Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè - tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010 - Pdf 20

MỞ ĐẦU

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây
dựng các khu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng ( Luật đất đai, 1993 ).
Chính vì vậy, đất đai cần phải quản lý chặt chẽ hơn và sử dụng làm sao có hiệu
quả lâu dài là một đòi hỏi trước mắt đối với sự phát triển kinh tế xã hội trước thềm công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Mặt khác, dân số ngày càng tăng, đất đai ngày càng khan hiếm mà nhu cầu sử
dụng đất vào các mục đích thì ngày càng nhiều làm cho diện tích đất ngày càng giảm so
với sự gia tăng dân số nhất là đất nông nghiệp. Đứng trước tình hình đó, quy hoạch sử
dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng: tại Điều 19, Luật đất đai 1993 khẳng định:
“căn cứ để quyết định giao đất, cho thuê đất phải dựa trên cơ sở quy họach và kế họach
sử dụng đất đai” và nhiều Công văn, Chỉ thị, Nghị quyết về công tác lập quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất. Nó tạo cho cơ quan Nhà nước quản lý tốt đất đai một cách khoa học,
hợp lý và tiết kiệm quỹ đất đai, tạo điều kiện cho đất đai đưa vào sử dụng bền vững
mang lại lợi ích cao nhất.
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới và phát triển đang tạo ra những bước đi và
sức tăng trưởng kinh tế xã hội rất cao, đồng thời áp lực về đất đai cũng thể hiện rất rõ.
Vì vậy, vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai phải được đưa ra làm cơ sở định hướng cho
sự phát triển.
Theo địa giới hành chính thì xã Hòa Hưng có 5 ấp, có vị trí địa lý thuận lợi, địa
hình tương đối bằng phẳng đất đai màu mở thích hợp cho sản xuất nông nghiệp.
Trước tình hình tỉnh Tiền Giang đã lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
cấp tỉnh, huyện và đang triển khai lập quy hoạch cấp xã
Do đó, đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng - huyện Cái Bè -
tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005 – 2010” được thực hiện nhằm mục đích:
- Hoạch định việc sử dụng đất phù hợp với các nhiệm vụ mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của xã đến năm 2010.
- Hoạch định việc sử dụng đất trên địa bàn xã ngày càng hợp lý tiết kiệm và
hiệu quả hơn.

Thật vậy, đất đai là điều kiện vật chất cần thiết để con người tồn tại và tái sản
xuất các thế hệ tiệp theo của loài người. Bởi vậy việc sử dụng đất đai có hiệu quả về
kinh tế xã hội, môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai bền vững là cần thiết và
quan trọng (Lê Quang Trí, 2001).
II. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất đai.
Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất, nước có hệ thống, tính
thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực
hiện sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất (Lê Quang Trí, 2000).
3
Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế xã hội có tính đặc thù nên
có nhiều quan điểm về quy hoạch sử dụng đất đai. Trong đó có hai quan điểm của Đoàn
Công Quỳ đưa ra:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai chỉ đơn thuần là biện
pháp kỹ thuật, thông qua đó người ta thực hiện các công tác sau:
+ Đo đạc vẽ bản đồ đất đai.
+ Phân chia khoảng thửa, tính toán diện tích.
+ Giao đất cho các ngành.
+ Thiết kế xây dựng đồng ruộng.
- Quan điểm thứ hai cho rằng quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng trên các
quy phạm pháp luật của nhà nước nhằm nhấn mạnh tính pháp chế của quy hoạch sử
dụng đất đai.
Có thể thấy rằng hai quan điểm trên chưa đúng và đầy đủ mà cần phải hiểu quy
hoạch sử dụng đất đai phải dựa trên ba cơ sở:
- Pháp chế: bảo đảm chế độ quản lý sử dụng đất đai theo pháp luật.
- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các hình thức tổ chức lãnh thổ hợp lý trên cơ sở
khoa học.
- Hiệu quả kinh tế: lợi ích kinh tế cần đặt ra khi đã thỏa mãn tính pháp chế trong
quy hoạch sử dụng đất đai (Đoàn Công Quỳ, 1997).
2. Mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất đai.

