Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020 - Pdf 20

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai đóng vai trò quyết định đối với sự sinh tồn của con người. Đất đai
là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại và tham gia vào hầu hết các quá trình
sản xuất vật chất của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý
giá. Đất đai là môi trường sống của con người và cả sinh vật, là địa bàn phân bố
dân cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng… Đất đai
là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu không thể thiếu của các ngành sản xuất,
nhất là ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp. Trong sản xuất Lâm nghiệp, đất đai
là tư liệu sản xuất chủ yếu, tính chất và độ màu mỡ của đất đóng vai trò quyết
định vào quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm. Với sản xuất Lâm nghiệp,
đất không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết mà còn là yếu tố
của sản xuất. Đất vừa là đối tượng vừa là tư liệu của sản xuất Lâm nghiệp. Vì vậy,
Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong sản xuất Lâm nghiệp và chỉ
có trong sản xuất Lâm nghiệp đất mới có được chức năng này.
Đất đai khác với các tư liệu sản xuất khác ở chổ nếu biết sử dụng thì không bao
giờ bị hao mòn mà lại tốt lên. Tuy nhiên, đất là nguồn nguyên liệu có giới hạn về số
lượng, cố định trong không gian. Do đó, việc quản lý sử dụng đất đai hợp lý có hiệu
quả bền vững đang là vấn đề qua tâm hàng đầu của mỗi địa phương, mọi quốc gia.
Trong những năm gần đây, việc thực hiện QHSDĐ có sự tham gia của người
dân bước đầu được áp dụng trên địa bàn Nông thôn miền núi nước ta. Từ đó người
dân có thể tự QHSDĐ của mình một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, bảo đảm
sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích xã hội và môi trường sinh thái.
Tuy nhiên, có thể thấy QHSDĐ cụ thể cho cấp xã hiện nay đang còn
nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu để đi đến hình thành cơ sở lý luận và
thực tiễn của công tác này. Bởi vì, việc lập quy hoạch phải được tiến hành từ
trên xuống và sau đó bổ sung, hoàn chỉnh từ dưới lên. Đây là quá trình có mối
quan hệ ngược, trực tiếp và chặt chẽ giữa tổng thể và cụ thể, giữa vi mô và vĩ
mô trong một hệ thống chỉnh thể.
QHSDĐ cấp xã là một yêu cầu rất bức thiết cần được tiến hành định kỳ nhằm
phát huy vai trò chỉ đạo của nó đối với sản xuất Lâm nghiệp, làm cơ sở cho công tác
1

nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã
Minh Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020”.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Từ thế kỷ XIX loài người đã bắt đầu nghiên cứu về đất. Kết quả của những
công trình nghiên cứu về phân loại xây dựng bản đồ và quản lý đất đai đã làm cơ sở
quan trọng cho việc quản lý và sử dụng đất đai, tăng năng suất trong SXLN
Từ những năm 1967, nhiều hội nghị về phát triển nông thôn và Quy hoạch
sử dụng đất đã được hội đồng nông nghiệp Châu Âu phối hợp với FAO tổ chức.
Các hội nghị đều khẳng định rằng quy hoạch các ngành sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến loại nhỏ,… phải dựa trên cơ sở quy hoạch đất
đai. Năm 1975, Wink đã phân 6 nhóm chính về dữ liệu của tài nguyên cần thu
thập cho Quy hoạch sử dụng đất như: khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng,
thủy văn đất, tài nguyên nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật
[3].
Năm 1988, Dent và nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về quy trình quy
hoạch. Ông khái quát QHSDĐ trên 3 cấp và mối quan hệ của các cấp khác nhau:
Kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng (xã,
thôn)
[4]
. Ông còn đề xuất trình tự quy hoạch (gồm 4 giai đoạn và 10 bước).
FAO đã đề xuất phương pháp trong nghiên cứu đánh giá đất đai và sử
dụng đất trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và có tính
đến hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. Quá trình đánh giá đất đai cua FAO
cơ bản gồm các bước: Xác định mục tiêu, thu thập số liệu, tài liệu liên quan, xác
định loại hình sử dụng đất, xác định và xây dựng bản đồ đất, đánh giá mức độ
thích hợp của loài hình sử dụng đất, xem xét tác động môi trường tự nhiên, kinh
tế xã hội, xác định loại hình sử dụng đất thích hợp.

