Tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Quy hoạch sử dụng đất đai Xã Thanh Giang - huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương” - Pdf 90

Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
TRƯỜNG.........................................
KHOA.............................................
LUẬN VĂN
Quy hoạch sử dụng đất đai Xã
Thanh Giang - huyện Thanh Miện -
tỉnh Hải Dương
1
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bổ các
khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc
phòng. Đất là vật thể chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh trong đó có tác
động của con người. Độ phì nhiêu của đất, sự phân bổ không đồng nhất, đất
tốt lên hay xấu đi, được sử dụng có hiệu quả cao hay thấp tuỳ thuộc vào sự
quản lý Nhà nước và kế hoạch, biện pháp khai thác của người quản lý, sử
dụng đất.
Công tác quy hoạch và kế hoạch phân bổ sử dụng đất đã được Hiến
pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: "Nhà nước thống nhất
quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích
và có hiệu quả" (Điều 18, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992).
Đất đai được tạo thành trong tự nhiên. Đất đai là một phần của vỏ Trái
Đất. Song về sở hữu quốc gia thì đất đai được gắn liền với chủ quyền lãnh
thổ.
Đất đai là có hạn, con người không thể sản xuất được đất đai mà chỉ
có thể chuyển mục đích sử dụng từ mục đích này sang mục đích khác. Đất
đai có độ màu mỡ tự nhiên, nếu chúng ta biết sử dụng và cải tạo hợp lý thì
đất đai không bị thoái hoá mà ngược lại đất đai lại càng tốt hơn.
Sử dụng đất đai phải kết hợp một cách đầy đủ, triệt để và có hiệu quả
cao nhất. Đất đai kết hợp với sức lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội

phù hợp với xu thế phát triển của xã hội.
Nắm được thực trạng cơ sở hạ tầng và đánh giá hiệu quả sử dụng của
người sử dụng trong giai đoạn quy hoạch.
3
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong công tác quản lý đất khu
nông thôn, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc
sử dụng đất và kết hợp hiệu quả sử dụng đất với hiệu quả môi trường.
Yêu cầu của đề tài:
- Quy hoạch sử dụng đất mang tính chất bao trùm và đi trước một
bước vì vậy yêu cầu phải phản ánh đúng thực tiễn, thể hiện tính khoa học,
khách quan, dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện và có tính xã hội cao.
- Chấp hành nghiêm pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.
- Tài liệu, số liệu phải tiến hành điều tra, khảo sát, bổ sung và làm
mới.
- Thể hiện tính khách quan khoa học chính xác đồng thời phải phù hợp
với phương hướng chung của huyện, tỉnh và phù hợp với các chính sách của
Nhà nước. Quy hoạch sử dụng đất nông thôn xã Thanh Giang - huyện Thanh
Miện - tỉnh Hải Dương phải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch có liên
quan dưới đây:
+ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của xã.
+ Chiến lược sử dụng đất đai của xã.
+ Quy hoạch các ngành trên địa bàn xã.
+ Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.
+ Tiết kiệm và bố trí hợp lý đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp.
+ Đảm bảo yêu cầu về an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường.
+ Kết hợp cải tạo cũ và xây dựng mới, sử dụng triệt để những cơ sở đã
có.

- Chương 2: Hiện trạng bố trí sử dụng đất đai tại xã Thanh Giang - Thanh
Miện - Hải Dương.
- Chương 3: Phương án quy hoạch đất đai xã Thanh Giang - Thanh Miện -
Hải Dương.
- Kết luận.
6
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
NÔNG THÔN
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ ĐẶC ĐIỂM
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
1. Khái niệm
Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng, quản lý đất đai nói chung, đất
đai nông thôn nói riêng một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả
cao nhất thông qua việc tính toán, phân bổ quỹ đất cho các ngành, cho các
mục đích sử dụng, cho các tổ chức và cá nhân sử dụng đất đai nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế- xã hội và tạo điều kiện bảo vệ đất đai, môi trường sinh
thái.
Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều
được đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai
tức là các thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp
với yêu cầu và mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng
những thành tựu khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả
sử dụng đất đai được thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường.
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên
phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước. Tính
kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai. Tính kỹ thuật thể hiện ở
các công tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ,

3. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn
8
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
Quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn có những đặc điểm sau:
 Quy hoạch sử dụng đất đai là một công cụ quản lý khoa học của Nhà
nước. Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai nhằm phục vụ cho nhu cầu của
người sử dụng đất đai và quyền lợi của toàn xã hội, góp phần giải quyết tốt
các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai, để sử dụng, bảo vệ đất và
nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, các mâu
thuẫn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nảy sinh trong
quá trình sử dụng đất ngày càng bộc lộ rõ rệt. Quy hoạch sử dụng đất đai
phải quán triệt luật pháp, chính sách và các quy định của Đảng và Nhà nước
liên quan đến đất đai.
 Quy hoạch sử dụng đất đai mang đặc điểm tổng hợp. Nó vận dụng
kiến thức tổng hợp của nhiều môn khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự
nhiên, khoa học kinh tế, khoa học xã hội. Mục đích của quy hoạch sử dụng
đất đai là nhằm khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất,
bao gồm sáu loại đất chính.
 Quy hoạch sử dụng đất đai có tính chất dài hạn và tính chiến lược.
Thời hạn của quy hoạch sử dụng đất đai thường từ 10 năm đến 20 năm hoặc
lâu hơn. Trên cơ sở dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế-
xã hội quan trọng như tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, nhu cầu và khả năng phát triển của các ngành kinh tế, tình
hình phát triển đô thị, dân số và cơ cấu lao động, ... , xác định quy hoạch
trung hạn và dài hạn về sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch phải phản
ánh được những vấn đề có tính chiến lược như: phương hướng, mục tiêu,
chiến lược của việc sử dụng đất đai; cân đối tổng quát nhu cầu sử dụng đất
đai của từng ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất đai và việc phân bố đất
đai; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụng đất đai; các
biện pháp, chính sách lớn. Quy hoạch sử dụng đất đai là cơ sở khoa học cho

- Luật Đất đai 1993 và bổ xung.
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng quy hoạch.
- Các văn bản pháp luật quy định về xây dựng quy hoạch có liên quan.
- Hiện trạng quản lý, bố trí sử dụng đất của vùng.
- Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của vùng.
- Quỹ đất đai của vùng và khả năng mở rộng quỹ đất.
- Khả năng đầu tư và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến.
- Lực lượng lao động của vùng.
- Nhu cầu về các loại sản phẩm đầu ra.
- Dân số, phát triển đô thị và các điều kiện về kết cấu hạ tầng.
IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG THÔN
Nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn bao gồm: quy
hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ; quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
và quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp.
1. Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm các loại sau đây:
 Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước.
 Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh.
 Quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện.
 Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
11
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ gồm toàn bộ diện tích tự
nhiên của lãnh thổ, trong đó có cả đất nông thôn và đất đô thị. Nội dung cụ
thể của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ là tuỳ thuộc vào cấp vị lãnh
thổ hành chính.
Quy hoạch sử dụng đất đai trên phạm vi cả nước là cơ sở cho quy
hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương. Việc
xây dựng quy hoạch căn cứ vào nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, kế hoạch
dài hạn phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và hệ thống thông tin tư liệu về

cầu phát triển kinh tế- xã hội của xã. Nội dung chủ yếu của quy hoạch sử
dụng đất đai cấp xã gồm:
Xác định mục tiêu cụ thể theo mục đích sử dụng các loại đất và các dự án.
Xác định nhu cầu sử dụng đất đai và cân đối quỹ đất đai cho các mục đích
sử dụng.
Phân bố quy mô, cơ cấu diện tích đất nói chung, và hệ thống kết cấu hạ
tầng, các dự án và các công trình chuyên dùng khác.
2. Quy hoạch sử dụng đất đai theo ngành
Quy hoạch sử dụng theo ngành bao gồm các loại:
 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
 Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
 Quy hoạch sử dụng đất các khu dân cư nông thôn.
 Quy hoạch sử dụng đất đô thị.
 Quy hoạch sử dụng đất chuyên dùng.
Quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ và quy hoạch sử dụng đất đai
theo ngành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai
theo lãnh thổ là cơ sở, định hướng cho quy hoạch sử dụng đất đai theo
13
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
ngành. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ phải đi trước một
bước. Quy hoạch sử dụng đất đai từng ngành phải phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành với nhau.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai của xí nghiệp
Tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp trong nông thôn như các doanh
nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp nông thôn, thương mại- dịch vụ
mà có nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp, nhằm sử dụng đất
đai có hiệu quả. Nói chung, nội dung quy hoạch thường bao gồm:
 Quy hoạch ranh giới địa lý.
 Quy hoạch khu trung tâm.
 Quy hoạch đất trồng trọt.