Nhưng để đảm bảo an toàn và sự phát triển của toàn xã hội cần phải đầu tư vào vùng
nghèo, lạc hậu, vùng sâu, vùng xa nhiều hơn để giảm bớt khó khăn và chênh lệch giữa
vùng giàu và nghèo, giữa vùng khó khăn và vùng thuận lợi, mặc dù biết trước hiệu quả
thấp hơn.
Trong nhiều trường hợp quy hoạch sử dụng đất đai buộc phải giảm tính hiệu quả
vật chất (tính thương mại) để đảm bảo tính công bằng và ổn định xã hội.
Theo Lê Quang Trí (2000) trong quy hoạch sử dụng đất đai muốn thực hiện các
mục tiêu có hiệu quả trong điều kiện đất hẹp người đông thì phải:
- Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại- tương lai và đánh giá một cách khoa học,
có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó.
- Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẫn trong sử dụng đất đai và giữa nhu
cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, giữa nhu cầu của thế
hệ hiện tại và những thế hệ trong tương lai.
5
- Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra cái cần thiết nhất cho
việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định.
- Quy hoạch sẽ tạo ra sự thay đổi đầy mong ước.
- Rút tỉa từ các kinh nghiệm.
3. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức
tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tập quán sản xuất bao gồm các yếu
tố:
- Đặc điểm khí hậu địa hình thổ nhưỡng.
- Hình dạng và mật độ thửa đất
- Đặc điểm thủy văn địa chất.
- Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên các yếu tố sinh thái.
- Mật độ cơ cấu phân bố điểm dân cư.
- Tùnh trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Trình độ phát triển các ngành sản xuất.
Để tổ chức sử dụng đất hợp lý đầy đủ và có hiệu quả cao kết hợp với bảo vệ đất,

là luật đất đai) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Điều 13: Xác định quy hoạch, kế hoạch hóa việc sử dụng đất đai là một trong 7
nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Điều 16: Quy định rõ trách nhiệm lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cụ thể
là:
- Chính phủ lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong cả nước.
- UBND các cấp ( tỉnh, huyện, xã) lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong địa
phương mình trình Hội đồng Nhân dân cùng cấp thông qua trước khi trình cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xét duyệt.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào nhiệm vụ và
quyền hạn của mình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cho ngành lĩnh vực mình
phụ trách để trình Chính phủ xét duyệt.
- Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương, cơ quan hữu quan giúp
Chính phủ và UBND các cấp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
Điều 17: Quy định nội dung quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai như sau:
- Khoanh định các loại đất nông, lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô
thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương và cả nước.
- Điều chỉnh việc khoanh định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước.
7
Điều 18: Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Quốc hôi quyết định quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cả
nước.
- Chính phủ xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- UBND cấp trên xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của UBND cấp
dưới.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai
nào đó thì có quyền cho phép bổ sung điều chỉnh quy hoạch kế hoạch đó.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (Hiến pháp, Luật đất đai) còn có

một hệ thống và những thông tin đạt được của từng bước sẽ cung cấp cho các bước kế
tiếp tạo thành một chuỗi thực hiện liên hoàn (FAO, 1993) có 10 bước gồm:
Bước 1: Thiết lập mục tiêu và các dữ liệu có liên quan.
Bước 2: Tổ chức công việc.
Bước 3: Phân tích vấn đề.
Bước 4: Xác định các cơ hội cho sự thay đổi.
Bước 5: Đánh giá thích nghi đất đai.
Bước 6: Đánh giá sự chọn lựa khả năng.
Bước 7: Lọc ra những chọn lựa tốt nhất.
Bước 8: Chuẩn bị quy hoạch sử dụng đất đai.
Bước 9: Thực hiện quy hoạch.
Bước 10: Theo dõi và xem xét chỉnh sửa quy hoạch.
3. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, huyện và xã ở Việt Nam.
3.1 Các bước thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh và huyện.
- Bước 1: Điều tra nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế,
xã hội của địa phương.
- Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động sử dụng đất của địa
phương đối với giai đoạn mười (10) năm trước.
- Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất
so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công
nghệ của địa phương.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện quy họach sử dụng đất kỳ trước
- Bước 5: Đánh giá kết quả thực hiện kế họach sử dụng đất kỳ trước.
- Bước 6: Định hướng dài hạn về sử dụng đất của địa phương.
9
- Bước 7: Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
- Bước 8: Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất.
- Bước 9: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
hoạch sử dụng đất.
- Bước 10: Lựa chọn phương án quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