[6]
:
- Sự tham gia của người dân trong những hoạt động thự thi QHSDĐ và
giao đất: đào tạo cán bộ, và chuẩn bị, hội nghị làng và chuẩn bị.
- Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và
xây dựng bản đồ sử dụng đất.
- Thu thập số liệu và phân tích.
- QHSDĐ và giao đất
- Xác định đất canh tác nông nghiệp.
4
- Sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển đất
nông lâm nghiệp.
- Mở rộng quản lý và sử dụng đất.
- Kiểm tra và đánh giá
Những tài liệu hướng dẫn trên là phương tiện tốt để tiến hành QHSDĐ
cho cấp xã theo phương pháp cùng tham gia.
1.2. Ở Việt Nam
1.2.1. Một số chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước liên quan đến
QHSDĐ cấp xã.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ
“Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm
bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia
đình và cá nhân sử dụng ổn định và lâu dài” (Điều 18)
[7]
. Luật đất đai năm 2003
quy định rõ 3 nhóm đất, trong đó nhóm đất nông nghiệp gồm 8 loại đất, nhóm đất
phi nông nghiệp gồm 10 loại đất và nhóm đất chưa sử dụng. Luật cũng đã quy định
cụ thể các quyền và trách nhiệm của người sử dụng. Tùy theo từng loại đất và mục
đích sử dụng mà được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng. Theo luật đất
đai thì quy hoạch và kế hoạch việc sử dụng đất đai là một trong 8 nội dung quyền

UBND cấp xã, phường, thị trấn. Mặc dù các văn bản pháp quy chưa quy định rõ
quyền hạn đầy đủ của cấp xã trong QHSDĐ nông lâm nghiệp, nhưng cũng đã
nêu rõ một số điểm quan trọng trong QHSDĐ cấp xã đó là:
Để tiến hành quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và
đồng cỏ, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống, trên địa bàn xã phải làm
rõ các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp như: Về loại đất nông nghiệp phải làm
rõ đất trồng cây hằng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp; các loại đất trong
nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đât chưa sử dụng. Về loại đất lâm nghiệp phải
làm rõ 3 loại đấ rừng: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng.
UBND xã tổ chức QHSDĐ của địa phương, thông qua HĐND và trình cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở QHSDĐ được phê duyệt UBND xã tổ chức cùng
nông dân trong xã tiến hành quy hoạch để lập kế hoạch xây dựng các dự án phát
triển của xã theo từng lĩnh vực. Ban Nông lâm – Địa chính của xã có trách nhiệm
phối hợp với các cơ quan để quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất, Quy hoạch và
lập kế hoạch xây dựng các dự án phát triển cấp xã.
Có thể nói, các văn bản chính sách của Nhà nước đề cập không nhiều đến
QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp xã nhưng quan điểm của Đảng và Nhà nước về
QHSDĐ nông lâm nghiệp tương đối rõ ràng. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã
chú trọng đến QHSDĐ nông lâm nghiệp cấp địa phương và coi QHSDĐ là nền
tảng cho các quy hoạch khác đồng thời là cơ sở cho giao đất, lập kế hoạch sử
dụng đất, xây dựng các dự án phát triển.
1.2.2. Các quan điểm, nghiên cứu và thử nghiệm liên quan tới QHSDĐ cấp xã.
Reichnberg (1992)
[14]
và các nhà nghiên cứu trong nước đều cho rằng Việt
Nam chưa có QHSDĐ. Quy hoạch nông nghiệp và lâm nghiệp cấp vĩ mô được
6
xây dựng trên cơ sở xem xét mọi khía cạnh của tất cả các ngành trong tương lai.
Vì vậy, việc tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp còn thiếu cơ sở thực hiện.
Reichnberg năm 1992, sau khi khảo sát 5 tỉnh trung tâm miền núi phía

