Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 - Pdf 12

Chuyên đề tốt nghiệp
Lêi më ®Çu
Đât đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội quốc phòng và an ninh. Vì vậy, quy hoạch sử dụng
đất đai có hệ thống và khoa học là cần thiết, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Quy hoạch đất đai mang tính chất dự báo và thể hiện mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các vùng lãnh thổ
trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu
quả. Một thực tế đang tồn tại ở các địa phương, đặc biệt là ở cấp xã việc quy
hoạch đất đai thường làm không đúng theo quy trình làm cho chất lượng quy
hoạch sử dụng đất đai không đật hiệu quả cao, quy hoạch phải làm đi làm lại
nhiều lần gây tốn kếm cả về công sức, thời gian và tiền bạc.
Xã Cao Thắng có 1 vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Huyện Thanh Miện nói riêng và cả tỉnh Hải Dương nói chung.
Trong tương lai gần nhu cầu sử dụng đất đai là rất lớn và có nhiều biến động
theo xu thế phát triển của xã hội do đó quy hoạch xã Cao Thắng là 1 việc tất
yếu phải làm. Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng giúp cho bản
quy hoạch gần hơn với thực tiễn, để có thể kịp thời điều chỉnh quy hoạch sử
dụng đát đai trong quá trình thực hiện ngoài thực tế, đóng góp một phần nào
giúp quy hoạch sử dụng đất đai của xã Cao Thắng có hiệu quả cao nhất. Do
đó, em đã lựa chọn đề tài: “ Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao
Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010” làm đề
tài nghiên cứu.
1
Chuyên đề tốt nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai của xã Cao Thắng - Huyện Thanh
Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010.

nhận tính pháp lý về mục đích và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng
và quản lý đất đai theo pháp luật).
Quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp của nhà nước về tổ
chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả nhất
(đáp ứng đồng bộ cả 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường), thông qua việc
phân bố quỹ đất và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, bảo
vệ đất đai và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất là 1 phạm trù lịch sử, nó gắn liền với sự phát
triển, nhận biết của con người, sự phát triển của xã hội, trình độ phát triển của
quản lý nhà nước và của khoa học ky thụât - đây là những yếu tố tác động vào
quy hoạch. Nhưng xét về mặt khoa học làm nền cho quản lý thì quy hoạch sử
dụng đất cũng chứa đựng những yếu tố tĩnh, ổn định, bền vững vì nó luôn tồn
tại cùng với sự tồn tại của nhà nước đương thời, không có nó thì nhà nước đó
sẽ mất phương hướng trong quản lý đất đai.
Như vậy, về thực chất ”quy hoạch sử dung đất là hệ thống các biện
pháp của nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử
3
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường”.
1.2) Tính chất của quy hoach sử dụng đất:
1.2.1) Tính lịch sử - xã hội:
Từ khi xuất hiện xã hội loài người thì con người và đất đai luôn có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Để tồn tại và phát triển con người luôn tìm mọi
biên pháp khai thác và tổ chức sư dụng đất đai 1 cách có hiệu quả nhất, đáp
ứng được nhu cầu của mình. Và trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nảy
sinh nhiều mối quan hệ giữa người với đất đai, cũng như quan hệ giữa người
với người, đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là
yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ trong quá trình lao động và sản xuất của con
người. Vì vậy, nó luôn là 1 bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.

quốc dân, phát triển ổn định nền kế hoạch kinh tế - xã hội, tuân thủ các quy
định, các chỉ tiêu về dân số, đất đai và môi trường sinh thái.
1.2.6) Tính khoa học và hiệu quả:
Trong quá trình xây dựng phương án, lập quy hoạch sử dụng đất phải
nghiên cứu kỹ các yếu tố về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí
hậu, thuỷ văn,…, các yếu tố về kinh tế - xã hội như: tốc độ tăng trưởng, cơ
cấu kinh tế, dân số, mức sống…, các yếu tố về hiện trạng sử dụng đất như:
loại hình sử dụng, cơ cấu… và nhiều yếu tố có liên quan khác. Từ đó, bố trí
sắp sếp lại việc sử dụng đất cho hợp lý, hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế - xã
hội - môi trường.
2)Các loại hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam:
Có nhiều quan diểm khác nhau về cách phân loại quy hoạch sử dụng
đất. Mọi quan điểm đều dựa trên nhưng căn cứ hoặc cơ sở chung là quy hoạch
sử dụng đất đai.
5
Chuyên đề tốt nghiệp
- Quy hoạch sử dụng đất theo ngành như các dạng sau:
+ Quy hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp.
+ Quy hoạch sử dung đất đai lâm nghiệp.
+ Quy hoạch sử dung đất đai công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
+ Quy hoạch sử dụng đất đai giao thông, thủy lợi.
……..
Quy hoạch sử dụng đất đai giữa các ngành có quan hệ chặt chẽ với
quan hệ sử dụng đất của các vùng và cả nước.
- Quy hoạch sử dụng theo lãnh thổ có các dạng sau:
+ Quy hoạch tổng thể sử dụng đất cả nước.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
+ Quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ là tổng thể diện tích

Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là:
+ Xác định mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và các giải pháp sử dụng
đất dâi cho từng mục đích trên địa bàn xã.
+ Xác định nhu cầu và cân đối quy đất đai cho từng mục đích sử dụng,
từng phương án.
+ Xác định cụ thể vị trí, phân bổ, ranh giới, quy mô diện tích và cơ cấu
sử dụng từng khoanh đất cho các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp và các khu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng như đường giao thông, kênh
mương, thủy lợi, lưới điện bưu chính, viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục, thể
thao… các dự án các công trình chuyên dụng khác.
3) Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là các quyết đinh của con người nhằm tạo điều
kiện đưa đất đai vào sử dụng 1 cách có hiệu quả nhằm mang lai lợi ích cao
7
Chuyên đề tốt nghiệp
nhất, nó thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: Điều chỉnh mối quan hệ giữa người
và đất đai; là tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản
xuất của xã hội kết hợp với bao vệ môi trường.
Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghia cực
kỳ to lớn và quan trong cho tương lai. Căn cứ vào các điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội,… của mỗi vùng, quy hoạch sử dụng đất được tiến hành nhằm
định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn đó lập quy hoach, kế hoạch
sử dung đất đai chi tiêt của mình sao cho có hiệu quả nhất.
Quy hoạch đất đai chính là 1 công cụ quản lý của nhà nước, giúp ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh lấn, lấn chiếm, hủy hoại đất, phá vỡ cân
bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường. Từ đó sẽ làm kìm hãm sản xuất, đời
sống người dân bị ảnh hưởng.
Nền kinh tế phát triển làm cho đát đai bi phá hủy nghiêm trọng, khiến mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thảng. Vấn đề được đt ra là phải sử
dụng đất đai như thế nào? Đang là vấn đề cấp bách và cần thiết không chỉ ở

cấp xã trong thời kỳ mới:
1.2.1) Luật đất đai năm 2003:
Để cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng IX về ”Tiếp tục đổi mới chính
sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua luật đất đai năm 2003 tại kỳ hop thứ 4
khóa IX trên cơ sở kế thừa luật đất đai năm 2003 và luật sửa đổi, bổ sung 1 số
điều luật đất đai năm 1998 và sửa đổi 1 số điều luật đất đai năm 2001.
1.2.2) Các văn bản dưới luật:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP: Nhằm thực hiện tốt luật đất đai năm
2003, ngày 29/10/2004 chính phủ đã ban hành nghi định số 181/2004/NĐ-CP
về hướng dẫn thi hành luật, trong đó đã cụ thể hóa 1 số điều về quy hoạch sử
9
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng đất.
- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT: Nhằm thực hiện tốt quy hoạch sử
dụng đất đâi đã dược quy định Bộ tài nguyên và Môi trường đã ban hành
thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 về hướng dẫn lập, điều
chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
2) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh:
Trước những thay đổi thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, cũng như
những đòi hỏi chất lượng ngày càng cao của thực tiễn đối với quy hoạch sử
dụng đất đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện các quy định đối với quy hoạch sử
dụng đất nói chung và quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã nói riêng.
Ngày 01/10/2001 chính phủ đã ban hành nghị định số 68/2001/NĐ-CP
về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Phải xác định mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của xã trong thời kỳ
quy hoạch và sau quy hoạch. Tính toán nhu cầu sử dụng đất cho mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và cân đối quỹ đất.
3) Yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, danh
lam thắng cảnh:

Những phương pháp dự báo tốc độ tăng đân số chỉ mang tính tương đối
do trong quá trình phát triển có nhiều tác động mang tính khách quan không
lường hết được. Vì vậy cần áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết hợp
với phân tích thực tế để đưa ra những dự báo 1 cách chính xác và hợp lý nhất.
6) Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước:
Bất kỳ 1 quy hoạch sử dụng đất nào cũng nhằm phát triển kinh tế - xã
hội 1 cách hài hòa và bền vững, cùng chung 1 mục đích là là giúp xã hội phát
triển, tất yếu chúng sẽ có sự liên hệ mật thiết với nhau và có sự phụ thuộc vào
nhau.
11
Chuyên đề tốt nghiệp
Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai kỳ trước và yêu cầu
của kế hoạch, quy hoạch kỳ này để xây dựng nên 1 bản quy hoạch hợp lý,
toàn diện, bao đảm sự phát triển cân đối cho xã.
Quy hoạch sử dụng đất cấp xã còn còn phải căn cứ vào quy hoạch của
các ngành. được thựchiện trên cơ sở định hướng quy hoạch sử dụng đất câp
huyện, thành phố. Quy hoạch sử dụng đất đai tiến hành với mục tiêu xác định
chiến lược dài han về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng đất đai cũng như tổng
thể không gian chung.
Quy hoạch sử dụng đất đai là ngắn hạn hay dài hạn thì nó đều có 1 mức
thời gian nhất đinh, quy hoạch có thể phù hợp với tình hình phát triển hiện
nay nhưng tương lai thì sẽ bị lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển kinh tế - xã
hội nói chung. Đòi hỏi phải xây dựng 1 bản quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đai kỳ trước. Đây chính là tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất đai.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã theo các bước thực hiện
quy hoạch:
1) Đánh giá công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản:
1.1) Đánh giá yêu cầu, mục đích và phê duyệt dự án:
Đánh giá lại yêu cầu cầu mục đích của việc đề xuất lập quy hoạch sử
dụng đất đai ở địa phương. Điều tra sơ bộ và xin ý kiến chỉ đạo của UBND và

2) Đánh giá điều kiện tự nhiên ,tài nguyên thiên nhiên,cảnh quan về môi
trường tác động đến việc sử dung đất.
- Đánh giá điều kiện tự nhiên: địa hình, địa mạo,khí hậu, thủy văn, nguồn
nước.
- Đánh giá các nguồn tài nguyên: tài nguyên đất (thổ nhưỡng), tài nguyên
rừng, tài nguyên khoáng sản…
- Đánh giá về cảnh quan và thực trang môi trường sẽ có nhiều nét khác nhau
13
Chuyên đề tốt nghiệp
về điều kiện tự nhiên, những điều kiện này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc sử
dụng đất đai tại địa bàn. Vì vậy đánh giá là một tất yếu khách quan để có
được những thông tin số liêu chính xác mang tính khoa học để tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của địa phương.
Đánh giá điều kiện tự nhiên ở đây là vị trí địa lý của địa phương so với
các trục đường giao thông, các trung tâm kinh tế chính trị văn hóa quan trọng
để từ đó thấy được những lợi thế và han chế trong việc phát triển kinh tế - xã
hội do vị trí đị lý mang lại. Và còn xem xét, đánh giá đăc điểm khí hậu, chế
độ thủy văn và các tài nguyên như đất, nước, khoáng sản…để thấy được các
ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến vấn đề phát triển sản xuất và sử dụng
đất.
3) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế- xã hôi tác động đén việc sử
dụng đất của xã:
- Đánh giá về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tác động đến
việc sử dụng đất.
- Đánh giá thực trạng của các ngành nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp.
- Đánh giá về tình hình dân số, lao động, việc làm, mức sống dân cư.
- Đánh giá thực trạng về cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, điện nước, y
tế, giáo dục, văn hóa, thể thao…
Đánh giá các điều kiện kinh té - xã hội đó là thực trạng phát triển của các