- Bước 11: Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.
- Bước 12: Lập kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy họach sử dụng đất chi
tiết, kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu ( Thông Tư 30. Luật đất đai 2003).
3.3 Cơ sở để tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Để tiến hành lập quy hoạch cấp xã phải dựa trên các cơ sở sau:
- Phải có chỉ đạo của Nhà nước (Quyết định của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, huyện).
- Phải có đề nghị của cơ quan chuyên môn (Ngành Địa Chính).
- Phải có yêu cầu của Ủy ban Nhân dân xã.
- Quy hoạch sử dụng đất đai phải được thực hiện theo thông tư hướng dẫn số
106/QH-KH/RĐ ngày 15/04/1991 và công văn số 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998
Tổng cục Địa chính, Nghị định số 68/2001/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất đai (ngày
01/10/2001) (Dương Văn Long, 2000).
3.4 Các sản phẩm của dự án quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai kèm theo phụ biểu số liệu, các bản đồ hiện
trạng, quy hoạch và chuyên đề có liên quan.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
- Các bản đồ chuyên đề có liên quan (bản đồ đất, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ
đánh giá thích nghi đất đai...).
- Quy định về giao nộp sản phẩm: sau khi có quyết định phê duyệt của UBND
cấp huyện, hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã được nhân sao thành 3 bộ và giao
nộp tại:
+ UBND cấp xã 1 bộ.
+ Cơ quan Địa chính cấp huyện 1 bộ.
+ Sở Địa chính cấp tỉnh 1 bộ (Dương Văn Long, 2000).
11
4. Vai trò và nhiệm vụ của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Công tác lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai cấp xã có vai trò quan trọng đối

12
Để có thể nhận thức được đúng đắn vai trò quản lý nhà nước về đất đai trong
công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai, ta có thể quan sát sơ đồ các mối quan hệ trong
Hình 1.
Như vậy, về mặt pháp lý quy hoạch sử dụng đất đai theo cấp hành chính cả nước
(tỉnh, huyện, xã) có tính pháp lý đầy đủ và cao nhất. Các quy hoạch sử dụng đất đai của
các ngành phải tuân thủ và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cả nước và địa phương
các cấp. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất cấp dưới phải chi tiết hóa quy hoạch sử dụng
đất của cấp trên và là cơ sở để điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai cấp trên.

Hình 1: Sơ đồ quan hệ trong quy hoạch sử dụng đất (Lê Quang Trí, 1998).
6. Phương pháp tính các dự báo trong quy hoạch sử dụng đất đai.
6.1 Dự báo dân số.
N
t
= N
o
(1+k)
t
Trong đó:
N
t
: Số dân dự báo ở năm định hình quy hoạch.
N
o
: Số dân hiện tại.
k: Tỷ lệ tăng dân số bình quân.
t: Thời hạn định hình quy hoạch.
Từ công thức này dự đoán số hộ gia đình trong tương lai:
H

cả
nước
QHSDĐ
các ngành
cấp tỉnh
QHSDĐĐ
các ngành
cấp huyện
13
Số hộ cần đất trong quy hoạch.
H
c
= H
t
/đ + H
t
Trong đó: H
t
/đ là số hộ tồn động chưa có đất ở.
6.2 Dự báo nhu cầư đất ở cần bố trí thêm trong kỳ quy hoạch.
S
m
= H
c
* D
S
m
: Diện tích đất ở bố trí thêm trong kỳ quy hoạch (m
2
).