QHSDĐ theo phương pháp cùng tham gia. Phương pháp QHSDĐ dựa trên công
7
cụ PRA, căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của người sử dụng đất, với cách
tiếp cận từ dưới lên tạo ra kế hoạch có tính khả thi cao hơn
[16]
. Tuy nhiên một số
mâu thuẫn giữa nhu cầu của cộng đồng và định hướng của Nhà nước và kế
hoạch của tỉnh, huyện cũng đã bộc lộ. Vấn đề này cũng được xuất hiện ở Yên
Châu tỉnh Sơn La. Vấn đề nghiên cứu ở đây là phương pháp QHSDĐ địa
phương sao cho phù hợp với chính sách về đất đai của Chính phủ và kết hợp hài
hòa với nhu cầu của cộng đồng.
Từ kết quả thử nghiệm ở Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Sông
Bé , Vũ Văn Mễ cho rằng quy hoạch cấp xã phải dựa trên tình trạng sử dụng đất
hiện tại, tiềm năng sản xuất của đất, các quy định của Nhà nước và nhu cầu
nguyện vọng của người dân,… xem xét mọi vấn đề liên quan đến đất đai và sử
dụng tài nguyên
[15]
. Cách tiếp cận này phù hợp với xu thế chung hiện nay về áp
dụng các phương pháp quy hoạch tổng hợp.
Trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm, năm 1996 cục kiểm lâm cho ra tài
liệu hướng dẫn “Nội dung trình tự tiến hành giao đất lâm nghiệp trên địa bàn
xã”
[17]
. Những yêu cầu về chuyên môn và phương pháp trong hướng dẫn này còn
mang nhiều phương pháp điều tra truyền thống, phù hợp với điều tra rừng trước
đây. Bản hướng dẫn này nên hoàn thiện ở những nguyên tắc và các phương pháp
cơ bản. Không nên hướng dẫn chi tiết dẫn đến ngộ sự nhận rằng việc QHSDĐ
nông lâm nghiêp cấp địa phương theo một chu trình cứng.
Trong khuôn khổ của chương trình hợp tác kỹ thuật Việt – Đức, dự án
phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà đã nghiên cứu và thử nghiệm phương

Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất
các giải pháp quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp bền vững.
2.1.2. Về thực tiễn
Đề xuất phương án quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp theo hướng
bền vững tại Xã Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy của nhà nước về đất đai,
chính sách bảo vệ và phát triển rừng; điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội
và nhân văn của xã; các cơ chế chính sách đã và đang áp dụng ảnh hưởng đến
quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp; một số mô hình sử dụng đất tại Xã
Minh Hóa, huyện Minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình. Trong đó tập trung nghiên cứu
sâu về đất nông lâm nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Xã Minh Hóa, huyện minh Hóa, Tỉnh Quảng Bình.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu đề ra, đề tài cần tiến hành nghiên cứu những
nội dung chính sau:
2.3.1. Phân tích điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội.
- Phân tích điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường như: vị trí địa lý, địa
hình địa mạo, khí hậu thủy văn, các nguồn tài nguyên, cảnh quan môi trường.
- Thực trạng phát triển kinh tế xã hội: Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
các ngành, dân số lao động, việc làm, thực trạng phát triển các khu dân cư, thực
trạng phát triển cơ sở hạ tầng.
2.3.2. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai và tiềm năng đất đai của xã.
- Tình hình đất đai: Đánh giá công tác quản lý nhà nước đất đai sau khi ban
hành luật đất đai đến nay, những mặt làm được và những mặt chưa làm được
10
- Hiện trạng sử dụng đất: Hiện trạng sử dụng các loại đất (nông nghiệp,
lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất chuyên dùng đất chưa sử dụng), từ đó
rút ra những luận định, kết luận về tính hợp lý, chưa hợp lý trong sử dụng đất.
- Biến động và tiềm năng đất đai: Căn cứ vào tình hình biến động quỹ đất qua