khác nhau tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương.
15
Chuyên đề tốt nghiệp
Xây dựng kế hoạch sử dụng từng loại đất đai cho từng giai đoạn nhằm
đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của
từng ngành trên địa bàn xã, đồng thời đánh giá hiệu quả và đề xuất các giải
pháp thực hiện quy hoạch. Thông tư số 106/QHKH-RĐ ngày 15/04/1991 về
hướng dẫn lập quy hoạch phân bổ đất đai: “ Phạm vi của quy hoạch là phân
bổ đất đai cho các ngành, xác định được rõ vị trí, số lượng, mục đích sử dụng;
còn việc sử dụng, áp dụng biện pháp kỹ thuật đầu tư và hiệu quả đầu tư do
quy hoạch chuyên ngành đảm nhiệm. Đối tượng mà quy hoạch phân bổ đất
đai tác động tới là lãnh thổ cá đơn vị hành chính: xã (phường, thị trấn…),
huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), tỉnh chứ không phải là các xí
nghiêp sản xuất nông lâm nghiệp, hợp tác xã hay các vùng kinh tế”.
6) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy
hoạch,sử dụng đất và trình duyệt:
Thẩm định và phê duyệt quy hoạch sử dụng đất của đơn vị cấp xã như
sau:
Bước 1: quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã khi xây dựng xong trình UBND
cấp xã nghiệm thu chỉnh sửa.
Bước 2: UBND xã gửi báo cáo tổng hợp quy hoạch sử đất đai cho HĐND
huyện thông qua.
Bước 3: UBND xã trình UBND cấp huyện phê duyệt. UBND huyện có trách
nhiệm phê duyệt sẽ lập hội đồng thẩm định và tổ chức hội nghị thẩm định
(thành phần gồm: chủ tịch là trưởng phòng địa chính huyện và đ¹i diện các cơ
sở, ban ngành của cấp huyện)
Hồ sơ thẩm định gồm có:
* Tờ trình của UBND cấp xã kèm theo nghị quyết của HĐND cùng cấp thông
16
Chuyên đề tốt nghiệp

dụng đất cấp xã cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính với phân tích
định lượng.
2) Phương pháp kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô
Phân tích vĩ mô là nghiên cứu sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn bộ
nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng mối quan hệ giưũa
sử dụng đất và với các yếu tố hạn chế. Phân tích vi mô được thực hiện với đối
tượng nghên cứu là sử đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoặc từng
nghành nhằm xác định mối quan hệ giữa thay đổi động thái sử dụng đất với
các nhân tố hạn chế.
3) Phương pháp cân bằng tương đối
Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch sử dụng đất là quá trình điều
chỉnh sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông
qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng
sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Quá trình phát triển của kinh tế - xã hội,
sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó, quy
hoạch sử dụng đất là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất
luôn được điều chỉnh và các vấn đề được xử lý nhờ phương pháp phân tích
động.
4) Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin
học trong quy hoạch sử dụng đất
Các phương pháp toán kinh tế và dự báo áp dụng trong quy hoạch sử
18
Chuyên đề tốt nghiệp
dụng đất là quá trình linh hoạt và sáng tạo nhưng rất phức tạp. Dự báo sử
dụng tài nguyên đất luôn chịu sự ảnh hưởng của hai nhóm yếu tố:
+ Nhóm nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội: bao gồm việc sản xuất lương
thực, thực phẩm; sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp; phân bố công nghiệp,
xây dựng, giao thông, thành phố, các khu dân cư nông thôn, khu du lịch, đất
quốc phòng, an ninh, rừng, đất chưa sử dụng…
+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật: gồm kỹ thuật canh toác, làm đất, tưới tiêu,

I.1.2. Địa hình, địa mạo:
Cao Thắng có địa hình đồng bằng bằng phẳng, mang nét đặc trưng của
địa hình vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, chủ yếu là các chân ruộng
vườn và vườn thấp.
20
Chuyên đề tốt nghiệp
I.1.3. Khí hậu:
Cao Thắng có khí hậu mang nét đặc trưng của vùng đông bằng châu thổ
sông Hồng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm phân thành bốn mùa
Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng
4 đến tháng 9 và mưa rất ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình 23,3
0
C
+ Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.300 - 1.700 mm/năm
+ Số ngày nắng trung bình từ 180 - 200 ngày/năm
+ Độ ẩm trung bình từ 81- 87%.
Điều kiện khí hậu, thời tiết của xã rất ôn hòa, mang đặc điểm của vùng
đồng bằng sông Hồng thuận lợi cho sinh trởng và phát triển của nhiều loại cây
trồng, vật nuôi tạo điều kiện phát triển cho nông lâm nghiệp.
Chế độ thuỷ văn:
Sông Cửu An (dài 7 Km) là ranh giới phía Bắc và phía Tây của xã,
không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích
gieo trồng mà còn thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông.
Có thể nhận định đất đai, địa hình, khí hậu như vậy cho phép xã phát
triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ
và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
1.2. Các nguồn tài nguyên:
1.2.1. Tài nguyên đất:
Đất của xã Cao Thắng hình thành trên nền Biển cũ được hệ thống sông