chính là 650,49 ha bằng 5,32% diện tích của huyện. Dân cư được chia làm 4
thôn: Thôn Đông ích, thôn Tiên Sơn, thôn Phù Tải, và thôn Đan Giáp. Dân
cư sống tương đối tập trung tại khu vực trung tâm xã tạo nên một thị tứ sầm
uất và sôi động. Trên địa bàn xã có tuyến tỉnh lộ 20
B
và huyện lộ 192 chạy
qua nên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu hàng hoá với
các vùng trong và ngoài huyện.
4. Khí hậu thời tiết:
Xã Thanh Giang mang đầy đủ tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều và có gió bão. Mùa đông lạnh khô hanh nhưng
cuối mùa có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.
B/ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI GÂY ÁP LỰC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI:
A. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ:
15
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
Thanh Giang là xã trung bình của huyện Thanh Miện với 8217 nhân
khẩu, mật độ dân số 1260 người/km
2
. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 20
B
chạy
qua trung tâm xã cùng với sự cần cù chịu khó và nhanh nhạy trong phát triển
kinh tế nên từ lâu ở đây đã hình thành 1 thị tứ sầm uất với lưu lượng hàng
hoá trung chuyển qua đây rất lớn, là đầu mối thu mua và vận chuyển các loại
hàng hoá nông sản phẩm cho các xã khu vực phía Nam huyện Thanh Miện.
Nền kinh tế phát triển đa dạng, ngoài nông nghiệp là mũi nhọn chủ yếu thì
tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển tương đối khá. Tổng thu nhập năm
2000 đạt 19,17 tỷ đồng với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ là 5,6 - 1,9 - 2,5. Bình quân thu nhập đầu người

và trung tâm các thôn. Ngành
17
Quy hoạch sử dụng đất xã Thanh Giang - Thanh Miện - Hải Dương
nghề chính là xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, mộc, nề, cơ khí nhỏ,
vật liệu xây dựng...; tiểu thủ công nghiệp thu hút một lực lượng lao động khá
lớn trong các thôn khoảng 310 người hình thành nên một cụm tiểu thủ công
nghiệp nhỏ, vừa giải quyết việc làm cho lao động dư thừa, vừa mang lại lợi
ích kinh tế không nhỏ cho xã.
3. Dịch vụ thương nghiệp:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị
trường, dịch vụ thương nghiệp cũng bắt đầu phát triển mạnh. Hiện tại xã có
chợ cùng với các hộ kinh doanh, buôn bán ven đường 20
B
tạo thành trung
tâm dịch vụ khá sầm uất nhất là dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ vật tư
nông nghiệp, nhu yếu phẩm cho đời sống hàng ngày của bà con nông dân.
Một số hộ dịch vụ đã liên kết kinh doanh trong và ngoài vùng nhằm tăng thu
nhập và tạo sự phát triển chung. Năm 2000 tổng thu từ dịch vụ đạt 5,0 tỷ
đồng chiếm 25% tổng thu GDP. Tổng số lao động làm dịch vụ thương
nghiệp hiện nay của xã là 160 người chiếm 4% tổng số lao động.
B/ VĂN HOÁ XÃ HỘI:
1. Dân số:
Năm 2000 dân trong xã là 8217 người trong đó khẩu nông nghiệp là
7860 người, khẩu phi nông nghiệp là 357 người, hình thành nên 2169 hộ gia
đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2000 là 1% với tổng số lao động trong
độ tuổi là 3760 người. Trong đó lao động nông nghiệp là 3300 người, lao
động dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp là 470 người.
2. Văn hoá xã hội:
Cùng với việc phát triển sản xuất; Đảng uỷ, Uỷ ban Nhân dân xã luôn
luôn quan tâm chăm lo đến đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân. Hoạt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status