- Tài liệu về dân sinh kinh tế
+ Dân tộc, dân số và lao động
+ Tình hình sản xuất nông, lâm, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
+ Tình hình về phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm và các
công trình phục vụ khác)
2.4.2. Phương pháp điều tra chuyên đề
Sử dụng phương pháp điều tra chuyên đề đất và lập đia bằng phương
pháp điều tra trên ô điển hình để thu thập bổ sung số liệu cần thiết hoặc kiểm
chứng, chọn lọc các tài liệu, số liệu hiện có.
2.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo và đánh giá hiệu
quả sau khi thực hiện quy hoạch
2.4.3.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, số liệu.
Trên cơ sở tài liệu số liệu đã khảo sát ở các bước thu thập, tiến hành biên
tập, tổng hợp và phân tích.
2.4.3.2. Phương pháp phân tích dự báo
Trên cơ sở các kết quả thống kê, tổng hợp và phân tích được tiến hành
phân tích dự báo:
- Sự phát triển, sự biến động của các nhu cầu có liên quan đến mặt bằng
sử dụng đất tương lai.
- Đề xuất các giải pháp để đáp ứng các nhu cầu sử dụng đất nói chung và
đất sản xuất nông nghiệp trong tương lai.
2.4.3.3. Phương pháp công thức tính để đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện
quy hoạch.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu, tài liệu
Trên cơ sở tài liệu, số liệu đã khảo sát ở các bước thu thập, tiến hành
chỉnh lý, tổng hợp và phân tích các mặt:
12
+ Các biểu mẫu thống kê số liệu hiện trạng sử dụng đất, phân loại cây
trồng vật nuôi.
+ Diễn biến tài nguyên rừng, kinh tế hộ gia đình.

+ Phía Nam giáp xã Trung Hóa huyện Minh Hóa
+ Phía Tây giáp xã Quy Hóa huyện Minh Hóa
Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 3.406,24 ha
3.1.1.2. Địa hình
Xã Minh Hóa có địa hình đồi núi, bị chia cắt bởi nhiều khe suối cạn thuộc
lưu vực sông Rào Nậy. Phần lớn khu dân cư và đất sản xuất nằm giữa các thung
lũng được bao quanh bởi các dãy núi đá cao, núi đất trung bình ở phía Bắc và
phía Nam. Địa hình rộng, nghiêng dần về giữa. Các khu dân cư, đất cho SXNLN
manh mún độc lập cách xa nhau dẫn đến việc đi lại, sản xuất, quản lý xã hội gặp
nhiều khó khăn. Trên phạm vi lãnh thổ xã Minh Hóa có các kiểu địa hình sau:
- Kiểu địa hình núi thấp: 1.255 ha chiểm 36,96%
- Kiểu địa hình núi đá vôi: 316 ha chiếm 9,30%
- Kiểu địa hình đồi thoải: 1.083 ha chiếm 31,89%
- Kiểu địa hình thung lũng: 742 ha chiếm 21,85%
3.1.1.3. Thổ nhưỡng
Do đặc điểm kiến tạo địa chất, về thổ nhưỡng có các loại đất chính sau:
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch phân bố trên các vùng đồi
thấp đến trung bình. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, tầng đất khá dày (35 - 50
cm), đất tốt, không hoặc có độ đá lẫn rất thấp. Loại đất này có khả năng trồng các
loại cây như ngô, lạc, sắn, đậu các loại, cao su và các loại cây công nghiệp khác.
14
- Đất đỏ vàng phát triển trên đá Macma acid có thành phần cơ giới thịt
nhẹ, tầng đất mỏng (15 – 30 cm), kết cấu viên khô, khá cằn cỗi do bị rửa trôi,
bạc màu tập trung chủ yếu ở các đồi thấp.
- Đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá sa thạch phân bố xen kẽ ở các
vùng đồi thấp. Đất có độ dày trung bình (30 – 40 cm), có đá lẫn phù hợp cho
trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm.
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa là đất phù sa cổ không được bồi đắp do quá
trình canh tác lúa nước đã hình thành tầng glây. Loại đất này phân bố tương đối tập
trung ở những vùng đất thấp có độ màu mỡ trung bình thích hợp cho việc trồng lúa