công sức và không ít trong số đó đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc. Trong
lao động sản xuất, họ là những người cần cù, sáng tạo đã để lại cho hậu thế
những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông xa, ngày nay Đảng bộ, nhân
22
Chuyên đề tốt nghiệp
dân Cao Thắng đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế
mạnh của mình xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh, các tệ nạn xã
hội căn bản được đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập các văn hoá phẩm
xấu không còn cơ hội trỗi dậy. Việc cưới hỏi ma chay, lễ hội vào nề nếp theo
nếp sống văn hóa. Đến nay xã đã xây dựng được 1 thôn đạt danh hiệu thôn
văn hoá trong tổng số 5 thôn.
1.3. Cảnh quan môi trường:
Nhìn chung môi trường sinh thái huyện Thanh Miện nói chung và Cao
Thắng nói riêng khá trong lành, tuy nhiên hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt
cần được quan tâm. Xã chưa có bãi thải tập trung tại các thôn nên chất thải
sinh hoạt thải ra môi trường tự nhiên một cách tự phát, gây ảnh hưởng không
nhỏ đến môi trường tự nhiên và mỹ quan của làng xã. Bên cạnh đó quá trình
sử dụng thuốc và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều gây ảnh
hưởng xấu đến môi trường đất, nước.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà
nước từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân xã đã
sớm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của chính quyền các cấp đặc biệt là
Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã thành các chương trình, kế
hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa
phơng nhằm biến chủ trương chính sách của Đảng, của Hội đồng nhân dân xã
thành hiện thực. Nhờ vậy mà nền kinh tế của xã có sự chuyển biến rõ rệt và

* Chăn nuôi
Có bước phát triển khá, tổng đàn bò năm 2002 là 246 con, năm 2005 là
274 con, bình quân tăng 10 con/năm. Đàn lợn nhìn chung ổn định trong 5
24
Chuyên đề tốt nghiệp
năm qua ở mức 2.000 con/năm. Đàn gia cầm ổn định trong 5 năm qua ở mức
31.000 con/năm
Tổng giá trị thu được từ ngành chăn nuôi đạt bình quân 3,04 tỷ
đồng/năm, tăng 17,2% so với năm 2000. Chiếm tỷ trọng 22,88% trong giá trị
sản suất nông nghiệp.
Từ những số liệu trên cho thấy chăn nuôi của xã phát triển mạnh kể cả
về số lượng và chất lượng, đã xuất hiện những hộ chăn nuôi với số lượng lớn
theo quy mô công nghiệp. Công tác thú y được coi trọng hàng năm, triển khai
tổ chức tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đã hạn chế được dịch bệnh
lớn xảy ra nh dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm...
* Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi thả cá của xã là 29,03 ha chủ yếu là các ao hồ nhỏ, thùng
đào, thùng đấu được cải tạo tại các cánh đồng và một số diện tích do chuyển
đổi cơ cấu cây trồng từ một số diện tích trồng lúa có năng xuất thấp sang nuôi
trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn, giá trị thu
từ thuỷ sản đạt 2,0 tỷ đồng.
Qua đây ta nhận thấy Cao Thắng cần xem xét kỹ lưỡng việc chuyển đổi
đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp theo hướng tận dụng triệt
để không gian và hạn chế bố trí vào đất sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế
cao, việc chuyển đổi cần tập trung thành các khu lớn tránh sự manh mún gây
khó khăn trong khâu điều hành và xử lý vấn đề môi trường. Mặt khác xã cần
tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng những tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá
trị trên những khu đất cho hiệu quả kinh tế thấp.
2.2.2 Khu vực kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status