cây trồng giữa thị trường và kinh tế, sự thay đổi và các diễn biến cơ cấu cây trồng và kết
quả sử dụng đất khác đã xảy ra tương đối phức tạp và chưa theo hướng quy hoạch
chung trên quan điểm bảo vệ môi trường tự nhiên của đất và tính bền vững (Lê Quang
Trí, 1999). Sau đây là kết quả nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất đai ở một số tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long.
1. Cần Thơ.
Khi thực hiện quy hoạch Cần Thơ đã đạt được những kết quả sau:
Thống nhất điều chỉnh diện tích, ranh giới, phân chia diện tích sử dụng đất với
các loại đất: nông nghiệp, lâm nghiệp, đất đô thị, nông thôn. Diên tích đất Thành Phố
Cần Thơ sẽ tăng từ 5523,1ha vào năm 2000 lên 6200 ha vào năm 2010. Đáng kể nhất là
việc nâng cấp TP Cần Thơ trở thành Thành Phố loại I, là trung tâm đô thị Đồng Bằng
Sông Cửu Long, có cơ cấu kỹ thuật hạ tầng xã hội, kỹ thuật hạ tầng cơ sở, phúc lợi công
cộng, đảm bảo mức sống của người dân trong tỉnh (Hồng Thanh Hải 1999).
14
2. Vĩnh Long.
Theo nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất đai cho thấy đến năm 2010 cơ cấu sử
dụng đất ở Vĩnh Long như sau:
- Đất nông nghiệp: Đến năm 2010 diện tích đất nông nghiệp là 113416 ha (trong
đó đất trồng cây hàng năm còn 704623 ha, đất trồng cây lâu năm là 42374 ha). Trong
thời kỳ 1995 – 2010 dự kiến: Mở rộng diện tích đất nông nghịêp bằng cách khai thác đất
chưa sử dụng là 300 ha.
- Chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng, đất ở nông
thôn, đất ở đô thị và đất chưa sử dụng.
- Đất chuyên dùng: Tỷ lệ đất chuyên dùng của tỉnh đến năm 2010 là 8,49 % so
với năm 1995 là 3,51 %. Trong quá trình quy hoạch sẽ không bố trí đất chuyên dùng
(nghĩa địa) trong vùng đất cây hàng năm, hạn chế manh mún đất trồng lúa.
- Đất ở: Đến năm 2010 đất ở Vĩnh long chiếm 5,75 % so với năm 1995 tăng 0,85
%.
- Đất chưa sử dụng: Đến năm 2010 sẽ khai thác 539 ha vào mục đích: Nông
nghiệp, chuyên dùng, đất ở nông thôn và đất ở đô thị (Trần Thành Thắm, 2000).

Dựa vào phương án quy hoạch sử dụng đất đai, Tỉnh Tiền Giang đã đề ra kế
hoạch sử dụng đất đai từ năm 1997-2010 như sau:
Tổng diện tích tự nhiên thì cố định, nhưng trong đó cơ cấu các loại đất có sự
chuyển theo từng thời kỳ và có thể phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở lý
thuyết.
Phân bố sử dụng đất đến năm 2010:
- Đất nông nghiệp: 170971 ha, tiếp tục tăng diện tích đất nông nghiệp trên cơ sở
đất mới khai hoang.
- Đất lâm nghiệp: 4092 ha phát triển thêm rừng phòng hộ.
- Đất chuyên dùng: 21817 ha, chú trọng tăng cường các loại đất giao thông, thủy
lợi.
- Đất ở: 12267 ha, sự hình thành Thị Trấn, Thị Tứ ở nông thôn sẽ làm tăng đất ở
đô thị.
- Đất chưa sử dụng: 23642 ha, tiếp tục khai hoang vùng Đồng Tháp Mười và đưa
vào sử dụng cho đất lâm nghiệp (Huỳnh Văn Nhơn).
16
6. Trà Vinh.
Theo kết quả quy hoạch Huyện Cầu Ngang Trà Vinh cho thấy diện tích các loại
đất có nhiều thay đổi nhưng không đáng kể, trong đó cụ thể là: Diện tích nông nghiệp
giảm 1031,82 ha, diện tích đất lâm nghiệp tăng 333,62 ha, diện tích đất đô thị tăng 7,29
ha, diện tích đất nông thôn tăng 207,36 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm 325,98 ha,
diện tích đất chuyên dùng tăng 809,53 ha (Trương Văn Huy, 1999).
V. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU.
1. Vị trí địa lý xã Hòa Hưng.
Xã Hòa Hưng nằm về phía Tây huyện Cái Bè, cách thị trấn khoảng 24 km,
trên trục QL.1 nối liền các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đi TP.HCM, có vị trí
rất thuận lợi về giao thông thủy bộ, tiếp giáp với tuyến sông Tiền và được bao bọc
bởi xã Mỹ Lương và An Hữu, vị trí địa lý được xác định như sau:
- Tọa độ địa lý:
+ Từ 10