0
C tập trung vào các tháng 5, 6, 7.
+ Độ ẩm trung bình không khí hằng năm là 80%
+ Tổng giờ nắng trung bình hằng năm là 1.689 giờ
+ Mức thoát hơi nước trung bình là 965 mm/giờ
Chế độ gió có sự thay đổi theo mùa rõ rệt. Hướng gió chiếm ưu thế là
hướng Tây Nam. Các tháng mùa đông xuất hiện gió mùa Đông Bắc. Về mùa hè
có gió Tây nam khô nóng.
Cũng như nhiệt độ không khí, nhiệt độ mặt đất các mùa đông cũng thấp
và đều nhỏ hơn 20
0
C trong khi đó mùa hè lại cao hơn 31
0
C.
Số ngày mưa trong năm khá lớn, lượng mưa đủ cung cấp nước cho cây
trồng. Tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm nên gây không
ít khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.1.5. Thuỷ văn
Xã Minh Hoá thuộc lưu vực đầu sông Rào Nậy
Theo hướng của địa hình, các khe, suối từ phía Bắc, phía Nam chảy dồn
về trung tâm xã, theo sông Rào Nậy chảy về hướng Tây rồi Tây Bắc tạo điều
kiện để xây dựng các công trình thuỷ lợi như khe nước Sạt, hồ Eo Hụ, hồ Khe
Cái,… luôn đảm bảo nước sinh hoạt và sản xuất.
3.1.1.6. Tài nguyên
- Tài nguyên Đất
Xã Minh Hoá có diện tích tự nhiên là 3.406,24 ha
Diện tích đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thuỷ sản là 2.335,96 ha chiếm 68,6% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó:
Đất sản xuất nông nghiệp 359,10 ha chiếm 10,5% Tổng diện tích tự nhiên
(bao gồm đất trồng cây hằng năm và đất trồng cây lâu năm); đất lâm nghiệp

yếu ở núi đất cao đến trung bình có địa hình tương đối hiểm trở và kiểu rừng này
thường có cấp trữ lượng IV.
∗ De (35%) + Trường (23%) + Dẻ (21%) + Trâm (12%) +… phân bố chủ
yếu ở núi đất thấp đến trung bình có địa hình khá thuận lợi và kiểu rừng này
thường có cấp trữ lượng V.
17
∗ Rừng thứ sinh nghèo tái sinh phục hồi sau khai thác kiệt có các loại cây
chủ yếu như dẻ, trâm, côm, ngát,… phân bố chủ yếu ở đồi núi thấp có địa hình
thuận lợi. Đây là kiểu rừng có hoặc chưa có trữ lượng.
Kiểu rừng trên núi đá vôi chủ yếu có các loại cây như trai lý, nghiến, lát
hoa, mun sọc,… nhưng trữ lượng rất thấp.
+ Rừng trồng chủ yếu là keo các loại, bạch đàn các loại, thông nhựa và
một số cây trầm hương được trồng phân tán để làm giàu rừng.
- Động vật
Do có cả kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và rừng thường
xanh trên núi đá vôi, mặt khác do vị trí địa lý liền kề và cùng hệ thống các khu
núi đá Phong Nha – Kẻ Bàng nên động vật rừng ở đây cũng phong phú và đa
dạng. Theo số liệu điều tra ban đầu, động vật rừng ở đây có trên 300 loài. Theo
phản ánh của nhân dân thì rừng ở đây có các loại như bò tót, vượn đen, rùa các
loại, nhiều đàn khỉ vàng, khỉ nước, đặc biệt là có đàn voọc quần đùi trắng với số
lượng trên 30 con thường xuất hiện trên các núi đá vôi.
Nhìn chung về điều kiện tự nhiên, đất đai và tài nguyên thiên nhiên của xã
Minh Hóa rất thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế đa dạng. Bên cạnh đó, đặc
điểm địa hình dốc, thượng nguồn, nhiều khe suối vì thế cần có biện pháp bảo vệ
đất hợp lý, chống xói mòn, sử dụng đất một cách khoa học thì mới khai thác có
hiệu quả đất đai và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững.
3.1.2. Điều kiện KTXH của xã Minh Hóa
3.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Là xã miền núi nhưng nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu là từ sản xuất nông
nghiệp và chiếm hơn 90% tổng thu nhập của xã

