh - 256,0 105 1.430
4 Khu vực đô thị Gia Lâm 198,0 2.250 328 4.295
( Nguồn: Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện nghiên cứu phát triển bền vững vùng
Bắc Bộ, 7/2007, Định hướng phát triển bền vững Thành phố Hà Nội)
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
13
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 2 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Thành phố Hà Nội
- Phế thải xây dựng
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Trong qúa trình thực hiện khóa luận, chúng tôi tiến hành thu thập tài liệu của
các cơ quan sau:
- Sở Khoa học Công nghệ - Môi trường Hà Nội
- Sở quy hoạch kiến trúc
- Công ty cổ phần dịch vụ môi trường Thăng Long
- Trung tâm Khoa học và Môi trường Hà Nội
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội

3
) .
trong đó S là diện tích công trình
h là chiều sâu cần đào của móng
và thể tích của phế thải cần vận chuyẻn bằng 1,5 lần thể tích móng
của công trình. Vpt=1,5V (Vpt thể tích của phế thải cần vận chuyển)
* Để ước tính được lượng bùn thải trong qúa trình khoan cọc nhồi ta dùng công thức
sau:
V=pi.R
2
.l trong đó R là bán kính cọc nhồi, l là chiều dài cọc nhồi
2.2.4. Phương pháp bản đồ
Trong qúa trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng bản đồ hành chính của Hà
Nội để phân tích, bố trí lập các điểm tập kết và xử lý phế thải xây dựng
2.2.5. Phương pháp tổng hợp phân tích thống kê
Phương pháp này nhằm tổng hợp các tài liệu đã thu thập được, chỉnh lý thống
kê lại chúng từ đó lập ra các bảng biểu, sơ đồ, bản đồ, đưa ra những lời bình luận,
nhận xét.
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
15
Khoá luận tốt nghiệp
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
16
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 3 – HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
PHẾ THẢI XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Chất thải rắn (CTR) bao gồm tất cả các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các
hoạt động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay
khi con người không muốn sử dụng nữa.
Các nguồn phát sinh CTR bao gồm:

3
.
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
17
Khoá luận tốt nghiệp
Theo TVCN 5937 - 1995, (sửa đổi 2005) tiêu chuẩn về chất lượng không khí
xung quanh, nồng độ bụi lơ lửng cho phép là 0,3mg/m
3
(trung bình 24h). Như vậy,
nồng độ bụi ở các quận nội thành đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần. Bụi
phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu từ các phương tiện chở vật liệu
xây dựng rời, chở phế thải xây dựng, các công trình xây dựng không chấp hành các
quy định về việc đảm bảo VSMT lĩnh vực xây dựng, đổ đất thải PTXD không đúng
nơi quy định v.v...
Theo thống kê của sở giao thông công chính, tại 4 điểm là khu vực đuôi cá, đê
sông Hồng, đường Láng - Hoà Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 75% số xe tải
chở vật liệu xây dựng rời không đảm bảo yêu cầu vệ sinh như thùng xe không kín
khít, không có nắp đậy thùng hoặc nắp đậy không kín, chở vật liệu quá tải, để vật liệu
rơi vãi ra đường, gây bụi bẩn, ô nhiễm không khí xung quanh.
Tốc độ đô thị hoá của thành phố ngày càng tăng, nhu cầu xây dựng tăng nên
phát sinh nhiều phế thải. Do các chủ công trình muốn giảm bớt chi phí vận chuyển
đất thải, phế thải, vật liệu xây dựng nên đã thuê đủ loại đối tượng (xe thồ, xe ôtô ben
loại trọng tải nhỏ....) vận chuyển. Các đối tượng này thường tìm những địa điểm gần
công trình để giảm chi phí. Vì lợi ích, các lái xe ngang nhiên vi phạm việc đổ phế thải
không đúng nơi quy định. Việc đổ trộm phế thải thường diễn ra vào ban đêm vì vậy
rất khó phát hiện.
Phế thải đổ không đúng nơi quy định ở khắp mọi nơi: trên hè đường, lấn chiếm
lòng đường, lấn chiếm ven hồ, lòng hồ, bãi sông, lòng sông: Sông Hồng, sông Tô
Lịch, các mương thoát nước trong ngõ xóm gây tắc nghẽn dòng thoát nước, xâm lấn
hành lang an toàn giao thông (đường quốc lộ, đường ra ngoại thành…) gây tai nạn

Đơn vị
chuyê
n môn
quản

Kết qủa quản

1
Rác y
tế
QĐ 3093
QĐ - UB

155/QĐ
-TTg

2575/1999/
QĐ -YT

Phân loại tại
cơ sở xử lý tại
XN chế biến
phế thải Cầu
Diễn
Chuyê
n
nghiệp
- Quản lý tốt
- Thu gom xử lý
đạt ≥ 80%

Sơn Sóc Sơn
Chuyê
n
nghiệp
- Q.lý chưa tốt
- Thu gom xử lý
khoảng 30%
Kiều Thị Thu Hà Lớp: K7 Môi trường
19
Khoá luận tốt nghiệp
T
TT
Loại
rác
Văn bản quản lý
chung riêng
Quy
định
của nhà
nước về
chi phí
xử lý
Biện pháp
và nơi xử lý
Đơn vị
chuyê
n môn
quản

Kết qủa quản

dựng

3093 QĐ-
UB

14/07 QĐ-
UB
Chưa có
TP quy định
một bãi đổ
tạm thời tại
bãi Yên Sở
Thanh Trì
nhưng hiện
tượng đổ
không đúng
noi quy định
vẫn diễn ra
tại nhiều nơi
Nhiều
thành
phần
tham
gia
- Quản lý chưa
tốt
-Thu gom đảm
bảo vệ sinh
khoảng 20%
Từ việc phân tích các chỉ số quản lý cơ bản trên có thể nhận thấy cho đến thời


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status