o
C.
17
- Mưa: Mùa mưa thường trùng với gió mùa Tây Nam mang nhiều hơi nước,
bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 10 âm lịch, lượng mưa trung bình hàng năm
1.438 mm ( xen kẽ vào tháng 7-8 AL có những đợt nắng nóng kéo dài còn gọi là
hạn bà chằn). Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường trùng với
gió mùa Đông Bắc mang đặc tính khô lạnh, có xen kẻ gió Đông Nam (gió chướng)
làm thời tiết mát mẽ, là mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
- Gió: Khu vực xã Hòa Hưng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
theo hai hướng gió chính trong năm.
+ Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển đông vào, có
vận tốc bình quân 2 - 3 m/s, gió mang nhiều hơi nước hình thành nên mây góp phần
tạo những trận mưa lớn.
+ Gió mùa Đông Bắc: Tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió có tần suất khá cao
trung bình 60-70%, vận tốc bình quân từ 2,8 m/s.
- ẩm độ: Trung bình trong năm là 82,5%, ẩm độ giữa các tháng trong năm
chênh lệch không đáng kể phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây
trồng.
3. Nguồn nước - Thủy văn.
- Với hệ thống nước ngọt phong phú quanh năm, được cung cấp chính từ con
sông Tiền ngang xã có chiều dài 10,25 km, cùng với khoảng 38 km sông rạch chằn
chịt ( sông vàm Cổ Lịch, Mỹ Hưng, rạch Sao, rạch Giồng, Mương Điều, Cả Sơn...)
tạo nhiều thuận lợi cho việc lưu thông tàu thuyền cũng như cung cấp nước tưới cho
sản xuất nông nghiệp.
- Khu vực dự án ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy triều từ sông Tiền với
chế độ bán nhật triều, một ngày có 2 đỉnh và 2 chân triều. Nhìn chung do chịu ảnh
hưởng của yếu tố dòng chảy thường gây nên tình trạng sạt lở ở phía tây và bạo
thành dãi bồi tụ ở phía đông của xã.
4. Địa hình.


Tổng diện tích tự nhiên 1540.34 100.00
19
CHỪA CHỔ ĐỂ BẢN ĐỒ ĐẤT20
CHƯƠNG II
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
I. PHƯƠNG TIỆN.
1. Bản đồ.
- Bản đồ giải thửa xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ đất xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 xã Hòa Hưng tỷ lệ 1/5000.
- Bản đồ hành chính xã Hòa Hưng.
- Bản đồ thổ nhưỡng xã Hòa Hưng.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai xã Hòa Hưng đến năm 2010
- Các bản đồ đơn tính như: bản đồ địa hình, bản đồ thời gian ngập, bản đồ độ sâu
ngập và bản đồ khả năng tưới.
2. Các tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
- Nghị định số 68/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 về quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất đai.
- Thông tư 1842/2001/TT-TCĐC ngày 01/11/2001 hướng dẫn thi hành Nghị định
68/2001/NĐ-CP về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Công văn 1814/CV-TCĐC ngày 12/10/1998 của Tổng cục Địa chính về việc
lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai.
- Luật đất đai năm 1993.
- Luật sửa đổi và bổ sung Luật đất đai năm 1998.
- Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật của nhà nước về đất đai.
- Thông tư 30. Luật đất đai 2003. Trình tự, nội dung và kế hoạch quy hoạch sử