- Nuôi trồng thủy sản
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha chủ yếu là ao hồ nuôi cá
của các hộ gia đình cho năng suất bình quân hằng năm 2,2 tấn/ha.
Qua thực tế sản xuất của các hộ gia đình cho thấy: Để nâng cao đời sống
tinh thần cho nhân dân, giải quyết nhu cầu lương thực cần phải đáp ứng nhu cầu
về vốn, đẩy mạnh sản xuất, thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng
19
bằng những cây, con đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo vùng kinh tế hàng hóa tập
trung mở mang ngành nghề khai thác tiềm năng của địa phương là rất cần thiết.
3.1.2.2. Sản xuất lâm nghiệp
Tổng diện tích đất quy hoạch cho Lâm nghiệp là 1.975,94 ha chiếm
84,5% tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó:
- Rừng sản xuất 1.599,94 ha chiếm 80,79% tổng diện tích đất LN
- Đất rừng phòng hộ 376 ha chiếm 19,02% tổng diện tích đất LN
Trong những năm gần đây xã đã quy hoạch rừng sản xuất trồng các loại
cây keo như keo lá tràm, keo lai, keo tai tượng, hay các loại bạch đàn, thông 3
lá,... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đất Lâm nghiệp đã được giao khoán cho từng
hộ gia đình quản lý nên việc chặt phá rừng cũng giảm đi đáng kể so với trước đây.
3.1.2.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển. Trên địa
bàn xã có 29 hộ kinh doanh hàng tạp hóa thực hiện bán tận, mua tại, có 12 máy
xay xát lớn nhỏ chế biến nông sản, có 07 ô tô, 01 máy xúc mi ni, có 04 chủ sửa
chữa nhỏ xe đạp và xe máy, 03 máy cưa, 07 tổ mộc có máy liên hoàn và 13 tổ nề
hoạt động có hiệu quả và thu nhập cao.Nhìn chung các hộ kinh doanh dịch vụ
đều cho thu nhập khá, có chiều hướng phát triển tương đối ổn định tạo việc làm
và giải quyết việc làm cho một số lao động ngày càng nhiều.
Về thông tin liên lạc: Tại trung tâm xã có điểm bưu điện văn hóa xã đây
cũng là nơi truy cập internet cho nhân dân trong xã. Hầu như 73% cá nhân trong
xã đã có điện thoại di động và rải rác một số hộ gia đình lắp điện thoại bàn.
Nhiều cá nhân có máy vi tính bàn riêng cũng như máy vi tính xách tay đã nối

kênh cấp I đã được bê tông hóa, đập Khe Cái
750m
2
kênh cấp I cũng đã được bê tông hóa cùng với hệ thống kênh cấp II đủ
cung cấp nước cho các ruộng lúa cho làng Kim Bảng và thôn Tân sơn.
Đập nước Khe Rại và Cửa Truông cung cấp nước cho khu vực đồng lúa
của các thôn Lạc Thiện, Tân Thượng, Tân Trung trước đây có hư hỏng nhưng
trong năm 2010 đã khôi phục và đã cung cấp nước trở lại.
3.1.2.5. Dân số và lao động
Theo tài liệu thống kê năm 2010, toàn xã có 773 HGĐ với 3.476 nhân
khẩu, phân bố trong 9 thôn. Trong đó nam 1.732 người, nữ 1.744 người. Trung
bình mỗi hộ có 5,3 người.
Dân tộc: Dân tộc Kinh chiếm 100% dân số toàn xã.
Số người trong độ tuổi lao động 1.120 người chiếm 32,22% dân số. Trong đó
số lao động có việc làm thường xuyên 657 người, số lao động thiếu việc làm (trên
50% thời gian là nhàn rỗi) là 336 người, số lao động chưa có việc làm là 127 người.
Những năm gần đây, nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình vì
thế tỷ lệ dân số có xu hướng giảm dần. Tốc độ tăng dân số là 0,72% dự kiến mỗi
21
năm giảm trung bình 0,02%. Ước tính đến năm 2020 giảm còn 0,52%. Bình
quân hằng năm toàn xã có khoảng 15-20 cặp vợ chồng kết hôn.
Trong đó 89% số hộ sản xuất và thu nhập đời sống từ nông lâm nghiệp,
còn lại 11% số hộ thu nhập đời sống từ các ngành nghề khác.
Do địa hình đồi núi, dân cư trong xã sống không tập trung cho nên việc bố
trí các cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn. Nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn
lao động còn thiếu việc làm, trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật, tay nghề còn hạn
chế nên hiệu suất, năng suất lao động và khả năng tìm kiếm việc làm chưa cao.
Trong 3 năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân ngày càng được
nâng cao. Số sinh viên đi học ngành nghề ngày càng nhiều, có nhiều cử nhân
cũng như kỹ sư ra trường ngày một nhiều nhưng vẫn thất nghiệp do không có

hình xã có 1.975,94 ha đất LN và đã giao cho các HGĐ và các thôn 1.599,94 ha
đất để trồng rừng sản xuất và 376 ha đất rừng phòng hộ do xã quản lý. Diện tích
đất có khả năng SXLN (trong bảng các loại đất thuộc nhóm đất chưa sử dụng)
chưa được giao cho các tổ chức HGĐ để sử dụng.
- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 0,92 ha còn thấp so với tiềm
năng của xã có 192,28 ha đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Tổng diện tích tự nhiên của xã Minh Hóa là 3.406,24 ha theo số liệu kiểm
kê năm 2011 thì diện tích đưa vào khai thác sử dụng là 2.622,48 ha (chiếm 77%
tổng diện tích tự nhiên) đất chưa sử dụng còn lại là 783,76 ha (chiếm 23% tổng
diện tích tự nhiên của xã). Hiện trạng về cơ cấu sử dụng các loại đất chính năm
2011 của xã thể hiện qua biểu sau:
Biểu 3.1: Cơ cấu sử dụng các loại đất chính của xã Minh Hóa
TT Loại đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 3.406,24 100
1
Đất nông nghiệp
NNP 2.335,96 68,5
2
Đất phi nông nghiệp
PNN 286,52 8,41
3
Đất chưa sử dụng
CSD 783,76 7,3
3.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
23
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 2.335,96 ha, chiếm 68,5% tổng
diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và đất LN.
Biểu 3.2: Cơ cấu các loại đất nông nghiệp của xã Minh Hóa
TT Mục đích sử dụng đất Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

27,30 ha đã đưa vào khai thác thử nên chưa cho năng suất ổn định, cây hồ tiêu
khoảng 5,20 ha năng suất bình quân 1,5 tạ/ha, diện tích đất còn lại phân tán
trong các vườn HGĐ chủ yếu trồng cây ăn quả truyền thống như: Hồng xiêm,
vải, mít, bưởi, xoài,… nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp.
- Đất Lâm nghiệp
Xã Minh Hóa có 1.975,94 ha đất Lâm nghiệp, chủ yếu là rừng sản xuất,
100% diện tích rừng và đất rừng sản xuất này đã được giao khoán đền từng
HGĐ với thời hạn 50 năm
+ Đất rừng sản xuất chiếm 1.599,94 ha được giao cho các hộ gia đình theo
nghị định 02/NĐ-CP và quyết định số 163/QĐ. Trong đó có 70,31 ha đất trồng
rừng sản xuất chủ yếu trồng các loại Keo như: keo lai, keo tai tượng, keo lá tràm
nhưng chủ yếu là trồng keo lai vì nó đáp ứng yêu cầu của hai loại keo kia nên
cho hiệu quả kinh tế cao và rút ngắn được chu kỳ kinh doanh. Ngoài ra một số
HGĐ còn trồng hỗn loài hoặc thuần loài thêm giống cây bạch đàn.
+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 376 ha phân bố chủ yếu ở núi cao dốc
trên 30
0
và xung quanh đập nước Eo Hụ để chống sụt lở cũng như xói mòn đất.
Rừng này được trồng bởi dự án 661 với các loại cây chủ yếu là keo và bạch đàn.
3.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã có 286,52 ha nhưng diện tích chiếm
phần lớn là đất sông suối và mặt nước chuyên dùng còn các loại đất khác thì chỉ
có một phần diện tích nhỏ.
Biểu 3.3: Cơ cấu các loại đất phi nông nghiệp của xã Minh Hóa
TT Mục đích sử dụng Mã số Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
2 Đất phi nông nghiệp PNN 286,52 100
2.1 Đất ở OTC 29,00 10,12
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29,00 10,12
2.2 Đất chuyên dùng CDG 57,04 19,91
2.2.1 Trụ sở cq, ctrình sự nghiệp CTS 0,26 0,09


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status