- Bước 8: Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy
họach sử dụng đất.
- Bước 9: Lựa chọn phương án hợp lý về quy họach sử dụng đất chi tiết.
- Bước 10: Phân kỳ quy họach sử dụng đất.
- Bước 11: Xây dựng bản đồ quy họach sử dụng đất chi tiết.
- Bước 12: Lập kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu.
- Bước 13: Xác định các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- Bước 14: Xác định các giải pháp tổ chức thực hiên quy họach sử dụng đất chi
tiết, kế họach sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
22
2. Phương pháp.
2.1 Phương pháp điều tra cơ bản và thu thập thông tin.
- Thu thập tất cả các tài liệu, số liệu, bản đồ hiện có về điều kiện tự nhiên, kinh tế
xã hội, hiện trạng quản lý và sử dụng đất đai, các dự án, kế hoạch phát triển của các
ngành liên quan đến việc lập quy hoạch sử dụng đất đai trong xã (thu thập từ nguồn xã,
huyện và tỉnh).
- Tổng hợp các thông tin đã thu thập, đánh giá mức độ đầy đủ và độ tin cậy của
thông tin đã thu thập.
- Xác định các thông tin cần phải được chuẩn hóa, thu thập bổ sung và xây dựng
kế hoạch điều tra khảo sát thực địa.
2.2 Phương pháp đánh giá tình hình hiện trạng sử dụng đất đai.
Đánh giá hiện trạng sử dụng và biến động đất đai thông qua kết quả thống kê đất
đai hàng năm và tổng kiểm kê đất đai 5 năm trong xã. Dùng phương pháp thống kê,
phân tích để đánh giá hiệu quả sử dụng đất.
2.3 Phương pháp xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đai.
- Dùng phương pháp tính toán, tổng hợp để xác định yêu cầu sử dụng từng loại
đất trong thời kỳ quy hoạch.
- Tính cân đối quỹ đất đai để bố trí sử dụng, đáp ứng nhu cầu. Ưu tiên cho các
loại đất chuyên dùng và đất ở.
2.4 Phương pháp thực hiện và phân tích số liệu.

Về thương mại dịch vụ của xã Hòa Hưng khá phát triển ngoài chợ xã còn có
các hoạt động mua bán dọc theo tuyến Ql.1 gắn với khu bến phà, ngoài việc phục
vụ tiêu dùng trong nội xã còn lại là các hoạt động kinh doanh mua bán( dịch vụ ăn
uống, trái cây, bánh kẹo đặc sản của địa phương) đoạn giáp xã An Hữu phục vụ cho
khách vãng lai tạm dừng khi qua cầu Mỹ Thuận.
Chăn nuôi chủ yếu theo hộ gia đình, tận dụng phụ phẩm có sẵn, phong trào
chăn nuôi chủ yếu là gia súc, gia cầm, nuôi cá nước ngọt và trong ao mương vườn
theo mô hình kinh tế VAC , nuôi thủy sản dọc theo con sông Tiền, góp phần tạo thu
nhập khá cải thiện đời sống nhân dân.
- Cơ cấu giá trị sản xuất năm 2004 của 3 khu vực kinh tế xã Hòa Hưng đạt
khoảng:
Khu vực I: Chiếm tỷ lệ 63,45%.
Khu vực II: Chiếm tỷ lệ 12,07%.
Khu vực III: Chiếm tỷ lệ 24,48%.
25

Trích đoạn Cỏc quan điểm khai thỏc sử dụng đất 1 Khai thỏc triệt để quỹ đất. So sỏnh diện tớch, cơ cấu đất đai trước và sau quy hoạch. Quy hoạch đất trồng cõy lõu năm (cõy ăn quả). KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI.
Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status